Quảng Trị: Phát huy trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Nhằm đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, lực lượng chức năng tại Quảng Trị đã tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm, kiên quết xử lý những cơ sở vi phạm, sản xuất thực phẩm không an toàn, gây nguy hại cho cộng đồng.
Đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng
An toàn thực phẩm là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. Sản xuất, tiêu thụ thực phẩm không an toàn, không đảm bảo chất lượng sẽ gây nguy hiểm tiềm tàng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Theo Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Trị, trong năm 2018 đơn vị đã nỗ lực trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm. Tăng cường, phối hợp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm hướng dẫn người dân lựa chọn và sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn và chất lượng, góp phần bảo vệ sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng.

Nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với các Trung tâm Y tế, Phòng Y tế triển khai các điểm test nhanh tại chợ Đông Hà và các chợ đầu mối trên địa bàn tỉnh, đồng thời lồng ghép tuyên truyền để phát huy vai trò của người tiêu dùng trong việc giám sát chất lượng thực phẩm, cung cấp thông tin về thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, góp phần thực hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Ngành an toàn thực phẩm tỉnh Quảng Trị đã tổ chức lễ phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” tại các địa phương; triển khai các chiến dịch truyền thông tuyên truyền bảo đảm an toàn thực phẩm; tổ chức các đoàn thanh, kiểm tra cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm…
Tổ chức những đợt cao điểm, phát động chiến dịch truyền thông tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Hướng dẫn tuyên truyền người kinh doanh, người tiêu dùng cách chọn mua, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn. Qua đó, chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể.
Bác sĩ Hồ Sỹ Biên – Chi cục trưởng Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Trị cho biết, hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đã nhận thức và tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm. Riêng đối với lượng hàng hóa từ các nơi khác, ngành đã tích cực kiểm tra, nếu phát hiện hàng không có hồ sơ công bố và phiếu kiểm kiệm chất lượng thì tạm dừng và có phương án xử lý.

Chi cục trưởng Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm cho hay, công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trước đây thực hiện việc tiền kiểm là chính, chủ yếu là các cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký công bố, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nhưng khi sản xuất, một số cơ sở không thực hiện theo công bố. Từ 2/2018, Chính phủ ra Nghị định mới, thay đổi phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp, giảm bớt thủ tục hành chính. Nâng cao vai trò cơ quan quản lý về chất lượng thực phẩm.
Phương pháp kiểm tra này tạo thuận lợi hơn, trước đây khi xử lý sản phẩm vi phạm phải thành lập đoàn kiểm tra, thông báo mới tiếp cận doanh nghiệp. Tuy nhiên, với phương pháp hậu kiểm thì chỉ cần phát hiện sản phẩm không đảm bảo chất lượng, truy xuất nguồn gốc và xử lý.
Ngăn chặn nguy cơ từ gốc
Thời gian qua, ngành An toàn thực phẩm đã thanh tra, kiểm tra gần 5.500 lượt các cơ sở sản xuất, kinh doanh; phát hiện và xử lý 171 cơ sở vi phạm. Ngoài ra, đoàn kiểm tra đã đóng cửa 7 cơ sở vi phạm, đình chỉ lưu hành 5 loại sản phẩm của 10 cơ sở, yêu cầu 27 cơ sở khắc phục nhãn mác theo yêu cầu.
Trước thực trạng các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm về an toàn thực phẩm, ngành an toàn thực phẩm tỉnh Quảng Trị đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Đặc biệt tại cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, các làng nghề; nêu cao vai trò giám sát của tổ chức xã hội và người tiêu dùng đối với việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm của cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; đồng thời giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.

Công khai các cơ sở, cá nhân bị phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm trái pháp luật.
Bác sĩ Hồ Sỹ Biên cho biết, để ngăn chặn việc vi phạm về an toàn thực phẩm cần sự vào cuộc của nhiều ngành. Trước hết là khuyến cáo các cơ sở sản xuất, kinh doanh tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức cho người dân và toàn xã hội về việc lựa chọn thực phẩm an toàn. Cung cấp thông tin về các sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
“Việc đảm bảo an toàn thực phẩm không chỉ nằm ở khâu xử lý hành chính, mà phải ngăn chặn từ gốc sản phẩm. Chú trọng khâu sản xuất các thực phẩm an toàn, nâng cao ý thức của người dân về vấn đề an toàn thực phẩm. Bởi vấn đề an toàn thực phẩm nó ảnh hưởng đến sức khỏe, tương lai”, ông Biên nói.
Đăng Đức/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tăng cường phòng chống tác hại thuốc lá
Mỗi năm trên toàn thế giới có hơn 8 triệu ca tử vong, trong đó có khoảng 1,3 triệu ca tử vong do các bệnh liên quan đến hút thuốc lá thụ động. Năm nay, Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá từ ngày 25 – 31/5 với chủ đề "Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo" đặt mục tiêu nâng cao ý thức của người dân, nhận thức của cả cộng đồng về tác hại của thuốc lá, làm rõ việc quảng cáo sai sự thật, gây hiểu lầm nhằm thu hút người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ.

Giáo dục sức khỏe tâm thần cho học sinh trong trường học
Với những tác động từ việc học tập, môi trường sống, ngày càng có nhiều học sinh có biểu hiện đau đầu, trầm cảm, rối loạn tâm thần. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất mà còn tác động tiêu cực đến kết quả học tập. Vì vậy, các nhà trường và ngành y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang chú trọng vào việc giáo dục sức khoẻ tâm thần cho học sinh nhằm hỗ trợ cũng như giải quyết các yếu tố nguy cơ liên quan đến học đường.

Hơn 1.000 đại biểu dự Hội nghị khoa học Nội tiết - Đái tháo đường - Rối loạn chuyển hóa
Trong 2 ngày (24 và 25/5), tại Thanh Hóa, Bệnh viện Nội tiết tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Hội Nội tiết - Đái tháo đường Đà Nẵng tổ chức Hội nghị Nội tiết - Đái tháo đường - Rối loạn chuyển hóa Miền Trung và Tây Nguyên mở rộng lần thứ 26 với chủ đề "Lan toả tri thức y học đến với cộng đồng". Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng dự và chúc mừng hội nghị.

Đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế và người bệnh
Liên tiếp xảy ra những sự việc nhân viên y tế bị người nhà bệnh nhân hành hung khi đang khám, chữa bệnh trong thời gian gần đây khiến nhiều người bức xúc. Nguyên nhân để xảy ra tình trạng trên bắt nguồn từ cả 2 phía và cần có cái nhìn khách quan để cùng thay đổi hành vi, đảm bảo điều trị kịp thời nhất cho người bệnh và xây dựng văn hóa ở các cơ sở y tế.

Bộ Y tế lập 15 tổ kiểm tra về dược, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm, thiết bị y tế
Trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ kéo dài đến 15/6/2025, Bộ Y tế đã thành lập 15 tổ kiểm tra liên quan đến lĩnh vực dược,mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế.

Việt Nam chính thức thanh toán được bệnh mắt hột
Việt Nam vừa chính thức được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận đã thanh toán bệnh mắt hột - căn bệnh truyền nhiễm có thể gây mù lòa nếu không được điều trị kịp thời. Đây là dấu mốc y tế cộng đồng quan trọng, khẳng định những nỗ lực bền bỉ và thành công của ngành Y tế Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống bệnh mắt hột.

Thẩm định hồ sơ bệnh án điện tử tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa
Sáng ngày 24/5, Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa đã tổ chức Hội đồng chuyên môn thẩm định các điều kiện triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.

Người dân cần làm gì để bảo đảm quyền lợi đi khám, chữa bệnh BHYT khi dừng cấp thẻ BHYT giấy từ 1/6?
Từ ngày 01/6, cơ quan BHXH sẽ không cấp thẻ BHYT bản giấy cho người tham gia. Thay vào đó, người dân sẽ sử dụng thẻ BHYT điện tử trên ứng dụng VssID hoặc VNeID khi đi khám, chữa bệnh.

Phòng tránh say nắng, sốc nhiệt
Thanh Hoá đã bắt đầu trải qua các đợt nắng nóng gay gắt của mùa hè. Dự báo trong thời gian tới sẽ còn đón thêm nhiều đợt nắng nóng mới, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người dân, đặc biệt là người lao động ngoài trời, người cao tuổi và trẻ nhỏ. Một trong những nguy cơ dễ gặp phải là hiện tượng say nắng, sốc nhiệt. Liên quan đến vấn đề này, phóng viên TTV đã có cuộc trao đổi với Bác sĩ CKI Phạm Văn Tâm, Khoa Hồi sức tích cực 1 - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

Chủ động triển khai phòng, chống Covid-19 trên địa bàn tỉnh
Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá vừa có công văn đề nghị các sở, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng, chống Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Tăng cường các hoạt động truyền thông, vận động người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.