Phiên chợ hạnh phúc
Vào mỗi cuối tuần, nhiều người ở thành phố Thanh Hoá lại đưa con đến tham gia phiên chợ hạnh phúc để tham quan và trải nghiệm mua sắm những điều tốt đẹp và hạnh phúc. Hoà mình vào không gian phiên chợ, với các gian hàng đa dạng thân thiện, các hoạt động trải nghiệm nghệ thuật, gặp gỡ các ca sĩ, nghệ sĩ, hot tiktoker, được cùng nhau tham gia thử thách… để gắn kết các thành viên trong gia đình thêm bền chặt hơn
Cuộc sống hiện đại, mỗi thành viên trong gia đình sẽ được tiếp xúc nhiều với các thiết bị công nghệ, với nhiều kiến thức mới ở trong và ngoài nước, điều đó rất tốt cho sự phát triển trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, có một thực tế là trong nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại, sự gắn kết của các thành viên trong gia đình có phần lỏng lẻo hơn.

Chính vì lẽ đó, những hoạt động giúp gắn kết gia đình, nhân lên sự yêu thương giữa các thành viên là điều hết sức cần thiết. Với những hoạt động cần có sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên sẽ thêm bền chặt, con trẻ được phát triển cả vật chất lẫn tinh thần, tiếp thu cái mới nhưng không lãng quên truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc, những điều làm nên cội nguồn và nhân cách con người Việt Nam.
Phiên chợ hạnh phúc là hoạt động thường niên được tổ chức vào mỗi cuối tuần tại thành phố Thanh Hoá, với những hoạt động văn hoá đặc sắc mang đến bức tranh thu nhỏ của đời sống với những nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Phiên chợ hạnh phúc có nhiều gian hàng, với những mặt hàng đa dạng, phong phú đem lại cho phiên chợ một không gian truyền thống y như một phiên chợ miền quê thật sự. Mỗi gian hàng mang một vẻ đẹp khác nhau, từ gian bán quà ngon, gian bán rau củ quả, gian bán tò he, gian hàng xin chữ thầy đồ,… đều toát lên sự giản dị những vẫn hết sức tinh tế, thổi được cái hồn quê hương, giúp người tham dự được trải nghiệm một không gian chân thực và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Múa rối nước (hay còn được gọi là trò rối nước), là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian độc đáo, sáng tạo mang đậm nét truyền thống của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, ra đời cùng lúc với nền văn hóa Đại Việt. Không chỉ đơn thuần là điều khiển con rối trên mặt nước, loại hình này là sự kết hợp của ca, múa, nhạc, tích, diễn, hề cùng những hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, khói, lời giáo trò, câu thoại qua lại, âm nhạc... tất cả tạo thành tiết mục múa rối đặc sắc, sống động, chân thực và giàu cảm xúc. Ở phiên chợ hạnh phúc, những người tổ chức cũng đã thiết kế một sân khấu nhỏ với phong cách dân dã, gần gũi nhất dành cho bộ môn nghệ thuật này.
Phiên chợ hạnh phúc, đúng như tên gọi của nó đã đem đến cho các thành viên tham dự những nụ cười và niềm hạnh phúc gắn kết. Sẽ thật ý nghĩa khi phiên chợ sẽ là điểm hẹn cho các gia đình vào mỗi cuối tuần, để sự gắn kết giữa các thành viên thêm bền chặt.

Không gian xanh yên bình
Nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 30km, vườn dâu rộng lớn của gia đình chị Thuỳ Dung, ở xã Thọ Ngọc, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa là địa điểm check in vô cùng “hot” trong thời gian gần đây bởi không gian xanh với những bụi dâu chín mọng đang vào mùa thu hoạch.

Chờ đón Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 với cuộc tranh tài của các đội đến từ 10 nước
Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 12/7, với chủ đề “Đà Nẵng - Kỷ Nguyên Mới” với cuộc tranh tài của các đội đến từ 10 nước.

Độc đáo ngôi Nghè cổ Nguyệt Viên
Hiện nay trên địa bàn Thanh Hóa vẫn còn hàng chục ngôi Nghè cổ kính, có giá trị lịch sử và văn hóa. Trong đó, Nghè Nguyệt Viên ở Làng Nguyệt Viên phường Hoằng Quang, thành phố Thanh Hoá là một trong những ngôi Nghè cổ, có giá trị độc đáo về nghệ thuật kiến trúc, được bảo tồn, gìn giữ khá nguyên vẹn sau hơn 400 năm khởi dựng.

Tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát"
Tại xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa vừa mở lớp tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát" năm 2025.

Về làng cổ Tường Vân
Nằm bên dòng sông Cầu Chày, làng Tường Vân xã Định Thành, huyện Yên Định có lịch sử lập làng và phát triển cách đây hàng nghìn năm. Ngôi làng này cũng là quê hương của hai anh em Tiến sĩ họ Khương nổi danh trong lịch sử: Khương Công Phụ và Khương Công Phục.

Tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường
Trung tâm Văn hóa điện ảnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành vừa tổ chức 2 lớp tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường và biên đạo, dàn dựng các tiết mục văn nghệ truyền thống phục vụ du lịch cộng đồng tại xã Thạch Lâm.

Sẵn sàng cho Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian năm 2025
Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian tại xã Thanh Quân, huyện Như Xuân năm 2025 được tổ chức theo hình thức đại tế 5 năm 1 lần. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày 21 và 22/2/2025 (tức ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch) với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực phong phú, đặc sắc của đồng bào các dân tộc Thái và Thổ. Hiện nay, huyện Như Xuân đang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức lễ hội.

Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Ngày 17/2 (tức ngày 20 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn tổ chức Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.

Trung Quốc miễn thị thực cho khách Việt đến Tây Song Bản Nạp
Trung Quốc sẽ miễn thị thực cho đoàn du lịch từ các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, đến thăm Tây Song Bản Nạp - một điểm đến nổi tiếng ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc - nếu du lịch trong vòng tối đa 6 ngày.

Mùa du lịch văn hóa
Với sự đa dạng về văn hóa và thiên nhiên, du lịch văn hóa xứ Thanh đang là “điểm hẹn mùa xuân” hấp dẫn du khách gần xa. Chỉ tính riêng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, toàn tỉnh đón khoảng 675 nghìn lượt khách, tập trung chủ yếu tại các điểm du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, phần nào cho thấy sức hút mạnh mẽ của loại hình du lịch này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.