Phòng dịch cho đàn vật nuôi thời điểm giao mùa
Vào thời điểm cuối năm, do nhu cầu tái đàn phục vụ Tết Nguyên đán nên hoạt động vận chuyển, tiêu thụ gia súc gia cầm tăng cao, cùng với đó thời tiết đang ở thời điểm giao mùa nên nguy cơ xâm nhiễm, bùng phát dịch bệnh là rất cao. Do đó, ngành nông nghiệp, các địa phương và người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.
Với kinh nghiệm chăn nuôi của gia đình, những ngày này, ông Lê Văn Chiến, ở xã Quảng Đức, huyện Quảng Xương đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.
Ông Chiến cho biết, chăn nuôi theo mô hình trang trại tổng hợp nên luôn tiềm ẩn nguy cơ lây lan, phát sinh dịch bệnh cho đàn vật nuôi, nhất là thời điểm thời tiết giao mùa.
Ông Lê Văn Chiến, xã Quảng Đức, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tăng cường đảm bảo môi trường, tăng số lần phun tiêu độc khử trùng, vôi bột. Sau khi xuất chuồng thì phải triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường mới thả lứa mới".
Tại huyện Nông Cống, thời điểm này công tác kiểm soát lây lan mầm bệnh và phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi đang được ngành nông nghiệp huyện, các địa phương và người dân triển khai quyết liệt.
Bà Nguyễn Thị Tình, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Căn cứ thực tế của địa phương, ngành nông nghiệp đã tham mưu cho huyện triển khai đến các xã, thị trấn và người chăn nuôi tiến hành một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi".
Để bảo vệ đàn vật nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch bệnh. Trong đó, trọng tâm là công tác giám sát dịch bệnh, thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh tiêu độc, khử trùng; tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêm phòng đợt 2 cho đàn vật nuôi, phấn đấu hoàn thành trên 90% tỷ lệ tiêm phòng toàn tỉnh.
Ông Trần Văn Chung, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Để đảm bảo cho đàn vật nuôi thời điểm này, huyện đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng dịch".
Ông Lương Xuân Vũ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi tập trung tuyên truyền, hướng dẫn các địa phương và người chăn nuôi triển khai các biện pháp phòng dịch, trong đó tập trung vào công tác tiêm phòng đợt 2 và thường xuyên kiểm tra để đôn đốc".
Tỉnh Thanh Hoá hiện có gần 1,3 triệu con lợn, 165.000 con trâu, 260.000 con bò và đàn gia cầm 27 triệu con. Để phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, cùng với sự hỗ trợ của cơ quan chuyên môn, các hộ chăn nuôi cần chủ động thực hiện đầy đủ các biện pháp theo đúng hướng dẫn của ngành thú y.
Dự báo thời tiết 21/11/2024: Thanh Hóa và nhiều tỉnh miền Trung mưa lớn
Dự báo thời tiết 21/11/2024, các tỉnh miền Trung hứng chịu mưa lớn diện rộng, khu vực Thanh Hóa cục bộ có nơi mưa to đến rất to.
Tiêu hủy thành công quả bom còn sót lại sau chiến tranh
Ban chỉ huy Quân sự huyện Thường Xuân, phối hợp với Ban Công binh Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức tiêu hủy thành công quả bom còn sót lại sau chiến tranh tại xã Tân Thành.
Cảnh báo, dự báo sóng lớn trên vùng biển Thanh Hóa
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông, vùng biển ven bờ Thanh Hoá có gió Đông Bắc cấp 4, ngoài khơi cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động.
Nhiều giải pháp nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình
Triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình là giải pháp quan trọng để thực hiện Chính phủ điện tử, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Chính phủ và các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ nhằm nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình, hướng tới đạt được mục tiêu đề ra.
Kiểm soát tải trọng phương tiện ngay từ đầu mỏ khai thác
Để nâng cao hiệu quả kiểm soát tải trọng phương tiện, Công an huyện Nông Cống đã tăng cường ngăn chặn, xử lý ngay tại các khu vực khai thác, bãi mỏ hay điểm tập kết hàng hoá.
Phấn đấu năm 2025 phủ sóng tất cả vùng lõm viễn thông
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, từ tháng 1 đến tháng 9/2024, Bộ đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông phủ sóng 316 thôn chưa có sóng di động, nâng tổng số thôn đã phủ sóng từ năm 2021 đến tháng 9/2024 là 2.549/3.310 thôn. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn 761 thôn chưa có sóng viễn thông, chủ yếu là các thôn bản đặc biệt khó khăn.
Phát huy vai trò người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa
Những năm qua, ở miền núi Thanh Hóa, lực lượng người uy tín có những đóng góp quan trọng nhằm đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số một cách kịp thời. Họ là những tấm gương sáng trong mọi phong trào, là “điểm tựa” của đồng bào các dân tộc vùng cao.
Người dân gửi ngân hàng gần 7 triệu tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước vừa cho biết, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân tính đến hết tháng 8 đạt gần 7 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023. So với cuối tháng 7 năm nay, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân đến cuối tháng 8 tăng trên 86.000 tỷ đồng.
Áp thấp nhiệt đới từ cơn bão số 9 đã suy yếu thành một vùng áp thấp
Sáng sớm ngày 20/11, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 9) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa.
Vĩnh Lộc: Tập huấn nghiệp vụ công tác văn phòng cấp ủy năm 2024
Để chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2025 – 2030, sáng ngày 19/11, Huyện ủy Vĩnh Lộc đã tổ chức hội nghị bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác văn phòng cấp ủy năm 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.