Đường dây nóng: 0237 3721150

Phát triển sản phẩm OCOP ở miền núi Thanh Hoá

Sau gần 4 năm triển khai thực hiện, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã lan tỏa mạnh mẽ, góp phần đắc lực phát triển kinh tế tại các địa phương. Đặc biệt, ở khu vực miền núi, hiện nay có gần 60 sản phẩm được công nhận OCOP, đã mở ra hướng đi mới trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương, giúp người dân lựa chọn phương thức sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao. Từ đó, hình thành vùng sản xuất hàng hóa, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống Nhân dân.

Phương Chính - Thanh Sơn - Minh Tâm

21/11/2023 23:37

Là một trong những đơn vị đầu tiên của huyện Quan Hóa đăng ký tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, năm 2020, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Mường Ca Da, thành viên của Tổ Hợp tác bánh nhãn truyền thống Hồi Xuân, đã có sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao là bánh nhãn Mường Ca Da. 

Phát triển sản phẩm OCOP ở miền núi Thanh Hoá- Ảnh 1.

Đây là một trong những món ẩm thực truyền thống được người dân huyện Quan Hóa duy trì hơn 50 năm qua. Trước đây chủ yếu người dân sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thị trường tiêu thụ còn bó hẹp trong khu vực nội tỉnh. Từ khi được công nhận là sản phẩm OCOP, ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới mẫu mã, bao bì, tập trung quảng bá, giới thiệu sản phẩm, bánh nhãn Mường Ca Da đã tạo được uy tín và thương hiệu của mình. Hiện nay, bánh nhãn Mường Ca Da đã mở rộng thị trường tiêu thụ tới nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Chị Phạm Thị Kiều, nhân viên, công ty TTHH thương mại và dịch vụ Mường Ca Da, huyện Quan Hóa, Thanh Hóa

Hiệu quả ban đầu từ Chương trình OCOP mang lại đã tạo động lực để các địa phương của huyện Quan Hóa tiếp tục đặng ký và xây dựng sản phẩm đạt chuẩn OCOP. Trong 2 năm 2021 - 2022, huyện Quan Hóa có 4 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao gồm: măng khô, thịt bò sấy, chè tán ma, măng chua Piềng Cú. Năm 2023, mục tiêu của huyện phấn đấu có ít nhất là 2 sản phẩm đạt OCOP. Bên cạnh đó, huyện Quan Hóa đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn rà soát lại tiềm năng, lợi thế ở mỗi địa phương, tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân mạnh dạn phát triển các sản phẩm chất lượng cao của thôn, bản, hướng đến xây dựng sản phẩm OCOP. Việc khuyến khích các hộ dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển nhiều sản phẩm OCOP không chỉ góp phần khai thác thế mạnh của mỗi vùng, làm phong phú nguồn hàng hóa bản địa, mà còn là hướng đi mới trong việc tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng cao.

Bà Phạm Thị Phương, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, Thanh Hóa

Có trên 10 sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh, Như Xuân dẫn đầu 11 huyện miền núi khi thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP. Để có được số lượng sản phẩm đạt OCOP nhiều như vậy, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Như Xuân đã không ngừng tuyên truyền, hỗ trợ người dân tích cực khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để đăng ký thực hiện. Trong nhóm nông lâm nghiệp, trồng trọt là lợi thế lớn nhất của huyện Như Xuân. Từ diện tích đất vườn đồi sẵn có, cùng thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, nhiều hộ dân và các hợp tác xã lựa chọn đầu tư phát triển mô hình trồng cây ăn quả. Ngoài diện tích trồng ổi lê thì các loại cây có múi như cam, bưởi, chanh là những giống cây trồng chủ đạo, đang mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân. Đồng thời, với những cánh rừng tự nhiên sẵn có, nuôi ong mật được phát triển thành nghề mới của nhiều hộ dân.

Phát triển sản phẩm OCOP ở miền núi Thanh Hoá- Ảnh 2.
Phát triển sản phẩm OCOP ở miền núi Thanh Hoá- Ảnh 3.
Phát triển sản phẩm OCOP ở miền núi Thanh Hoá- Ảnh 4.

Từ đây, các hợp tác xã đã xây dựng những sản phẩm OCOP như: mật ong Hoa rừng Đức Lương, hay sản phẩm mật ong lên men... Bên cạnh đó, các sản phẩm từ các làng nghề truyền thống trước kia tưởng chừng đã mai một, nay nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, đã được khôi phục và phát triển trở lại. Các làng nghề đi vào hoạt động, không chỉ góp phần gìn giữ nghề truyền thống của cha ông, mà còn tạo ra được những sản phẩm đặc trưng của mỗi địa phương, mỗi dân tộc trên vùng đất Như Xuân, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương.

Ông Lê Tiến Đạt, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Như Xuân, Thanh Hóa

Thực tế cho thấy, ở khu vực miền núi xứ Thanh, sau khi Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP được triển khai, đã mang đến "làn gió mới" thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững. Nét nổi bật là trong quá trình thực hiện chương trình OCOP, việc lựa chọn các sản phẩm tham gia đều bám sát nhu cầu của thị trường và tiềm năng, thế mạnh sẵn có của mỗi địa phương. Nhiều sản phẩm là đặc sản, đặc trưng của vùng miền, trước kia chủ yếu chỉ sản xuất theo phương thức nhỏ lẻ, ít được quan tâm xây dựng thương hiệu. Khi tham gia chương trình OCOP, người dân đã có sự đổi mới trong tư duy, chuyển từ sản xuất quy mô nhỏ sang phát triển tập trung, quy mô lớn, biết áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng, xây dựng thành sản phẩm hàng hóa. Lợi thế của việc phát triển các sản phẩm OCOP là không chỉ quảng bá được sản vật địa phương đến với đông đảo người tiêu dùng, mà còn giúp nâng cao giá trị sản phẩm, gia tăng lợi nhuận cho người nông dân. Hiện nay, mỗi huyện miền núi đều xây dựng được từ 2 đến 3 sản phẩm OCOP. Hàng năm các huyện đều đăng ký chỉ tiêu xây dựng các sản phẩm mới, để tiếp tục có thêm nhiều hàng hóa có chất lượng phục vụ đời sống, phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Phát triển sản phẩm OCOP ở miền núi Thanh Hoá- Ảnh 5.

Những kết quả đã đạt được trong xây dựng sản phẩm OCOP sẽ là "đòn bẩy" để các huyện miền núi tiếp tục nỗ lực tuyên truyền, vận động người dân tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đề ra, chính quyền các cấp cần hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP; tăng cường quảng bá, giới thiệu thương hiệu cho từng sản phẩm; hỗ trợ phát triển nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm OCOP; hình thành chuỗi liên kết giữa sản xuất với thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Tin rằng, với sự quan tâm đúng mức của các cấp ủy, chính quyền, Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm " sẽ tiếp tục được mở rộng, đồng hành cùng Nhân dân các địa phương, góp phần tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng, an toàn. Từ đó, mở ra cơ hội nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc khu vực miền núi nói riêng và người dân trên địa bàn toàn tỉnh nói chung.


Nguồn: Chương trình tổng hợp dành cho ĐBDTTS/TTV

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân

07:00 , 24/07/2025

Bộ Tài chính vừa có dự thảo tờ trình về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân, áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2026.

Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới

Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới

07:00 , 24/07/2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Bảo vệ quyền lợi cho khách hàng vay vốn Agribank

Bảo vệ quyền lợi cho khách hàng vay vốn Agribank

08:52 , 23/07/2025

Ngoài việc đồng hành hỗ trợ người dân tiếp cận với các chương trình vay vốn ưu đãi, thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Hoá còn luôn quan tâm, hướng dẫn khách hàng tham gia bảo hiểm bảo an tín dụng của Agribank, qua đó giúp khách hàng giảm bớt khó khăn về tài chính khi không may gặp rủi ro trong cuộc sống.

Hơn 252.000 cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Hơn 252.000 cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

08:40 , 23/07/2025

Tính đến ngày 15/7, trên cả nước, số cơ sở kinh doanh đã đăng ký mới sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đã lên tới trên 252.000 cơ sở, gấp 2,4 lần so với cuối năm ngoái.

Đẩy mạnh thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa

Đẩy mạnh thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa

08:37 , 23/07/2025

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện nhiều hoạt động thúc đẩy thương mại điện tử và chuyển đổi số trong doanh nghiệp; tăng cường thực hiện đa dạng, hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại hiện đại phục vụ xuất nhập khẩu.

Chủ động tiêu úng và giải toả ách tắc dòng chảy

Chủ động tiêu úng và giải toả ách tắc dòng chảy

17:26 , 22/07/2025

Trước tình hình mưa lớn kéo dài gây ngập úng nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, các đơn vị thuỷ nông đã vận hành 100% máy bơm để kịp thời tiêu úng, bảo vệ cây trồng và sinh hoạt của nhân dân.

Hơn 5.400 ha diện tích nông nghiệp bị ngập trắng

Hơn 5.400 ha diện tích nông nghiệp bị ngập trắng

13:49 , 22/07/2025

Theo báo cáo của Công ty TNHH Một thành viên Thuỷ lợi Bắc Sông Mã, tổng lượng mưa bình quân tại các đơn vị công ty quản lý từ ngày 19/7 đến 10 giờ ngày 22/7 là 280 mm.

Vận hành điều tiết lũ hồ Yên Mỹ từ 11h ngày 22/7

Vận hành điều tiết lũ hồ Yên Mỹ từ 11h ngày 22/7

13:46 , 22/07/2025

Hiện nay, mực nước hồ Yên Mỹ hiện tại đang ở cao trình dương 17.22 m. Thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước Yên Mỹ, Công ty TNHH Một thành viên Sông Chu dự kiến vận hành điều tiết lũ hồ Yên Mỹ để duy trì mực nước theo Quy trình vận hành là dương 17.02 m

Phát lệnh báo động 1 trên sông Yên

Phát lệnh báo động 1 trên sông Yên

13:41 , 22/07/2025

Theo bản tin cảnh báo lũ của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, vào khoảng 12-14 giờ ngày 22/7 cảnh báo mực nước sông Yên tại trạm Thuỷ văn Chuối có khả năng đạt mức Báo động 1. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh phát lệnh báo động 1 trên sông Yên tại trạm Thuỷ văn Chuối, yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, phường Nông Cống, Thăng Bình, Trường Văn, Trung Chính, Thắng Lợi, Tượng Lĩnh, Quảng Chính, Tiên Trang, Quảng Yên, Quảng Ngọc, Ngọc Sơn, Các Sơn và phường Đông Sơn.

Ngành dệt may, da giày Việt Nam đẩy mạnh nội địa hóa và áp dụng công nghệ trong sản xuất

Ngành dệt may, da giày Việt Nam đẩy mạnh nội địa hóa và áp dụng công nghệ trong sản xuất

08:00 , 22/07/2025

Ngành dệt may, da giày Việt Nam đang đối mặt với áp lực từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ và yêu cầu khắt khe về phát triển bền vững từ EU. Để duy trì tăng trưởng, các doanh nghiệp đang mở rộng các thị trường mới, đồng thời đẩy mạnh nội địa hóa nguyên liệu và ứng dụng công nghệ nhằm minh bạch chuỗi cung ứng.