Phát triển sản phẩm OCOP khu vực miền núi Thanh Hoá
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, đến nay khu vực 11 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá đã có 122 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao, 4 sao. Việc quan tâm phát triển sản phẩm OCOP đã mở ra hướng đi mới trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao.
Miến dong là nghề truyền thống có từ lâu đời ở xã Yên Lạc, huyện Như Thanh. Tuy nhiên, trước đây người dân chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế không cao.
Từ năm 2021, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp và thương mại Yên Lạc đã đầu tư liên kết, cao chất lượng cũng như đổi mới mẫu mã, bao bì sản phẩm. Qua đó, phát triển thương hiệu miến dong Yên Lạc trở thành sản phẩm hàng hóa, đạt chứng nhận OCOP 3 sao.


Ông Phạm Công Bảo, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp và thương mại Yên Lạc, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá
Ông Phạm Công Bảo, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp và thương mại Yên Lạc, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá, cho biết: "Mỗi năm sản lượng đưa ra thị trường khoảng 12 – 13 tấn, doanh thu 1,2 – 1,3 tỷ, mang lại hiệu quả kinh tế, tạo điều kiện công ăn việc làm cho người dân địa phương".
Khai thác những tiềm năng lợi thế về nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các huyện miền núi Thanh Hoá đã quan tâm khuyến khích tạo điều kiện cho các HTX, doanh nghiệp, cá nhân mở rộng các mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết để nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm. Đồng thời, ban hành cơ chế chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia xây dựng sản phẩm OCOP.

Đến nay, trên địa bàn 11 huyện miền núi của tỉnh đã có 122 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao, 4 sao, chủ yếu tập trung vào nhóm nông sản, thực phẩm, dược liệu và đồ uống. Các chủ thể tham gia chương trình đã chú trọng đầu tư máy móc, dây chuyền sản xuất mới, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như cải tiến mẫu mã, bao bì và tích cực tham gia các chương trình quảng bá, xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh.

Ông Vi Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá, cho biết: "Đối với phát triển sản phẩm hàng hoá đặc trưng. Đến nay, huyện Thường Xuân đã có 14 sản phẩm OCOP được các cơ sở thực hiện theo đúng quy trình chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm, khi đưa ra thị trường được người tiêu dùng hết sức ủng hộ, và tin cậy, hiện nay sản phẩm đó đã góp phần tích cực vào nâng cao đời sống cho người lao động trên địa bàn".

Ông Trần Văn Thắng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá
Ông Trần Văn Thắng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, cho biết: "Trên địa bàn huyện đã xây dựng được 4 sản phẩm đạt OCOP 3 sao, và 2 sản phẩm sẽ được công nhận trong năm nay tạo ra giá trị cho bà con trong sản xuất, trong thời gian tới tiếp tục vận động bà con mở rộng liên kết sản xuất, thành lập các tổ hợp tác để nâng cao giá trị sản phẩm".

Hiện nay, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh Thanh Hóa nói chung, 11 huyện miền núi nói riêng đã được các sở, ngành quan tâm, triển khai có hiệu quả. Đặc biệt, Hội chợ thương mại miền Tây Thanh Hoá là hoạt động thường niên được tỉnh Thanh Hoá tổ chức dành riêng cho khu vực 11 huyện miền núi. Đây là cơ hội để các địa phương miền núi đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP, từ đó hình thành các vùng sản xuất hàng hóa đặc trưng tiêu biểu, tạo động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

Tín dụng khởi sắc, nhiều ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025
Năm 2025 có thể là một năm cạnh tranh gay gắt trong ngành ngân hàng khi nhiều ngân hàng đã đặt ra mục tiêu lợi nhuận đầy tham vọng.

Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026
Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng đến hết năm 2026. Đây là bước đi nhằm hỗ trợ tiêu dùng, giảm chi phí đầu vào và kích cầu sản xuất kinh doanh trong bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều áp lực.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
Thanh Hóa hiện có tổng đàn gia súc, gia cầm trên 28 triệu con, đang được nuôi tại 1.082 trang trại và khoảng 740.000 hộ chăn nuôi. Để giảm thiểu tác động của chăn nuôi tới môi trường, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã khuyến cáo các địa phương, người chăn nuôi chú trọng xử lý chất thải, đồng thời ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi.

Phụ nữ Hà Trung khởi nghiệp, kinh doanh phát triển kinh tế nông thôn
Thực hiện đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Hà Trung đã giúp cho nhiều hội viên thực hiện thành công ý tưởng khởi nghiệp, kinh doanh. Từ khởi nghiệp, nhiều chị không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn tạo thêm nhiều việc làm, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Tập trung thu hoạch sắn nguyên liệu
Niên vụ sắn 2024 – 2025, tỉnh Thanh Hóa trồng được trên 14.358 ha sắn nguyên liệu, tập trung ở các huyện miền núi như Bá Thước, Như Xuân, Như Thanh, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Mường Lát. Hiện các công ty chế biến sắn đang tích cực phối hợp với các địa phương vùng nguyên liệu tập trung đẩy mạnh tiến độ thu hoạch sắn nguyên liệu theo kế hoạch.

Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt gần 46.130 tấn
Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết thuận lợi nên ngư dân trong tỉnh đã đẩy mạnh hoạt động khai thác, nuôi trồng. 3 tháng đầu năm nay, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt gần 46.130 tấn. Trong đó, sản lượng khai thác hơn 29.740 tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 16.390 tấn.

Phát triển nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ
Thanh Hóa hiện có trên 610 hồ chứa thủy lợi, thủy điện. Thời gian qua, người dân các địa phương trên địa bàn tỉnh đã khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế, sử dụng hiệu quả mặt nước để phát triển nghề nuôi cá lồng. Đến nay, mô hình này đã từng bước khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho Nhân dân.

Thanh Hoá: Xuất khẩu hàng hoá tiếp tục tăng trưởng
Theo báo cáo của sở Công thương, quý 1/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục tăng trưởng. Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu quý 1 ước đạt 1.461 triệu USD tăng 17,2% so với cùng kỳ.

Tập trung nguồn vốn cho vay chương trình nhà ở xã hội
Với nhiều hộ gia đình, việc sở hữu ngôi nhà là điều không dễ thực hiện. Nhờ vào nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, trong những năm qua đã có hàng nghìn hộ gia đình, đặc biệt là công nhân người lao động trên địa bàn Thanh Hóa thực hiện giấc mơ an cư để ổn định cuộc sống.

Thanh Hoá đẩy nhanh tiến độ đấu giá quyền sử dụng đất
Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản yêu cầu các cơ quan chức năng đẩy nhanh quá trình đấu giá quyền sử dụng đất đối với 12 dự án trọng điểm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.