Phẫu thuật chuyển giới có cải thiện chất lượng sống?
Nghiên cứu mới sử dụng bảng câu hỏi khảo sát đặc hiệu cho chuyển giới để đánh giá sức khỏe của những người đã tiến hành phẫu thuật ấn định lại giới tính.

Theo ước tính gần đây, hiện có 1,4 triệu người chuyển giới sống ở Mỹ, chiếm khoảng 0,6% dân số nước này.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy người chuyển giới nói chung có chất luợng sống thấp hơn so với quần thể chung.
Tỷ lệ trầm cảm cao, mưu toan tự tử và lạm dụng chất gây nghiện đã được ghi nhận ở những người chuyển giới.
Đối với nhiều người chuyển giới, chất lượng sống sẽ cải thiện sau khi họ chuyển đổi. Việc ấn định lại giới tính thường là thiết yếu đối với cuộc sống của họ, với chức năng tâm lý xã hội tốt hơn, các mối quan hệ ổn định hơn, mức độ hài lòng và hạnh phúc cao hơn được báo cáo bởi nam giới và phụ nữ đã chuyển đổi giới tính.
Mới đây, các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Đại học Essen ở Đức đã lần đầu tiên phát triển một bản câu hỏi về chất lượng cuộc sống dành riêng cho những người chuyển giới đã phẫu thuật ấn định lại giới tính.
Nhóm các nhà khoa học - do TS. Jochen Hess dẫn đầu - đã thiết kế và xác thực "Bảng câu hỏi chất lượng sống Essen ". Họ đã sử dụng nó để đánh giá chất lượng cuộc sống và sự hài lòng của 156 người đã phẫu thuật chuyển giới từ nam thành nữ.
Kết quả nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị của Hội tiết niệu Châu Âu lần thứ 33, tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch.
70% hài lòng với hình thể và chức năng sau phẫu thuật
TS. Hess và các cộng sự đã khảo sát 156 người, tất cả đều đã phẫu thuật ấn định lại giới tính trung bình 6,61 năm trước khi nghiên cứu. Khảo sát bao gồm những câu hỏi mở về "sự hài lòng chung, hình thể, và chức năng" của người tham gia với việc phẫu thuật.
Những người tham gia cũng được hỏi về sức khỏe tâm lý xã hội và chất lượng sống, trong đó chất lượng sống được đánh giá ở hai thời điểm khác nhau trong suốt quá trình chuyển đổi giới tính.
Nhìn chung, 71% những người tham gia cho biết cảm thấy rất hài lòng với kết quả hình thể và chức năng sau phẫu thuật, với 76,2% người tham gia nói rằng họ có thể đạt được cực khoái.
Trên 80% số người tham gia báo cáo rằng họ tự nhìn nhận mình là phụ nữ, và 16% cho biết họ cảm thấy "là phụ nữ nhiều hơn".
Các tác giả kết luận: "Chúng ta có thể thấy sự cải tiến rõ rệt về chất lượng sống nói chung và chất lượng sống dặc trưng cho chuyển giới và các nguồn lực tâm lý xã hội ở nhóm chuyển giới trong quá trình chuyển đổi giới tính ".
"Tuy nhiên, nói chung những người chuyển giới có chất lượng sống thấp hơn và có ít nguồn lực tâm lý xã hội hơn so với những người không chuyển giới. Chúng tôi thấy khoảng ba phần tư bệnh nhân có chất lượng sống tốt hơn sau phẫu thuật".
Những điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu
Theo các tác giả, đây là nghiên cứu đầu tiên khẳng định lợi ích tâm lý xã hội của phẫu thuật chuyển giới ở hầu hết mọi người.
Tuy nhiên, các tác giả cũng lưu ý một số hạn chế của nghiên cứu, bao gồm tỷ lệ bỏ dở cao (từ tổng cộng 610 người đã phẫu thuật, chỉ có 156 người được đưa vào nghiên cứu) và thực tế là dữ liệu được thu thập từ một trung tâm duy nhất.
"Tuy nhiên," Dr. Dr. Hess lưu ý, "giờ đây chúng ta đã có công cụ đặc hiệu đầu tiên để đo lường chất lượng sống ở bệnh nhân chuyển giới, hy vọng điều này có nghĩa là chúng ta có thể tiếp tục thu thập thông tin tốt hơn để giúp cải thiện điều trị"
"Điều rất quan trọng là chúng ta có những dữ liệu tốt về chất lượng sống ởnhững người chuyển giới", ông tiếp tục. "Họ thường có chất lượng cuộc sống kém hơn so với dân số không chuyển giới, với tỷ lệ stress và bệnh tâm thần cao hơn, do đó thật tốt là phẫu thuật có thể thay đổi điều này, mà bây giờ chúng ta còn thấy rằng nó có hiệu quả tích cực . "
"Cho đến bây giờ," TS. Hess kết luận, "chúng ta đang sử dụng các phương pháp chung để tìm hiểu chất lượng sống ở những người chuyển giới, nhưng phương pháp mới đồng nghĩa với việc chúng ta có thể giải quyết vấn đề tốt hơn”.
Cẩm Tú/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Các bệnh viện đảm bảo cấp cứu và điều trị dịp nghỉ lễ
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài tới 5 ngày. Trong những ngày nghỉ, các bệnh viện trong tỉnh vẫn thường trực 24/24 giờ ở tất cả các bộ phận, đảm bảo thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân kịp thời.

Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư, nâng cao hiệu quả điều trị
Ung thư là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, số ca mắc mới và tử vong do ung thư không ngừng gia tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Song, một điểm sáng trong cuộc chiến chống ung thư chính là việc sàng lọc và phát hiện sớm có nhiều khả năng điều trị thành công cao hơn, giảm tỉ lệ tử vong, bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ người bệnh.

Tổ chức tốt cấp cứu, khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Y tế các bộ, ngành về việc bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Nguy hại từ trào lưu uống nước chanh liều cao
Thời gian gần đây, trào lưu uống nước cốt chanh liều cao vào buổi sáng khi bụng đói để thanh lọc cơ thể, thải độc và chữa bệnh đang lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội và nhiều người làm theo. Nhiều video, hình ảnh, bình luận chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, hướng dẫn mọi người cách uống nước cốt chanh, uống thật nhiều, uống liều cao với niềm tin có thể "tiêu tan" mọi loại bệnh. Liệu trào lưu này có thực sự tốt cho sức khỏe? Và để làm rõ vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Quang Trung, Phó Trưởng Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá.

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX ngày 28/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.

Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được
Tuần lễ Tiêm chủng thế giới năm nay diễn ra từ ngày 24/4 đến 30/4/2025 với khẩu hiệu "Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được". Mục tiêu hướng đến việc ngày càng nhiều trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và cộng đồng được bảo vệ khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.

Yêu cầu rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc tại các bệnh viện
Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu các bệnh viện rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có các sản phẩm không phải là thuốc để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý theo quy định.

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng
Tình hình nóng gay gắt với nền nhiệt cao khiến cho các loại thực phẩm rất dễ bị hư hỏng, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho học sinh. Vì vậy, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cải tạo cơ sở vật chất, điều chỉnh lịch bán trú để phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ
Hiện đang là thời gian cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng và các bệnh về tiêu hoá… Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè, không để lây lan, bùng phát trong nhà trường.

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Để tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, trên cơ sở đề xuất nhu cầu vaccine, phạm vi triển khai chiến dịch vaccine phòng, chống dịch sởi của các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Theo đó, tiếp tục mở rộng đối tượng, tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.