Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung – Khó về quỹ đất
(TTV) - Trong những năm gần đây, các địa phương đã chủ động quy hoạch và phát triển hình thức chăn nuôi tập trung, qui mô lớn. Mục tiêu là ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và hình thành những vùng chuyên canh đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc phát triển chăn nuôi trang trại tập trung của hộ dân và các địa phương trong tỉnh vẫn còn gặp không ít khó khăn,
Thực tế hiện nay, ở nhiều địa phương, việc bố trí vùng chăn nuôi tập trung đang gặp khó khăn do không có quỹ đất, nhất là đối với khu vực thành phố, thị xã khu vực ven đô. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ việc thiếu quy hoạch tổng thể các vùng sản xuất. Chính vì thiếu quy hoạch, nhiều nơi chỉ dám cho thuê đất để phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại với thời gian ngắn, các hộ thuê đất cũng không dám mạnh dạn đầu tư. Bên cạnh đó, một số địa phương mặc dù đã có chính sách dồn điền, đổi thửa để dành quỹ đất cho chăn nuôi tập trung, nhưng các hộ có đất lại không có khả năng tài chính, không có kinh nghiệm chăn nuôi. Ngược lại, các hộ có vốn lại không có quỹ đất, gây nên bất cập trong quá trình đầu tư sản xuất. Cùng với đó, các khu vực chăn nuôi tập trung cũng chưa được đầu tư nhiều về cơ sở hạ tầng, cũng là khó khăn đối với các hộ chăn nuôi.
Vấn đề đặt ra cho phát triển chăn nuôi trang trại tập trung trên địa bàn tỉnh ta trong thời gian tới là rất cần có các quy hoạch từ tổng thể đến quy hoạch chi tiết. Đi kèm với quy hoạch là các cơ chế, chính sách ổn định về thuê đất, chuyển đổi đất để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển chăn nuôi trang trại tập trung. UBND cấp huyện, xã cần tập trung đánh giá, rà soát lại tình hình phát triển chăn nuôi ở địa phương, trong đó chú trọng quỹ đất để phát triển chăn nuôi trang trại tập trung. Bên cạnh đó công tác tư vấn, thiết kế xây dựng và đào tạo lực lượng lao động cũng cần được các cấp, ngành quan tâm để việc phát triển vùng chăn nuôi tập trung trong tỉnh thực sự phát huy hiệu qủa cao, tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp.
Mời quý vị và các bạn xem nội dung chi tiết qua video dưới đây:
Lan Hương – Xuân Sơn
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

ADB: kinh tế Việt Nam duy trì triển vọng tăng trưởng ổn định
Đánh giá cao những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhận định: nền kinh tế sẽ duy trì triển vọng tăng trưởng ổn định và bền vững nếu các nỗ lực cải cách thể chế toàn diện thời gian qua được triển khai nhanh chóng và hiệu quả.

Thanh Hoá: 4 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trên 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái
4 tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tỉnh Thanh Hoá tăng trên 13,7% so với cùng kỳ năm trước phản ánh sự phục hồi và phát triển ổn định của ngành sản xuất công nghiệp địa phương.

4 tháng, Thanh Hóa thu ngân sách hơn 16 nghìn tỷ đồng
Trong 4 tháng đầu năm 2025, tỉnh Thanh Hóa thu ngân sách đạt trên 16.300 tỷ đồng, bằng 84,7% cùng kỳ và bằng 35,8% dự toán.

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng
Mới đây, Cục Thuế đã chỉ đạo các Chi cục Thuế trên cả nước khẩn trương phân loại, xử lý dứt điểm các hồ sơ còn tồn đọng, đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Thanh Hóa có khoảng 50 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nông sản
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Môi trường, những năm gần đây, chất lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản của tỉnh Thanh Hóa được nâng cao, đáp ứng tiêu chuẩn nhập khẩu của nhiều quốc gia trên thế giới.

Khoai tây vụ đông xuân đạt gần 200 triệu đồng/ha
Vụ đông xuân 2024-2025, diện tích gieo trồng khoai tây trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng 1.500 ha, tập trung tại một số huyện đồng bằng và ven biển.

Thanh Hoá: Xuất khẩu hàng hoá duy trì đà tăng trưởng
Theo Sở Công thương Thanh Hoá, trong tháng 4/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng do chưa bị tác động bởi chính sách thuế quan của Mỹ. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4 ước đạt hơn 603 triệu USD, tăng 4,2% so với tháng trước và tăng 16,9% so với cùng.

Thanh Hóa: Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I tăng 11,8%
Quý 1 năm 2025, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng trên 39.700 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 11,8% so với cùng kỳ.

Kinh tế tư nhân đóng góp gần 59% GRDP của Thanh Hóa
Đến nay, tỉnh Thanh Hóa có trên 21.000 doanh nghiệp và hơn 155.000 hộ kinh doanh đang hoạt động. Khu vực kinh tế tư nhân đang đóng góp gần 59% tổng sản phẩm của tỉnh.

Các cơ sở sản xuất, di ương hơn 1,8 tỷ con giống thủy sản
Từ đầu năm đến cuối tháng 4 năm 2025, các cơ sở giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã sản xuất và di ương hơn 1,8 tỷ con giống, cung cấp cho vụ xuân hè 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.