Phát triển rừng trồng theo tiêu chuẩn quốc tế
Thanh Hóa có gần 648 nghìn ha rừng và lâm nghiệp, chiếm trên 53% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Để nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường quản lý, cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC (chứng nhận quản lý rừng bền vững của Hội đồng Quản lý rừng thế giới) cho rừng trồng. Hướng đi này đã phát huy hiệu quả, giúp người trồng rừng nâng cao giá trị kinh tế, xã hội và bảo vệ được môi trường.
Gia đình ông Lê Duy Mơ, xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa có 7,26 ha rừng trồng. Trước đây, do trồng rừng tự do, không chú ý đến chất lượng cây giống, kỹ thuật chăm sóc… nên năng suất thấp, giá thành cũng không ổn định, thường xuyên bị thương lái ép giá. Năm 2016, gia đình ông được tham gia vào chuỗi liên kết rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế FSC, rừng của gia đình ông đã được quản lý chặt chẽ, được hợp tác xã quản lý rừng bền vững Thạch Thành hướng dẫn từ việc chọn cây giống đến việc tư vấn kỹ thuật chăm sóc nên năng suất, chất lượng gỗ được nâng cao.

Ông Lê Duy Mơ, Xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Khi gia đình tôi được triển khai trồng rừng FSC cảm thấy được nhiều hiệu quả, sau khai thác so với dự án khác cùng thời gian thì sản lượng gỗ và giá cả tăng từ 10-15%".

Ông Phạm Thành Đồng, Giám đốc Hợp tác xã quản lý rừng bền vững Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
Ông Phạm Thành Đồng, Giám đốc Hợp tác xã quản lý rừng bền vững Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Trong thực hiện chứng chỉ FSC không những về kinh tế, chúng tôi còn hướng về bảo vệ môi trường, tuyên truyền hướng dẫn người dân xử lý thực bì sau khai thác, đặc biệt là trừ cỏ, trừ sâu trồng xen. Ở đây các chuyên gia quốc tế yêu cầu bảo vệ môi trường và có diện tích trồng rừng phòng hộ 20 - 30%. Đến thời điểm bây giờ bà con có những hiểu biết về trồng rừng quốc tế, các xã Thạch Bình, Thạch Quảng... người dân biết xử lý thực bì, bảo vệ môi trường, chúng tôi tiếp tục tuyên truyền để bà con tham gia nhiều hơn".
Theo chia sẻ của các hộ dân, trồng và chăm sóc rừng theo tiêu chuẩn FSC giúp những người trồng rừng tiếp cận được với tiến bộ kỹ thuật, cách thức canh tác mới, xóa bỏ hẳn tình trạng trồng tự phát như trước đây, toàn bộ các khâu từ giống, sử dụng phân bón đến bao tiêu sản phẩm đều có hợp đồng rõ ràng.

Bà Bùi Thị Định, Xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Gia đình tôi tham gia trồng rừng thấy được nhiều thuận lợi, được chuyển giao khoa học kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy và bao tiêu sản phẩm cho gia đình nên gia đình cũng tích cực tham gia".

Ông Đoàn Duy Phương, Chủ tịch UBND xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
Ông Đoàn Duy Phương, Chủ tịch UBND xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Thực hiện trồng rừng tiêu chuẩn chúng tôi thấy các hộ đã nhận thức bảo vệ môi trường, không phun thuốc cỏ cháy, khi tham gia dự án kinh tế cao hơn, từ đó việc truy xuất nguồn gốc của các doanh nghiệp đi các nước Châu Âu sẽ tốt hơn, qua đó góp phần phát triển kinh tế của địa phương Thạch Bình".
Là đơn vị thực hiện chuỗi sản phẩm từ trồng rừng, thu mua nguyên liệu, chế biến, tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng cho người dân trên địa bàn huyện Thạch Thành, Công ty cổ phần Xuân Sơn đã xây dựng diện tích rừng tham gia chứng chỉ FSC của các hộ trồng cây keo tại 8 xã Thạch Cẩm, Thạch Sơn, Thạch Bình, Thạch Đồng... Đồng thời, mở các lớp tập huấn về trồng, chăm sóc, khai thác rừng và mời các tổ chức quốc tế về đánh giá, cấp chứng chỉ FSC cho các hộ. Nhờ đó, đến nay toàn huyện Thạch Thành đã có hơn 2 nghìn hộ đang trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC với tổng diện tích hơn 3.200 nghìn ha. Thạch Thành cũng là huyện đầu tiên trên địa bàn tỉnh tổ chức liên kết trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC.


Ông Trịnh Thái Sơn, Giám đốc Công ty cổ phần Xuân Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Trịnh Thái Sơn, Giám đốc Công ty cổ phần Xuân Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Công ty cũng cố gắng cùng bà con, vận động bà con trồng gỗ rừng để có nguyên liệu sản xuất, để đáp ứng các đơn hàng đã ký kết trước đó với các đơn vị. Mong rằng các cơ qua tuyên truyền cho bà con để doanh nghiệp mở rộng thêm diện tích rừng FSC để đơn hang mở rộng hơn và xuất sang các thị trường khó tính".

Ông Lê Nguyên Chất, Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Nguyên Chất, Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Chúng tôi đã phổ biến các quy định về trồng rừng gỗ lớn, hỗ trợ giống keo mô của UBND tỉnh, hỗ trợ bà con trồng rừng FSC, hướng dẫn các quy trình kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn dựa trên tập quán sinh hoạt của người dân. Bên cạnh đó cho người dân thấy được lợi ích kinh tế từ trồng rừng FSC trên địa bàn".
Được biết, trong giai đoạn 2016 - 2024, tỉnh Thanh Hóa có gần 28,5 nghìn ha diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC với trên 4.600 hộ tham gia; tập trung ở các huyện Thạch Thành, Thường Xuân, Quan Hóa, Cẩm Thủy, Quan Sơn, Vĩnh Lộc… Nhờ được cấp chứng chỉ FSC cũng như phát triển các mô hình sinh kế, nhiều hộ dân trên địa bàn miền núi Thanh Hóa đã vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ông Hà Xuân Lắng, Tổ trưởng tổ sản xuất tre luồng bền vững bản Sại, xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nhờ tham gia dự án chúng tôi được tập huấn bài bản, được hỗ trợ phân bón nên măng mọc nhiều hơn trước. Ngoài ra còn thường xuyên vệ sinh sạch sẽ rừng luồng. Đến nay giá bán luồng rất ổn định".

Bà Hà Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Bà Hà Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Khi tham gia vào sản xuất luồng theo tiêu chuẩn FSC làm thay đổi căn bản tư duy và quy trình sản xuất, tăng năng xuất và giá trị của cây luồng".
Trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục đẩy mạnh tích tụ tập trung đất lâm nghiệp để sản xuất gỗ hàng hóa; hình thành liên kết theo chuỗi giá trị trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm từ gỗ rừng. Tỉnh Thanh Hóa phấn đấu từ nay đến hết năm 2025, sẽ nâng diện tích vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng lên 125.000 ha, trong đó, có thêm 25.000 ha rừng trồng gỗ và 10 ha rừng tre, luồng, vầu được cấp chứng chỉ FSC.


Nguyên nhân hóa đơn tiền điện tháng 6/2025
Tháng 6 vừa qua, nhu cầu sử dụng điện của đa số các hộ đều tăng cao khiến số tiền phải nộp cũng tăng trông thấy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với trường hợp đăng ký biến động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và Môi trường thông báo về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động như sau:

Thu hút đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá tăng 15,6% so với cùng kỳ
6 tháng đầu năm, toàn tỉnh Thanh Hoá đã thu hút được 61 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 5 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký 12.904 tỷ đồng và 198,6 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ.

6 tháng đầu năm xuất khẩu ngành dệt may Thanh Hoá tăng 16% so với cùng kỳ
Những tháng đầu năm, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong quý 2 năm 2025 duy trì ở mức thấp
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong quý 2 cũng như nửa đầu năm 2025 tiếp tục duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều năm. Tuy nhiên, dòng tiền từ dân cư và doanh nghiệp vẫn tiếp tục chảy mạnh vào hệ thống ngân hàng.

Thu hút đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá tăng 15,6% so với cùng kỳ
6 tháng đầu năm, Thanh Hoá đã thu hút được 61 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 5 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 12.900 tỷ đồng và 198,6 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ.

Tưới tiết kiệm – Giải pháp hiệu quả, bền vững trong sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, nhiều trang trại, nông hộ trên địa bàn Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm trong sản xuất. Tưới tiết kiệm có ưu điểm là giảm công lao động, tiết kiệm phân bón và sử dụng nước hiệu quả. Giải pháp này cũng giúp áp lực do tình trạng hạn hán, tiết kiệm tài nguyên nước, hướng tới nền nông nghiệp thông minh, bền vững.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
Diễn ra từ ngày 1/7/2025, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 được thực hiện nhằm thu thập thông tin toàn diện về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và thực trạng phát triển nông thôn, phục vụ công tác điều hành, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Vì vậy, tỉnh Thanh Hoá đang tập chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tổng điều tra, đảm bảo thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, chất lượng.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững
Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.