Phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm thời điểm giao mùa
Hiện nay là thời điểm giao mùa, độ ẩm không khí tăng cao làm giảm sức đề kháng của gia súc, gia cầm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Do đó, cùng với việc đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng đợt 2 năm 2022, các địa phương đang tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch để ngăn ngừa sự xâm nhập, tái phát và lây lan dịch bệnh.
Gia đình ông Nguyễn Văn Phượng, xã Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn hiện nuôi trên 1.200 con gia cầm. Những ngày qua, thời tiết mưa nhiều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của đàn vật nuôi. Do vậy, cùng với việc tiêm vắc xin phòng dịch, ông còn áp dụng các biện pháp chăm sóc như: đảm bảo nguồn thức ăn đủ dinh dưỡng, vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và tiến hành tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi và khu vực lân cận để diệt mầm bệnh. Ông Nguyễn Văn Phượng, thôn Đại Đồng 1, xã Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn cho biết, trong chăn nuôi người nuôi cần chú trọng vào con vật, chú ý quan sát phát hiện bệnh, thuốc thang đầy đủ và tiêu độc khử trùng đầy đủ để đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Hiện đang là thời điểm giao mùa, cộng với ảnh hưởng mưa bão nên nguy cơ phát sinh dịch bệnh liên quan đến thời tiết như dịch tả lợn, tiêu chảy gà, cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh rất cao. Để phòng ngừa dịch phát sinh, lây lan, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương không được chủ quan, lơ là, phải tập trung rà soát thống kê chính xác tổng đàn; hướng dẫn, tuyên truyền cho các hộ chăn nuôi chủ động áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.Khi tái đàn, tăng đàn để chuẩn bị nguồn cung thực phẩm cuối năm, phải thông báo với chính quyền địa phương và tiến hành tiêm phòng bổ sung cho đàn vật nuôi mới nhập.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng yêu cầu các địa phương chưa hoàn thành kế hoạch tiêm phòng đợt 2 năm 2022 phải tiếp tục chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng. Riêng 6 huyện nghèo 30a, khẩn trương đăng ký, nhận văc-xin và tổ chức tiêm phòng theo đúng kế hoạch, đặc biệt đối với các dịch bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, dịch tả lợn châu Phi, lở mồm long móng, viêm da nổi cục trâu bò. .. Cùng với đó, phải xiết chặt công tác kiểm soát, quản lý hoạt động giết mổ, vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm để hạn chế nguy cơ xâm nhiễm nguồn lây dịch bệnh từ bên ngoài vào địa bàn.

Ông Hoàng Viết Chọn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa
Ông Hoàng Viết Chọn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa cho biết: "Hiện nay, công tác phòng chống dịch bệnh những tháng cuối năm sẽ diễn biến rất phức tạp. Do đó, Sở NN&PTNT đã triển khai đến các huyện, tăng cường việc kiểm tra, rà soát để phát hiện kịp thời nếu dịch bệnh xảy ra. Trường hợp có dịch bệnh xảy ra sẽ can thiệp kịp thời và đúng phương pháp để nhanh chóng dập tắt, không để cho dịch bệnh lớn xảy ra, thất thiệt đến đàn gia súc gia cầm ở các địa phương và trong toàn tỉnh".
Mặc dù từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra các ổ dịch nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm, nhưng ngành Nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân không được chủ quan lơ là, mà phải luôn cảnh giác, áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch, bảo vệ đàn vật nuôi, tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra.

Cục Thuế siết chặt giám sát hóa đơn
Cục Thuế vừa ban hành thông báo chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị định số 70/2025 của Chính phủ, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020 về hóa đơn, chứng từ.

Thanh Hóa: Nhiều loài thủy sản bị suy giảm tới 80 – 90%
Theo ngành Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, hiện nay, nhiều loại thủy sản trên địa bàn tỉnh bị suy giảm tới 80 – 90%, thậm chí sắp tuyệt chủng như cá trê vàng, cá ngát, ốc nhồi, ếch đồng, tôm càng… Nhiều loài cá có tên trong Sách Đỏ Việt Nam như cá mòi cờ hoa và cá mòi cờ chấm cũng đang dần trở nên hiếm gặp. Nguyên nhân chính là do khai thác quá mức và sử dụng các phương pháp khai thác tận diệt.

Thanh Hóa còn 8 đơn vị chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công
Hiện nay tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Thanh Hóa đang cao hơn 7,4% so với bình quân chung cả nước, nhiều chủ đầu tư có tiến độ giải vốn cao. Tuy nhiên vẫn còn 8 đơn vị vẫn chưa thực hiện giải ngân vốn.

Quý I/2025, Thanh Hóa chi 12.000 tỷ đồng từ ngân sách
Theo báo cáo của Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa, tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh trong quý I/2025 ước đạt hơn 12.000 tỷ đồng, tương ứng 22,4% dự toán cả năm và tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2024.

Kinh tế tư nhân còn nhiều rào cản để phát triển
Kinh tế tư nhân mà nòng cốt là các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Mặc dù thời gian qua, các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương đã có nhiều cải cách tích cực để hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân phát triển, song các doanh nghiệp tư nhân vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và rào cản ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định và bền vững.

Thanh Hóa: Thu ngân sách đạt hơn 12.500 tỷ đồng trong quý I/2025
Mặc dù chịu tác động từ nhiều yếu tố, thu ngân sách nhà nước quý I/2025 của tỉnh Thanh Hóa vẫn đạt trên 12.500 tỷ đồng.

Ngành thép cần chủ động ứng phó với chính sách mới từ EU
Theo Bộ Công thương, trước những thay đổi chính sách sắp tới của Liên minh châu Âu (EU) đối với ngành thép và kim loại, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần sớm rà soát lại quy trình sản xuất, xuất khẩu và chuẩn bị kịch bản ứng phó phù hợp.

Đề xuất giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách mới đây, các đại biểu Quốc hội đề nghị giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa so với mức hiện hành để khuyến khích khu vực này phát triển.

Đề xuất thêm ưu đãi cho nhà ở xã hội
Tại dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Nhiều ưu đãi mới cho doanh nghiệp, chủ đầu tư tham gia xây dựng nhà ở xã hội đã được đề xuất.

Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong Chỉ thị, Thủ tướng nhấn mạnh, khu vực kinh tế tư nhân, trong đó trọng tâm là doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.