Phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP 3 sao tương Xuân Phả
Xuân Phả, nay thuộc xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, là làng cổ đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn 2 nghìn năm. Nơi đây có 5 điệu múa Trò Xuân Phả truyền thống đã được Nhà nước công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Vùng quê này còn nổi tiếng với 1 số đặc sản ẩm thực, trong đó có tương Xuân Phả.
Gọi là tương Xuân Phả vì đây là sản phẩm do người làng Xuân Phả làm ra. Xuân Phả có chợ Láng, từ xa xưa là nơi bày bán, lưu chuyển tương Xuân Phả đi khắp nơi, từ vùng này đến vùng khác.

Người dân làng Xuân Phả thường trồng Ngô và Đậu tương ở bãi bồi ven sông Chu, đây là 2 nguyên liệu chủ yếu làm nên sản phẩm Tương Xuân Phả cùng với muối sạch và nước sạch. Theo kinh nghiệm của người dân làng Xuân Phả: Đậu tương và Ngô sau khi được chọn kỹ, phải là đậu Tương ta hạt nhỏ, vàng và đều hạt. Đối với Ngô phải là Ngô tẻ, hạt mẩy vàng đều, đem phơi cho thật khô đủ độ ròn là có thể dùng được. Đậu và Ngô sau khi được phơi khô, chọn lựa kỹ đem rang bằng chảo gang trên bếp củi cho đến khi chín đều, có mùi thơm đặc trưng; không được rang chín quá, bị cháy sau này tương có màu không đẹp; còn nếu chưa chín thì khi pha, tương sẽ bị thối, hỏng.

Ngô và đậu sau khi được rang chín vàng đem say nhỏ bằng cối đá (ngày nay, một số hộ làm tương nơi đây, chủ yếu là những hộ làm bán đã áp dụng khoa học kỹ thuật - sử dụng máy xay nhằm giảm công lao động), bột Ngô thu được đem ủ mốc bằng cách trộn đều với nước sạch đạt đến độ ẩm nhất định, trải đều ra nong, nén chặt phủ lá dáng lên trên (phải là lá cây dáng hoặc lá nhãn thì mới lên nhiều mốc vàng ) từ 5-7 ngày sau mốc sẽ lên đều, nếu là mốc vàng thì có thể dùng được còn nếu lên mốc đen thì coi như mốc hỏng phải ủ lại mốc khác.

Sau 5-7 ngày khi mốc đạt yêu cầu, đem đậu tương đã xay vỡ hạt bỏ vào chum sành được xử lý vệ sinh, rồi cho nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn an toàn với tỷ lệ thích hợp ngâm và phơi dưới ánh nắng mặt trời từ 6-7 ngày; khi nước đậu đã được phơi nắng đủ thời gian trên thì cho mốc đã ủ giã nhỏ cùng muối sạch với tỷ lệ thích hợp khuấy hòa tan đều trong chum sành, sau đó tiếp tục phơi nắng từ 15-20 ngày là tương đủ độ chín cho ra sản phẩm dùng được.
Với nguồn nguyên liệu sẵn có được nhân dân tự trồng tại địa phương, sản xuất theo quy trình khép kín, không dùng hóa chất bảo quản nên tương Xuân Phả có mùi thơm đặc trưng, được dùng phổ biến làm nước chấm và kho nấu nhiều loại thức ăn trong bữa ăn dân dã hàng ngày. Sản phẩm bảo quản được từ 2-3 năm ở điều kiện ngoài trời không bị nước ngấm vào và không dùng đến hóa chất bảo quản.

Từ xa xưa đến nay, mỗi năm cứ đến dịp tháng tư, tháng 5, khi bắt đầu vào mùa nắng nóng, cả làng Xuân Phả và nay là cả xã Xuân Trường nhà nào cũng làm tương để sử dụng trong gia đình. Ngoài ra toàn xã còn có hàng chục hộ gia đình làm tương quanh năm để bán cho bà con các xã trong vùng. Đặc biệt với mong muốn phát triển làng nghề truyền thống của quê hương, từ năm 2016 cơ sở Lâm Dũng chuyên sản xuất tương Xuân Phả đã đi vào hoạt động, mỗi năm làm ra trên 10 nghìn lít tương xuất bán đi nhiều nơi trong và ngoài tỉnh.

Đặc biệt, sản phẩm Tương Xuân Phả (còn gọi là tương Xuân Pha) của cơ sở sản xuất Đỗ Xuân Dũng, xã Xuân Trường đã được các cấp kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm, công bố chất lượng sản phẩm và đã đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Ngày 06/4/2021 tương Xuân Phả (còn gọi là tương Xuân Pha) của cơ sở đã được UBND tỉnh xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao. Đây là cơ sở và điều kiện thuận lợi để tương Xuân Phả tiếp tục mở rông quy mô sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ.


Thông báo mời doanh nghiệp tham dự Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp năm 2023
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có thông báo mời các doanh nghiệp đang hoạt động, đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh tham dự Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp năm 2023.

Agribank Thanh Hoá tự hào chặng đường 35 năm xây dựng và phát triển
Năm 2023, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Thanh Hoá tự hào tròn 35 năm tuổi. Trong suốt 35 xây dựng và phát triển, Agribank Thanh Hoá đã cung ứng nguồn vốn tín dụng kịp thời, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

CPI quý I/2023 ước tăng 4,2 - 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2023 của cả nước ước giảm 0,1% - 0,2% so với tháng trước. Song bình quân quý I/2023, CPI đã tăng khoảng 4,2 - 4,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Phát triển các mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng ở miền núi
Nhiều năm qua, ngành Nông nghiệp Thanh Hóa đã tranh thủ các chương trình, dự án của tỉnh và Trung ương, kêu gọi các doanh nghiệp triển khai một số mô hình nghiên cứu và trồng dược liệu dưới tán rừng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, góp phần bảo vệ bền vững đa dạng sinh học rừng, mở ra hướng phát triển sinh kế mới cho người dân miền núi.

Nỗ lực thực hiện mục tiêu sản xuất công nghiệp 2023
Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức do bất ổn chính trị thế giới, lạm phát kinh tế và giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, tuy nhiên, quý 1/2023, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn duy trì đà tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước. Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động thích ứng linh hoạt và tập trung nguồn lực đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tiếp tục phục hồi và tăng trưởng.

70.000 tỷ đồng để cho vay sản xuất kinh doanh mới với lãi suất chỉ từ 7%/năm
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa công bố dành tới 70.000 tỷ đồng để cho vay sản xuất kinh doanh mới với lãi suất chỉ từ 7%/năm.

Thanh Hoá: Quý 1/2023, giá trị xuất khẩu hàng hoá đạt gần 940 triệu USD
Thông tin từ sở Công thương Thanh Hoá cho biết, quý 1/2023, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 939,4 triệu USD, bằng 79,4% so với cùng kỳ.

Đẩy mạnh các hoạt động kích cầu tiêu dùng
Hiện nay các kênh bán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang chủ động triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng, nhất là đối với các sản phẩm hàng Việt Nam.

Các huyện miền núi Thanh Hoá khắc phục khó khăn xây dựng nông thôn mới
Tỉnh Thanh Hóa xác định chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững là chương trình trọng tâm để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững ở khu vực miền núi. Cùng với các chính sách khuyến khích hỗ trợ của tỉnh, cấp ủy Đảng, chính quyền các huyện miền núi đã có những giải pháp tích cực để huy dộng mọi nguồn lực thực hiện chương trình này. Những kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới đã và đang góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi.

Lực lượng thú y tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hoá, do tác động của thời tiết, từ những tháng đầu năm 2023 đến nay trên địa bàn một số địa phương lân cận như Nghệ An, Hà Tĩnh và Ninh Bùnh đã xuất hiện dịch lở mồm long móng, tụ huyết trùng trâu bò và tái phát dịch tả lợn Châu Phi. Nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm AH5N1, H5N6 từ các nước khác sang Việt Nam và vào Thanh Hoá cũng rất cao. Trước thực tế đó, cùng với chính quyền địa phương và các hộ chăn nuôi, lực lượng thú y trên địa bàn toàn tỉnh đã và đang tích cực triển khai nhiều biện pháp để phòng, chống, không để dịch lây lan, bùng phát.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.