Ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi
Hệ thống chuồng trại được đầu tư hiện đại, tự động hóa trong quy trình chăn nuôi khép kín, tuần hoàn theo hướng công nghiệp là những ứng dụng khoa học kỹ thuật mà các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại trên địa bàn tỉnh đang đầu tư áp dụng nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, phòng, chống dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh môi trường.
Trong thời gian qua, phong trào phát triển chăn nuôi tại xã Định Hòa, huyện Yên Định phát triển mạnh mẽ và đã tạo được vùng sản xuất hàng hóa lớn. Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn đã quy hoạch trên 20 ha vùng chăn nuôi tập trung, bước đầu các trang trại đã tạo nền tảng liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân, bảo đảm đầu ra có thị trường tiêu thụ ổn định. Tại đây, các hộ đã đầu tư lắp đặt các thiết bị máy móc hiện đại, xây dựng chuồng trại khép kín, quạt mát, hệ thống máng ăn, nước uống tự động hóa, xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh. Nhờ việc đầu tư xây dựng hệ thống đồng bộ nên việc phát triển chăn nuôi rất thuật lợi, trung bình mỗi năm mỗi trang trạih cho thu nhập hàng tỷ đồng.

Chị Vũ Thị Phượng, Trang trại chăn nuôi, xã Định Hòa, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Khi đầu tư các máy móc thiết bị đã mang lại hiệu quả trong quá trình chăn nuôi, giảm thiểu rủi ro và công lao động, giảm tác động xấu đến môi trường chăn nuôi, ngăn ngừa dịch bệnh".

Ông Lê Văn Tành, Phó Chủ tịch UBND xã Định Hòa, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Văn Tành, Phó Chủ tịch UBND xã Định Hòa, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Ngoài công tác xây dựng quy hoạch chăn nuôi, để phát triển chăn nuôi bền vững, địa phương còn đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân và khuyến khích áp dụng rộng rãi mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn".
Hiện nay trên địa bàn huyện Yên Định hầu hết các chủ trang trại chăn nuôi đã chủ động hơn trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Toàn huyện có 5 khu trang trại tập trung quy mô lớn tại các xã Định Hòa, Định Bình, Yên Phú, Yên Lâm và thị trấn Quý Lộc, trong đó có gần 100 trang trại chăn nuôi. Với mục tiêu xây dựng, phát triển vùng chăn nuôi tập trung, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế nông nghiệp hiện đại, huyện Yên Định tiếp tục tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân thuê đất, vay vốn đầu tư xây dựng trang trại; đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện ngày càng phát triển.


Ông Trịnh Xuân Quý, Trưởng phòng Nông nghiệp UBND huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Ông Trịnh Xuân Quý, Trưởng phòng Nông nghiệp UBND huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Thời gian qua, các trang trại chăn nuôi đã phát huy hiệu quả, các hộ đã đầu tư, tập trung ứng dụng công nghệ máy móc hiện đại… Trong thời gian tới huyện tập trung khuyến khích, tạo điều kiện tập huấn khoa học kỹ thuật để các hộ có điều kiện mở rộng và tập trung phát triển".
Tại huyện Quảng Xương, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi đã và đang được triển khai rộng rãi, nhiều giống gia súc, gia cầm có năng suất, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất, người dân mạnh dạn đầu tư các loại máy móc hiện đại... Nhờ đó, ngành chăn nuôi của huyện đã có những bước phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Toàn huyện có gần 20 trang trại chăn nuôi tập trung tại các xã Quảng Định, Quảng Hợp, Quảng Bình, Quảng Trường, Quảng Đức và thị trấn Tân Phong. Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, huyện khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, như ứng dụng công nghệ chuồng kín, máng ăn, nước uống tự động, đệm lót sinh học, sử dụng công nghệ xử lý chất thải... góp phần giảm chi phí, nhân công, gắn kết sản xuất với tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Anh Đoàn Đình Phúc, Xã Quảng Định, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong thời gian qua, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao, phòng dịch bệnh tốt".
Với việc chủ động đầu tư ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi, nên các trang trại đã phát huy được hiệu quả đem lại lợi nhuận cao. Hiện nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đều có quy hoạch các khu trang trại tập trung với quy mô lớn, xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư các dự án chăn nuôi theo hướng công nghệ cao.

Ông Trịnh Cao Sơn, Phó chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Ông Trịnh Cao Sơn, Phó chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Đối với ngành chăn nuôi, áp dụng khoa học công nghệ là rất quan trọng. Huyện đã áp dụng, quy hoạch trang trại tập trung, khuyến khích các hộ không chăn nuôi nhỏ, huyện đầu tư các hạ tầng để đảm bảo an toàn chăn nuôi".

Ông Nguyễn Mạnh Thìn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thạch Thành, tinh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Mạnh Thìn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thạch Thành, tinh Thanh Hóa chia sẻ: "Chúng tôi tiếp tục phối hợp với các đơn vị mở các lớp tập huấn để người dân học tập và áp dụng vào mô hình của gia đình, nâng cao hiệu quả".
Thời gian tới, ngoài sự chủ động của người chăn nuôi, thì các địa phương cũng cần tăng cường hơn nữa trong việc mở các lớp tập huấn, hướng dẫn người dân áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, xây dựng cơ sở hạ tầng, vùng chăn nuôi tập trung, để thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, xây dựng chuỗi liên kết giá trị, để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.


Vietnam Airlines và VNPT sẽ triển khai dịch vụ Internet trên tàu bay
Vietnam Airlines và Tập đoàn VNPT đã ký kết hợp đồng triển khai dịch vụ Internet trên tàu bay cho đội bay Airbus A350. Đây là bước tiến quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số và nâng cao chất lượng phục vụ ành khách của hãng hàng không quốc gia.

Sao Khuê 2025: Vinh danh 198 nền tảng, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc
Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam vừa tổ chức lễ vinh danh và trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 – một giải thưởng uy tín dành cho các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc nhất.

Thiếu cán bộ chuyên trách chuyển đổi số cấp xã
Xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số đang là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay; nhất là khi Trung ương đang chủ trương sắp xếp, tổ chức mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Tuy nhiên, việc thiếu cán bộ chuyên trách về chuyển đổi số đã khiến các địa phương, đặc biệt là cấp xã gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính quyền số.

Trung tâm dữ liệu quốc gia sẽ hoạt động vào ngày 19/8
Tại thông báo kết luận Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 vừa được Văn phòng Chính phủ truyền đạt, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Công an triển khai các giải pháp để đưa Trung tâm dữ liệu quốc gia đi vào hoạt động vào ngày 19/8/2025.

Cơ hội đáp ứng nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn
Trước làn sóng đầu tư công nghiệp bán dẫn đổ vào Việt Nam, Chính phủ đặt mục tiêu đào tạo 50 nghìn kỹ sư vi mạch từ nay đến năm 2030. Hàng loạt trường đại học mở ngành mới, nhiều chính sách ưu đãi được triển khai, thu hút sinh viên. Đây được xem là cơ hội vàng cho cả người học lẫn cơ sở đào tạo.

Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 71 sửa đổi, bổ sung, cập nhật chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Zalo – kênh kết nối thông tin hiệu quả tại cộng đồng dân cư
Hiện nay hầu hết các thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có các nhóm Zalo chung. Với khả năng kết nối nhanh, dễ dàng, Zalo đã được xem như một kênh trao đổi, tương tác thông tin hiệu quả giữa chính quyền với Nhân dân và giữa người dân trong cộng đồng dân cư.

Thông tin cá nhân, tài liệu doanh nghiệp Việt bị rao bán rộng rãi trên mạng
Báo cáo về tình hình nguy cơ an toàn thông tin tại Việt Nam năm 2024 do Công ty An ninh mạng Viettel công bố ngày 1/4 cho thấy số cuộc tấn công mạng, lộ dữ liệu, lỗ hổng bảo mật tiếp tục tăng.

Gần 17 tỷ lượt giao dịch không sử dụng tiền mặt đã được thực hiện tại Việt Nam trong năm 2024
Theo báo cáo tại hội nghị do Hiệp hội Ngân hàng vừa tổ chức: tính đến cuối năm 2024, Việt Nam đã có hơn 200 triệu tài khoản thanh toán cá nhân, tăng hơn 50% về số lượng so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy sự bùng nổ mạnh mẽ của loại hình thanh toán này.

Người bán hàng trực tuyến Việt Nam ứng dụng AI nhiều nhất Đông Nam Á
Báo cáo “Thu hẹp khoảng cách AI: Nhận thức và xu hướng ứng dụng AI của người bán hàng trực tuyến ở Đông Nam Á” do nền tảng Lazada vừa công bố cho thấy: Việt Nam và Indonesia dẫn đầu về mức độ ứng dụng AI trong thương mại điện tử ở Đông Nam Á.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.