ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Phục tráng rừng luồng, vầu giúp người dân miền núi Thanh Hóa giảm nghèo

Nhằm ngăn chặn sự suy thoái của cây luồng, vầu do người dân chặt phá, khai thác không đúng quy trình kỹ thuật những năm trước đây, giai đoạn 2016 - 2024, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đề án thâm canh, phục tráng rừng luồng, vầu trên địa bàn 7 huyện miền núi. Tới nay toàn tỉnh đã trồng thâm canh, phục tráng được 44.220 ha rừng, qua đó giúp người dân tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống.

Mai Ngọc - Thanh Văn

07/07/2024 08:53

Gia đình ông Lê Tất Đắc ở thị trấn Lang Chánh có 2 ha rừng luồng được gia mô hình phục tráng và thâm canh rừng luồng. Do chăm sóc và thu hoạch theo đúng quy trình kĩ thuật nên thu nhập từ mô hình mỗi năm đạt hơn 90 triệu đồng. Đến nay huyện Lang Chánh được nhà nước hỗ trợ trồng và phục tráng được 3.500 ha rừng.

Ông Lê Tất Đắc, Thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tham gia dự án, chúng tôi được cấp phân bón chăm sóc, được tập huấn kĩ thuật nên măng ra nhiều, phát triển tốt, sản lượng hàng năm cao".

Phục tráng rừng luồng, vầu giúp người dân miền núi Thanh Hóa giảm nghèo- Ảnh 1.

Là 1 trong 7 huyện nằm trong quy hoạch vùng luồng thâm canh của tỉnh, từ năm 2016 đến nay huyện Quan Hóa đã thực hiện thâm canh phục tráng được 11,6 nghìn ha rừng luồng. Tham gia vào các chương trình dự án, huyện cũng đã làm mới 29 km đường ô tô lâm nghiệp, tạo thuận lợi cho chăm sóc, khai thác, vận chuyển các sản phẩm lâm sản đi tiêu thụ, giảm chi phí nhân công bốc vác thủ công.

Ông Hà Xuân Lắng, Bản Sại, xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Nhờ tham gia dự án chúng tôi được tập huấn bài bản, được hỗ trợ phân bón nên măng mọc nhiều hơn trước. Ngoài ra còn thường xuyên vệ sinh sạch sẽ rừng luồng. Đến nay giá bán luồng rất ổn định".

Phục tráng rừng luồng, vầu giúp người dân miền núi Thanh Hóa giảm nghèo- Ảnh 2.

Bà Hà Thị Nga, Phó chủ tịch UBND huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Bà Hà Thị Nga, Phó chủ tịch UBND huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Khi tham gia vào sản xuất luồng theo quy trình kĩ thuật làm thay đổi căn bản tư duy và quy trình sản xuất, tăng năng suất và giá trị của cây luồng".

Tỉnh Thanh Hóa hiện có trên 75.000 ha rừng luồng, vầu mỗi năm cung cấp 60 triệu cây tương đương 1,6 triệu tấn nguyên liệu chính và 80.000 tấn nguyên liệu khác phục vụ chế biến, xuất khẩu. Diện tích thâm canh, phục tráng rừng luồng, vầu toàn tỉnh từ năm 2016 đến nay đạt trên 42.220 ha tập trung chủ yếu tại các huyện Quan Hóa, Lang Chánh, Quan Sơn, Thường Xuân, Bá Thước…Năng suất và sản lượng từ các rừng luồng, vầu được phục tráng và thâm canh tăng từ 20-30 % so với diện tích thông thường. Do đó giá trị sản xuất luồng, vầu hàng năm toàn tỉnh đạt 553 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho hơn 100.000 lao động.

Phục tráng rừng luồng, vầu giúp người dân miền núi Thanh Hóa giảm nghèo- Ảnh 3.

Phục tráng rừng luồng, vầu giúp người dân miền núi Thanh Hóa giảm nghèo- Ảnh 4.

Ông Thiều Văn Lực, Phó chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa

Ông Thiều Văn Lực, Phó chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong thời gian tới sẽ tiếp tục khoanh vùng tre vầu thâm canh tập trung gắn với phát triển lâm nghiệp quy mô lớn. Tuyên truyền vận động người dân và chủ rừng khai thác rừng luồng vầu đúng quy trình. Tiếp tục tạo điều kiện để cấp chứng chỉ FSC và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư liên doanh liên kết để sản xuất và xuất khẩu sản phẩm tre luồng".

Phục tráng rừng luồng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững FSC sẽ là hướng đi bền vững cho người dân vùng cao xứ Thanh. Người dân có thể được hưởng lợi trực tiếp từ sinh kế rừng đồng thời cũng là chủ thể trực tiếp tham gia bảo vệ môi trường một cách bền vững nhất.

Nguồn: Bản tin Thời sự THNM ngày 07/7/2024

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bền vững

Các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bền vững

11:07 , 17/08/2024

Ngày 16/8, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và UBND huyện Cẩm Thủy tổ chức diễn đàn Khuyến nông với chủ đề: "Các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bền vững".

Xuất khẩu nghêu, ốc của Việt Nam tiếp tục tăng

Xuất khẩu nghêu, ốc của Việt Nam tiếp tục tăng

10:02 , 17/08/2024

Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ như nghêu, ốc của Việt Nam trong 7 tháng năm 2024 ước đạt hơn 95 triệu USD, tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm 2023.

Xúc tiến Đầu tư - Thương mại tại thành phố Cần Thơ

Xúc tiến Đầu tư - Thương mại tại thành phố Cần Thơ

20:32 , 16/08/2024

Chiều ngày 16/8, tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Cần Thơ và Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thủ Đức, Câu lạc bộ doanh nhân Thanh Hóa tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, đã tổ chức Hội nghị xúc tiến Đầu tư - Thương mại tại thành phố Cần Thơ, với sự tham gia của hơn 300 doanh nghiệp.

Phát triển dịch vụ thương mại ở khu vực nông thôn

Phát triển dịch vụ thương mại ở khu vực nông thôn

06:35 , 16/08/2024

Cùng với sự hình thành các trung tâm thương mại, siêu thị ở khu vực thành phố, những năm gần đây, tại khu vực nông thôn tỉnh Thanh Hóa, hoạt động thương mại, dịch vụ cũng phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng.

Thanh Hóa có 6 huyện phát triển doanh nghiệp vượt kế hoạch năm 2024

Thanh Hóa có 6 huyện phát triển doanh nghiệp vượt kế hoạch năm 2024

06:32 , 16/08/2024

Với nhiều giải pháp cụ thể, đồng bộ trong tập trung cải cách hành chính, thu hút đầu tư, tạo thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp, 7 tháng năm 2024, toàn tỉnh Thanh Hoá đã thành lập mới 1.919 doanh nghiệp, đạt 64% kế hoạch và tăng 23,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, đã có nhiều địa phương sớm hoàn thành, vượt chỉ tiêu kế hoạch cả năm 2024.

Huyện Cẩm Thủy nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Huyện Cẩm Thủy nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

06:45 , 15/08/2024

Trong những năm qua, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa luôn nỗ lực xây dựng, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, qua đó, nâng tầm giá trị hàng hóa nông sản, thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.


Xanh hoá dệt may để mở rộng thị trường

Xanh hoá dệt may để mở rộng thị trường

06:40 , 15/08/2024

Xanh hóa ngành dệt may đang là xu thế tất yếu mà doanh nghiệp bắt buộc phải triển khai để gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đặc biệt, trong bối cảnh ngành dệt may phải đối diện với sự cạnh tranh gay gắt, việc xanh hoá sản xuất đang là giải pháp được nhiều doanh nghiệp Thanh Hoá từng bước thực hiện, từ đó, giữ vững đơn hàng và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Thị trường bánh Trung thu vào vụ sớm

Thị trường bánh Trung thu vào vụ sớm

06:35 , 15/08/2024

Theo lịch, Tết Trung thu năm nay rơi vào thời điểm giữa tháng 9 Dương lịch. Tuy nhiên ngay từ đầu tháng 8, nhiều gian hàng của các thương hiệu bánh Trung thu đã trưng bày bán nhiều nơi.

Lợi nhuận ngân hàng tăng mạnh

Lợi nhuận ngân hàng tăng mạnh

06:32 , 15/08/2024

Thống kê kết quả kinh doanh từ 29 ngân hàng thương mại vừa công bố cho thấy, lợi nhuận ngành ngân hàng 6 tháng đầu năm 2024 tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023, đạt trên 161.000 tỷ đồng.

Triệu Sơn: Giá trị sản xuất thủy sản đạt 58,6 tỷ đồng

Triệu Sơn: Giá trị sản xuất thủy sản đạt 58,6 tỷ đồng

22:31 , 14/08/2024

Tính đến tháng 8 năm 2024, trên địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa có khoảng 7.100 hộ, cơ sở tham gia nuôi trồng thủy sản. Trong đó có 135 cơ sở nuôi thâm canh, bán thâm canh có diện tích nuôi trồng thủy sản từ 1,2 đến 3,5 ha tại các xã Xuân Thọ, Thọ Ngọc, Vân Sơn, còn lại là các hộ, cơ sở nhỏ lẻ có diện tích nuôi từ 0,3 ha trở lên.