Quản lý rừng Lam Kinh gắn với phát triển du lịch
Thực hiện phương án quản lý rừng bền vững Khu di tích lịch sử Lam Kinh, giai đoạn 2021-2030, thời gian qua Ban quản lý Khu di tích đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan thực hiện tốt việc giữ gìn, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng đặc dụng đảm bảo hài hoà với bảo tồn, nâng cao giá trị lịch sử văn hóa, cảnh quan Khu Di tích lịch sử Lam Kinh. Đồng thời tập trung phát triển rừng theo hướng đa mục đích, đa dạng hoá loài cây, tạo ra hệ sinh thái bền vững gắn với phát triển du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái.
Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh được ví là Khu Di tích xanh. Khu di tích được bao bọc với diện tích rừng hơn 200ha, trong đó có gần 100 ha rừng đặc dụng với hệ sinh thái đa dạng phong phú. Hiện, rừng Lam Kinh có khoảng từ 300 đến 400 loài thực vật, trong đó có gần 70 loài gỗ quý như : Lim Xanh, Ngát trơn, Dổi, Đa, Sồi nếp, Long não, Phù hương…
Hiện nơi đây có 18 cây được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Trong số này có nhiều cây cổ thụ từ 300 đến 600 năm, luôn "hút" khách tham quan, tìm hiểu.
Chị Hoàng Thị Hiền, Hướng dẫn viên Khu Di tích lịch sử Lam Kinh, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Những cái đem lại sự ấn tượng sâu sắc đối với Lam Kinh không chỉ là hệ thống các công trình kiến trúc lăng mộ, bia ký mà đó còn là 1 không gian rất rộng mở với hệ sinh thái tuyệt vời. Di tích Lam Kinh nằm trong 1 khuôn viên đó là rừng đặc dụng. Rừng đặc dụng Lam Kinh khoảng gần 100ha với rất nhiều chủng loại cây khác nhau, du khách đến bắt gặp những cây di sản này thì du khách rất là ấn tượng và thậm chí du khách còn chạy lại trầm trồ và vòng tay lại để ôm các cây di sản này".
Ông Nguyễn Văn Nhị, xã Hoàng Quỳ, Huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Bước vào Khu di tích và đi tham quan, bách bộ dưới tán cây rừng ở khu di tích Lam Kinh, tôi cảm thấy không khí ở đây rất mát lành, dễ chịu, như chiếc điều hoà thiên nhiên. Đặc biệt được chiêm ngưỡng nhiều cây cổ thụ to quí hiếm".
Từ năm 2021, Thanh Hoá đã phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững Khu di tích lịch sử Lam Kinh, giai đoạn 2021-2030. Theo đó, rừng phát triển theo hướng đa mục đích, đa dạng hoá loài cây, tạo ra hệ sinh thái rừng có tính ổn định cao, bền vững nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, gắn với phát triển du lịch và tăng thu nhập, nâng cao đời sống của nhân dân địa phương…..
Thời gian qua, Ban quản lý Khu Di tích lịch sử Lam Kinh đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các ngành liên quan, thực hiện đồng bộ các biện pháp để chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm Luật Lâm nghiệp; nhất là các hành vi lấn chiếm rừng, đất rừng, khai thác gỗ, lâm sản, săn bắt động vật trái phép và các hình thức xâm hại đến rừng thuộc phạm vi di tích.
Ông Nguyễn Xuân Toán, Giám đốc Ban Quản lý Di tích lịch sử Lam Kinh, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với Hạt kiểm lâm Thọ Xuân, hàng năm xây dựng kế hoạch phương án bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng Lam Kinh; xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp, sinh thái nhằm ngày càng thu hút đông đảo du khách đến với Khu di tích".
Dự kiến giai đoạn 2021- 2030 sẽ trồng bổ sung trồng mới thêm 76,2 ha rừng tại Khu vực trung tâm Di tích và khu vực núi Mục thuộc thị trấn Lam Sơn. Đồng thời Ban quản lý khu di tích phát triển loại hình du lịch sinh thái trên cơ sở tài nguyên rừng đặc dụng trong khu di tích kết nối với vùng cảnh quan sinh thái rộng lớn dọc sông Chu lên đến Hồ thủy lợi Bái Thượng, hồ thủy lợi - thủy điện Cửa Đặt, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. Phát triển các mối quan hệ hợp tác quốc tế về văn hoá, môi trường, lâm nghiệp để tiếp cận, áp dụng, ứng dụng thực hiện các phương pháp quản lý tiên tiến trên Thế giới và khu vực.
Khai mạc trưng bày ảnh và giới thiệu sách ảnh “Thành phố Thanh Hóa xưa và nay”
Nhân kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ (1804 - 2024), 30 năm thành lập thành phố Thanh Hóa (1994 - 2024) và 10 năm đô thị loại I (2014 - 2024), sáng ngày 17/12, tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Uỷ ban Nhân dân thành phố Thanh Hóa tổ chức khai mạc trưng bày ảnh và giới thiệu sách ảnh “Thành phố Thanh Hóa xưa và nay”. Dự lễ khai mạc có đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Thanh Hóa; lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh và các phường, xã, trường học trên địa bàn thành phố.
Gấp rút hoàn thành công tác chuẩn bị cho triển lãm “Tự hào 80 năm truyền thống vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng”
Triển lãm “Tự hào 80 năm truyền thống vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng” là hoạt động ý nghĩa, hướng tới kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Hiện nay, Ban tổ chức đang gấp rút hoàn thiện những công việc cuối cùng cho cuộc triển lãm.
Lễ hội đền Đồng Cổ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, Lễ hội đền Đồng Cổ, xã Yên Thọ, huyện Yên Định được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Top những điểm đến nội địa được khách Việt lựa chọn dịp Tết 2025
Booking.com - một trong những nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới vừa công bố 10 điểm đến trong nước được khách Việt yêu thích nhất dịp Tết Nguyên Đán 2025.
Thành phố Thanh Hoá – Vùng đất giàu truyền thống văn hoá, lịch sử
Thành Hạc xưa – thành phố Thanh Hoá ngày nay - đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Thanh Hoá không chỉ là nơi được thiên nhiên ưu đãi cho cảnh quan vừa tươi đẹp, vừa hùng vĩ với núi cao, sông dài… mà còn là nơi hội tụ nhiều giá trị truyền thống văn hoá, lịch sử, tạo nên bản sắc riêng, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng cho sự phát triển bền vững của thành phố.
Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - Cát Bà: Di sản liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam
Với vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú có giá trị nổi bật toàn cầu, vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà đã được UNESCO ghi danh là Di sản thiên nhiên thế giới và là di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam.
Trao giải Cuộc thi "Viết và Thuyết minh giới thiệu di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh" huyện Vĩnh Lộc
Sáng 13/12, huyện Vĩnh Lộc đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi "Viết và Thuyết minh giới thiệu di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh".
Hội nghị giới thiệu, tuyên truyền về văn hoá dân tộc thái trên địa bàn huyện Lang Chánh
Sáng ngày 13/12, tại bản Năng Cát, xã Trí Nang, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá phối hợp với UBND huyện Lang Chánh tổ chức hội nghị giới thiệu, tuyên truyền về văn hoá dân tộc Thái trên địa bàn huyện.
Tổng thu từ khách du lịch gần 760 nghìn tỷ đồng trong 11 tháng
Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, tổng lượng khách quốc tế trong 11 tháng qua đạt trên 15,8 triệu lượt, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2023.
Về nơi cửa ngõ xứ Thanh
Nằm ẩn mình giữa khung cảnh núi non hùng vĩ, thuộc thôn Nghĩa Đụng, xã Hà Long, huyện Hà Trung, Đền Rồng - Đền Nước từ lâu đã trở thành điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách thập phương. Hai ngôi đền này không chỉ nổi tiếng bởi kiến trúc cổ kính, trang nghiêm mà còn bởi giá trị lịch sử và văn hóa to lớn. Di tích này sẽ đem đến cho du khách một trải nghiệm thú vị.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.