Phát triển nguồn nhân lực số cho lĩnh vực thương mại điện tử
Theo báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), ước tính năm 2024, thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam đạt giá trị 22 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế số. Đi cùng với sự tăng trưởng thì việc phát triển nguồn nhân lực số đang là vấn đề mà các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử đang rất quan tâm.
Kinh doanh trong lĩnh vực quần áo thời trang, doanh nghiệp này rất chú trọng đến hoạt động thương mại điện tử. Hiện tại, công ty đang phát triển đồng thời 7 kênh bán hàng trực tuyến trên cả website, các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội. Để vận hành hiệu quả các kênh bán hàng trực tuyến này, công ty đã xây dựng một đội ngũ nhân sự gần 50 người; được đào tạo, tập huấn các kỹ năng, kiến thức phục vụ công việc.
Bà Lê Thị Hiền, Trưởng phòng Marketing hệ thống, Công ty TNHH Thời trang quốc tế Savani cho biết: "Từ năm 2024, chúng tôi đã đầu tư mạnh mẽ vào nguồn nhân lực và chuyên môn hóa cao gồm có: Đội ngũ xây dựng content, chạy quảng cáo; Đội ngũ sản xuất media, thiết kế hình ảnh; Đội ngũ livestream; Đội ngũ tư vấn chốt đơn online, telesalel; Đội ngũ vận hành sàn; Đội ngũ Đóng gói đơn hàng… Tùy vào mỗi vị trí sẽ có những yêu cầu đặc thù riêng về chuyên môn, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm. Nhờ vậy mà doanh thu bán hàng trực tuyến 10 tháng năm 2024 của chúng tôi tăng trưởng 300% so với cùng kỳ năm 2023".
Với sự phát triển của kinh tế số Việt Nam, thương mại điện tử được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), chỉ 30% nhân lực tại công ty cung cấp giải pháp thương mại điện tử được đào tạo chính quy về thương mại điện tử; 70% còn lại được tuyển dụng từ các lĩnh vực thương mại, quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin và một số ngành nghề liên quan. Điều này cho thấy nhu cầu của xã hội, doanh nghiệp đối với nguồn nhân lực về thương mại điện tử là rất lớn.
Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử - Kinh tế số, Bộ Công thương cho biết thêm: "Trong thời gian tới, các tổ chức từ Đảng, Chính phủ cần có các cơ chế chính sách, các trường thực thi các chính sách đó để đào tạo tốt hơn nguồn nhân lực số. Tốt hơn ở đây bao gồm cả về số lượng và chất lượng. Để đảm bảo được chất lượng thì trường cần phối hợp với các doanh nghiệp để đào taọ mang tính chất thực tế, công tư phải kết hợp thì sinh viên ra trường có thể đến làm cho các doanh nghiệp hay các tổ chức sử dụng lao động nói chung".
Theo báo cáo từ Sở Công thương Thanh Hóa, những năm gần đây, thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh đã có sự tăng trưởng khả quan, bình quân đạt trên 25% 1 năm. Các sở, ngành chức năng và các địa phương cũng đang triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ đào tạo, tập huấn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh về thương mại điện tử. Trong đó, chú trọng tập huấn cho người lao động các kiến thức pháp luật về thương mại điện tử, hướng dẫn kỹ năng livestream bán hàng, cách quảng bá thương hiệu, sản phẩm… nhằm gia tăng hiệu quả kinh doanh trực tuyến.
Ra mắt nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
Trong khuôn khổ Hội thảo Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) chính thức ra mắt nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
Thị xã Bỉm Sơn nỗ lực xây dựng chính quyền điện tử
Với quyết tâm xây dựng nền hành chính hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thị xã Bỉm Sơn đã và đang đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số đồng bộ, hiệu quả, tạo chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động.
Còn 143.000 thuê bao 2G đang bị khoá 2 chiều vì chưa chuyển lên 4G
Đến thời điểm này, cả nước còn 143.000 thuê bao 2G Only chưa chuyển lên 4G. Những thuê bao này đang bị khóa 2 chiều.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học
Trong giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin đã và đang là công cụ hỗ trợ cho các nhà trường trong công tác quản lý và giảng dạy. Thay vì sử dụng cách dạy, học tập truyền thống như trước kia, các trường học trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để giúp cho các tiết học thêm sinh động, cuốn hút hơn. Qua đó, giúp phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, phát triển toàn diện các kỹ năng của người học.
Đầu tư hạ tầng và đảm bảo an toàn để phát triển internet Việt Nam
Việt Nam chính thức gia nhập mạng internet toàn cầu năm 1997. Gần 30 năm qua, quy mô internet Việt Nam đã lớn hơn, kết nối internet ngày càng nhanh hơn và công nghệ ngày càng hiện đại hơn.
Ứng dụng mô hình nhà màng, nhà lưới vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
Với sự phát triển mạnh mẽ, khoa học công nghệ đang ngày càng đến gần hơn với người nông dân, tạo nên những thay đổi tích cực. Từ phương thức canh tác truyền thống, thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số mô hình sản xuất được trồng trong nhà màng, nhà lưới, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao và mở ra hướng đi mới, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Sản phẩm OCOP vươn xa nhờ công nghệ số
Sau 5 năm triển khai thực hiện chương trình, đến nay Thanh Hóa đã có 537 sản phẩm OCOP. Ngoài tiêu thụ qua các kênh truyền thống, việc quảng bá, kết nối tiêu thụ qua ứng dụng công nghệ số đã và đang khẳng định là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp, Hợp tác xã (HTX), các chủ thể lan tỏa thương hiệu trên môi trường không biên giới.
Tăng cường liên kết doanh nghiệp và nhà trường để phát triển nguồn nhân lực số
Theo thống kê sơ bộ, Thanh Hóa hiện có gần 340 doanh nghiệp công nghệ số, tăng 2,4% so với năm 2023. Sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp kéo theo nhu cầu về nguồn nhân lực công nghệ số. Để đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc, nhiều doanh nghiệp công nghệ số đã hợp tác với các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh để vừa tạo cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên, vừa đón đầu được nguồn nhân lực chất lượng tốt.
Ứng dụng công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng
Đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là giải pháp tối ưu để nâng cao tính cạnh tranh cho thương hiệu sản phẩm và sản xuất hiệu quả. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ, áp dụng các phương thức sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường vào sản xuất.
Sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam giảm hơn 57%
Số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam gây ra sự cố được Bộ Thông tin và Truyền thông ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý trong 10 tháng đầu năm nay là hơn 4.400 sự cố, giảm tới 57,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.