ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Philippines xích lại gần Mỹ, cảnh giác Trung Quốc bành trướng Biển Đông

Việc Philippines bất ngờ không hủy thỏa thuận quân sự với Mỹ sẽ là cơ hội để hai nước hâm nóng quan hệ, còn các đồng minh của Mỹ vừa quan sát, vừa "mừng thầm", trong khi Trung Quốc lo lắng.

06/06/2020 20:52

Bưu điện Hoa nam Buổi sáng ngày 6/6 dẫn lời các nhà phân tích nhận định, quyết định của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nhằm duy trì thỏa thuận quân sự lâu đời với Mỹ, thay vì hủy nó, đã phản ánh các thay đổi trong sự tính toán địa chính trị của Manila, trong bối cảnh sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông gây ra nhiều lo ngại trong khu vực.

Các chuyên gia nói thêm, các lợi ích kinh tế cũng đóng vai trò trong động thái của Philippines nhằm duy trì Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) - trung tâm của liên minh quân sự Mỹ - Philippines, trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á đang vật lộn với khó khăn về kinh tế do các lệnh phong tỏa vì dịch Covid-19.

Trước đó, vào tháng 2, Manila đã thông báo bắt đầu tiến trình hủy VFA trong 180 ngày, trong một động thái được xem là hạ cấp liên minh truyền thống với Mỹ, mặc dù về mặt chính thức Manila vẫn nói sẽ phát triển các liên minh quân sự và khả năng phòng thủ của riêng mình.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2016, Tổng thống Duterte đã công khai bày tỏ ý định “xa rời” Mỹ để ủng hộ mối quan hệ thân thiết hơn với Trung Quốc và các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng của Bắc Kinh.

Hải quân Philippines gần đây đã nhận bàn giao chiến hạm tên lửa đầu tiên do Hàn Quốc đóng (Ảnh: Hải quân Philippines)
Hải quân Philippines gần đây đã nhận bàn giao chiến hạm tên lửa đầu tiên do Hàn Quốc đóng (Ảnh: Hải quân Philippines)

Không thể làm ngơ với Trung Quốc ở Biển Đông

Học giả, nhà nghiên cứu Richard Javad Heydarian tại Manila cho rằng sự thay đổi của Tổng thống Duterte không hoàn toàn bất ngờ do các động thái gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông.

Bắc Kinh đơn phương đòi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, chồng lấn lên các vùng biển của Việt Nam, Philipines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Trung Quốc đã bồi đắp các đảo nhân tạo và xây dựng hạ tầng, các cơ sở quân sự trên vài khu vực trong thập niên qua.

Gần đây, Trung Quốc còn đưa các khí tài chống ngầm và máy bay do thám tới quần đảo Trường Sa và thành lập 2 quận hành chính mới phi pháp để quản lý Biển Đông, đặt trụ sở tại quần đảo Hoàng Sa. Bắc Kinh cũng được cho là đang âm mưu lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.

Một loạt các vụ khiêu khích mà Trung Quốc gây ra đối với các tàu Đông Nam Á ở Biển Đông cũng dẫn tới hàng loạt công hàm ngoại giao của Malaysia, Philippines, Việt Nam và Indonesia gửi Liên hợp quốc nhằm bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Các vụ việc bao gồm một tàu chiến Trung Quốc bị cáo buộc chĩa súng laser vào một tàu khu trục của Philippines hồi tháng 2, tàu Trung Quốc bị “tố” đâm chìm một tàu cá của Việt Nam hồi tháng 4, và các hành động hăm dọa của tàu Trung Quốc đối với các hoạt động thăm dò dầu khí của Malaysia trong khu vực.

Phía Mỹ cáo buộc Bắc Kinh cản trở các cuộc tuần tra tự do hàng hải trong khu vực, làm gia tăng các lo ngại về các vụ đụng độ trên biển, trong bối cảnh hai nước gia tăng cuộc khẩu chiến về một loạt vấn đề, từ thương mại tới đại dịch Covid-19.

Chuyên gia an ninh châu Á Lucio Blanco Pitlo III cho rằng Tổng thống Duterte có thể vẫn xem liên minh với Mỹ là “quan trọng trong việc đảm bảo các lợi ích và đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, do sự bất cân xứng trong sức mạnh giữa Bắc Kinh và Manila”.

Ông Lucio cho hay, các nhà ngoại giao từ Manila và Washington đã cố gắng cứu thỏa thuận, nhấn mạnh rằng có các vấn đề khó khăn cần được giải quyết bất chấp mối quan hệ thân thiết hơn giữa hai nền quốc phòng.

“Một điểm bất đồng lâu năm là Manila xét xử các quân nhân Mỹ nếu phạm tội trong thời gian đồn trú tại nước này. Do đó, việc không hủy thỏa thuận sẽ cho phép có thêm thời gian cho các cuộc đàm phán”, ông Lucio nói.

Philippines và Mỹ có nhiều cuộc tập trận quân sự chung hàng năm. Năm ngoái, hai bên đã nhất trí tiến hành 281 cuộc tập trận chung, tăng so với con số 261 của năm trước đó.

Tuy nhiên, có rất ít các cuộc tập trận giữa Philippines và Trung Quốc. Hồi tháng 1 năm nay, Manila và Bắc Kinh mới tiến hành cuộc diễn tập chung đầu tiên của lực lượng bảo vệ bờ biển ở Biển Đông.

Manila cảnh giác với Trung Quốc

Derek Grossman, một nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại tập đoàn Rand ở Washington (Mỹ), cho rằng ông Duterte cuối cùng sẽ vẫn hủy VFA nhưng việc thay đổi quyết định là một dấu hiệu cho thấy Manila coi trọng thỏa thuận và rằng Philippines tin tưởng quan hệ an ninh với Mỹ đóng vai trò quan trọng trong việc đề phòng Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu Collin Koh Swee Lean tại Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore cho rằng ý định của Manila về sự tự chủ quốc phòng lớn hơn đã bị ảnh hưởng do nợ công tăng cao và ngân sách eo hẹp vì phải tăng chi cho đại dịch Covid-19.

“Điều đó có nghĩa trước mắt, việc cắt giảm ngân sách quốc phòng không chỉ ảnh hưởng tới các kế hoạch mua sắm, hiện đại hóa của Philippines mà còn sự sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng. Vì vậy duy trì VFA, ít nhất lúc này, là một hình thức đảm bảo an toàn”, ông Koh nói.

Các nhà phân tích nhận định, các quốc gia trong khu vực sẽ nhẹ nhõm vì quyết định của Philippines, vì điều đó có thể là sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực sẽ không bị ảnh hưởng lúc này.

“Điều này quan trọng, do các chính phủ trong khu vực đang phải đối phó với đại dịch Covid-19. Nó cũng gửi một tín hiệu quan trọng tới Bắc Kinh rằng Manila lo ngại về các vấn đề Biển Đông và sẽ nhắc nhở Trung Quốc giảm leo thang căng thẳng”, ông Koh nói.

Chuyên gia Grossman cho rằng VFA, vốn cho phép Mỹ đưa binh sĩ và thiết bị quân sự tới một số căn cứ của Philippines, không đảm bảo sự thành công của chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, nhưng không thể phủ nhận sự vai trò của nó trong chiến lược này.

“Không có Philippines, Mỹ sẽ vẫn có thể tiếp cận Okinama, đất liền Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, nhưng Philippines rõ ràng gần Biển Đông nhất, do đó cho phép Mỹ có thể phản ứng nhanh nhất”, Grossman nói.

Các đồng minh của Mỹ "mừng thầm"

Chuyên gia Lê Hồng Hiệp, từ Viện ISEAS-Yusof Ishak tại Singapore, cho rằng Washington có thể nhân cơ hội này để thiết lập lại quan hệ chiến lược với Philippines.

“Do Trung Quốc ngày càng hung hăng ở Biển Đông và sự đối đầu Mỹ - Trung ngày càng gia tăng, Washington không thể mất một đồng minh lâu năm về tay Bắc Kinh ở thời điểm quan trọng này”, ông nói.

Nhưng các diễn biến mới này không có nghĩa là Trung Quốc gặp bất lợi, theo chuyên gia hàng hải Philippines Jay Batongbacal, người cho rằng Bắc Kinh luôn xem Philippines là “cái khó của Mỹ”.

“Họ biết vở kịch Duterte vì đó là điều họ cũng đang sử dụng. Ông Duterte giống một phần thưởng lớn, nhưng họ biết họ không thể dựa vào vị trí của ông ấy ngoài nhiệm kỳ này. Hợp tác sẽ tiếp tục, nhưng chỉ đến mức đủ để Trung Quốc đạt được hoặc tối đa hóa các mục tiêu và lợi ích của họ”, chuyên gia trên nói.

Dai Fan, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Philippines tại Đại học Jinan ở Quảng Châu (Trung Quốc), cho rằng dù Trung Quốc thất vọng với quyết định mới nhất của Mania, nhiều nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc biết ngay từ đầu rằng việc tách quân đội Philippines hỏi Mỹ là điều khó xảy ra.

Nhấn mạnh với các quan chức và cựu quan chức quân đội thân Mỹ phục vụ trong chính quyền Duterte, ông nói: “Sự đảo ngược quyết định của Manila tuần này không làm chúng tôi bất ngờ. Tuy nhiên, chúng tôi đã không dự đoán nó diễn ra quá sớm như vậy”.

“Một trong những nhân tố thúc đẩy điều đó là quân đội, cũng như các nhận thức mới của Tổng thống Duterte về vấn đề này. Ngoài ra, rõ ràng là Manila muốn hưởng lợi lớn từ việc duy trì quan hệ quân sự với Washington”.

“Việc Manila duy trì quan hệ với Washington đã chứng tỏ rằng đầy đủ về sự ảnh hưởng ăn sâu của Mỹ trong khu vực. Các đồng minh của Mỹ trong khu vực nhiều khả năng sẽ mừng thầm. Trung Quốc còn lâu mới có thể thay thế sự lãnh đạo của Mỹ trong khu vực này”.

Theo An Bình/Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Estonia bắt đầu đóng cửa biên giới với Nga vào ban đêm

Estonia bắt đầu đóng cửa biên giới với Nga vào ban đêm

18:33 , 02/05/2024

Đài truyền hình ERR của Estonia ngày 1/5 đưa tin, nước này bắt đầu thường xuyên đóng cửa khẩu biên giới Narva-1 với Nga theo khung giờ từ 23h đêm hôm trước đến 7h sáng hôm sau theo giờ địa phương. Lịch trình của cửa khẩu biên giới Narva-1 có thể sẽ được giữ nguyên cho đến khi trạm kiểm soát phương tiện được khôi phục, vốn đã tạm thời bị đóng cửa do việc xây dựng điểm qua biên giới ở thị trấn Ivangorod của Nga.

Xuất khẩu của Hàn Quốc tiếp tục phục hồi mạnh nhờ nhu cầu về chip và doanh số bán ôtô cao kỷ lục

Xuất khẩu của Hàn Quốc tiếp tục phục hồi mạnh nhờ nhu cầu về chip và doanh số bán ôtô cao kỷ lục

18:33 , 02/05/2024

Theo báo cáo "Xu hướng xuất nhập khẩu tháng 4/2024" do Bộ Công nghiệp, Thương mại và Tài nguyên Hàn Quốc công bố ngày 1/5, trong tháng Tư, xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng 13,8% và đây là tháng thứ 7 liên tiếp xuất khẩu của quốc gia này đạt mức tăng trưởng liên tục nhờ nhu cầu về chip và doanh số bán ôtô cao kỷ lục.

Ngoại trưởng Pháp - Ai cập thảo luận về tình hình Trung Đông

Ngoại trưởng Pháp - Ai cập thảo luận về tình hình Trung Đông

18:32 , 02/05/2024

Trong khuôn khổ chuyến thăm Ai Cập, ngày 1/5, Ngoại trưởng Pháp Stéphane Séjourné đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp chủ nhà Sameh Shoukry tại thủ đô Cairo, thảo luận sâu về tình hình khu vực Trung Đông.

Sập đường cao tốc ở Trung Quốc, hàng chục người thiệt mạng

Sập đường cao tốc ở Trung Quốc, hàng chục người thiệt mạng

18:32 , 02/05/2024

Theo cơ quan chức năng tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), vào khoảng 2h10 sáng ngày 1/05, một vụ sập đường cao tốc đã xảy ra trên đường cao tốc Mai Châu - Đại Bộ, theo hướng Phúc Kiến và gây ra thiệt hại nặng nề.

Xung đột tại Trung Đông: Dải Gaza gánh chịu thiệt hại lên tới 33 tỷ USD

Xung đột tại Trung Đông: Dải Gaza gánh chịu thiệt hại lên tới 33 tỷ USD

18:31 , 02/05/2024

Trong khi đó, theo báo cáo do Bộ Thông tin thuộc chính quyền Hamas tại Dải Gaza công bố ngày 1/5, các cuộc tấn công của Israel sau gần 7 tháng xảy ra giao tranh giữa hai bên đã gây thiệt hại gần 33 tỷ USD cho dải đất này và khiến 90% người dân tại đây phải sống dưới ngưỡng nghèo khổ.

Walmart đóng cửa 51 trung tâm y tế tại Mỹ

Walmart đóng cửa 51 trung tâm y tế tại Mỹ

11:24 , 02/05/2024

Walmart ngày 30/4 thông báo kế hoạch đóng cửa toàn bộ 51 trung tâm y tế tại 5 bang của nước Mỹ, cũng như các trung tâm tư vấn sức khỏe trực tuyến do kém sinh lời.

WHO cảnh báo nguy cơ lây nhiễm virus cúm gia cầm ở bò

WHO cảnh báo nguy cơ lây nhiễm virus cúm gia cầm ở bò

11:19 , 02/05/2024

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30/4 đánh giá đang có nguy cơ virus cúm gia cầm H5N1 lây lan ở bò tại nhiều quốc gia khác, ngoài Mỹ, sau khi nước này ghi nhận những trường hợp mắc bệnh đầu tiên với nguồn lây là từ chim di cư.

Argentina thông qua dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

Argentina thông qua dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

11:17 , 02/05/2024

Với 140 phiếu thuận, 106 phiếu chống và sáu phiếu trắng, ngày 30/4 hạ viện Argentina đã thông qua một dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp, thúc đẩy đơn giản hóa các hoạt động cơ quan Nhà nước và tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Haiti: Hội đồng chuyển tiếp bầu Thủ tướng mới

Haiti: Hội đồng chuyển tiếp bầu Thủ tướng mới

23:08 , 01/05/2024

Ngày 30/4, Hội đồng chuyển tiếp của Haiti đã bầu ra Thủ tướng mới trong nỗ lực nhằm kiện toàn nhân sự để nhanh chóng giải quyết các bất ổn an ninh trong nước.

Eurozone thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý I/2024

Eurozone thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý I/2024

23:07 , 01/05/2024

Các dữ liệu chính thức được công bố ngày 30/4 cho thấy nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2024 và lạm phát được giữ ổn định trong tháng 4.