Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất dược liệu và rau màu hữu cơ
Nhằm giúp hội viên vươn lên làm giàu, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Đông Sơn đã khuyến khích, tạo điều kiện cho các hợp tác xã và hộ gia đình đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất dược liệu và rau màu hữu cơ. Việc chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng đến phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững.
Năm 2020, thực hiện Chương trình hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025, Hội Phụ nữ xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn đã vận động các thành viên chuyển đổi 12ha đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng, chăm sóc và chế biến sản phẩm cây cà gai leo, kim ngân, xạ đen, kim tiền thảo. Từ khi thành lập hợp tác xã với 31 thành viên, các hộ gia đình đã thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn cách chăm sóc cây dược liệu để tăng năng suất. Toàn bộ diện tích các cây dược liệu của hợp tác xã được trồng, chăm sóc theo quy trình Viet gap, không sử dụng thốc BVTV hóa học; áp dụng công nghệ tưới thấm, sử dụng màng nilon phủ cắt mặt luống để hạn chế cỏ dại, chống xói mòn rửa trôi dinh dưỡng. Cây được trồng đảm bảo khoảng cách để các tán cây có thể phát triển tốt nhất, cho năng suất tối ưu. Giống cây dược liệu được nhập từ công ty Tuệ Linh - đơn vị hàng đầu Việt Nam trong việc bảo tồn và phát triển cây thuốc bản địa.

Đối với quy trình thu hoạch và chế biến, hợp tác xã đầu tư xây dựng nhà sơ chế, máy cắt, hệ thống lò sấy, lò nấu cao tự động điều chỉnh lượng nhiệt vừa phải, giúp rút ngắn thời gian chế biến dược liệu nhưng vẫn đảm bảo hàm lượng hoạt chất cao dược liệu, giữ được màu sắc tươi đẹp của sản phẩm. Tất cả các sản phẩm cây dược liệu của hợp tác xã đều được chiết xuất thành cao và đóng lọ thủy tinh, dán nhãn QR-code truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Ngoài đầu tư chế biến dược liệu, hợp tác xã còn chủ động liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành hàng, tăng cường thông tin quảng bá, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, sản phẩm dược liệu của hợp tác xã đã được Công ty Dược Tuệ Linh, các nhà thuốc và các cơ sở bào chế dược phẩm trong và ngoài tỉnh thu mua. Mỗi năm, hợp tác xã cung ứng ra thị trường khoảng 350 tấn dược liệu, doanh thu ước đạt 3 tỷ đồng.


Với mục tiêu liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, năm 2020, Hội liên hiệp phụ nữ Thị trấn rừng Thông, huyện Đông Sơn đã thành lập hợp tác xã rau an toàn công nghệ cao trên diện tích 5ha. Trong quá trình sản xuất, hợp tác xã đã tuyển chọn các giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, khả năng kháng bệnh tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu; quy hoạch vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn phù hợp với điều kiện tự nhiên và lợi thế của từng vùng. Đồng thời hợp tác xã ứng dụng công nghệ số trong quá trình thâm canh rau, quả an toàn như: áp dụng hệ thống tưới tự động cho hàng nghìn m2 nhà màng, giúp tăng năng suất cây trồng trung bình 30%, giảm 50% chi phí công lao động so với phương thức tưới truyền thống. Việc bón phân qua hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Isarel còn giúp giảm 30% lượng phân bón, hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường trong quá trình canh tác.
Thay vì sản xuất nhỏ lẻ, khi tham gia Hợp tác xã, các thành viên cùng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, chú trọng tem nhãn truy xuất nguồn gốc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm các loại rau, củ, quả. Thành viên hợp tác xã được các ngành liên quan thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng kiến thức kinh doanh, phương pháp quảng bá, giới thiệu sản phẩm; hướng dẫn quản lý, điều hành Hợp tác xã. Các sản phẩm rau màu của Hợp tác xã đang cung ứng cho 22 bếp ăn tập thể trường học, cơ quan, đơn vị trong và ngoài huyện.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Đông Sơn đã thành lập được 6 hợp tác xã và 3 tổ hợp tác do phụ nữ làm chủ trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản. Với quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn để áp dụng cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ cao trong tổ chức sản xuất quy mô lớn đã góp phần nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích, tạo việc làm cho lao động và mang lại giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với sản xuất thông thường. Trong năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Đông Sơn đã thành lập 3 hợp tác xã, 14 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, chọn 7 ý tưởng khởi nghiệp xuất sắc tham gia cuộc thi khởi nghiệp do Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa tổ chức.

Với việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nhiều mô hình sản xuất tiên tiến đã được các cấp hội liên hiệp phụ nữ huyện Đông Sơn áp dụng hiệu quả. Qua đó, làm thay đổi tư duy sản xuất của nông dân từ truyền thống, thu nhập thấp sang sản xuất hàng hóa, cho giá trị kinh tế và thu nhập cao.

Viettel là nhà mạng có chất lượng tốt nhất tháng 4/2025
Theo dữ liệu mới nhất từ nền tảng i-Speed của Trung tâm Internet Việt Nam (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ), tốc độ tải xuống trung bình của mạng băng rộng di động trên cả nước trong tháng 4/2025 đạt 77,19 Mbps, trong khi tốc độ tải lên trung bình là 27,37 Mbps. Đáng chú ý, chất lượng mạng di động trong tháng qua ghi nhận mức cải thiện mạnh mẽ nhất kể từ tháng 2/2024.

31 đội tranh tài tại chung kết Sáng kiến Khoa học 2025
Cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2025 do VnExpress tổ chức đã bước vào vòng chung kết sau hơn 3 tháng triển khai. Trong số 199 hồ sơ vòng sơ loại, có 31 bài thi được chọn vào vòng chung kết dựa trên đánh giá của hội đồng giám khảo và bình chọn của độc giả.

Tập đoàn công nghệ Việt Nam mua công ty tư vấn công nghệ của Đức
Tập đoàn FPT vừa hoàn tất thương vụ mua công ty tư vấn công nghệ thông tin uy tín trong ngành năng lượng của Đức.

Hiệu ứng tích cực từ phong trào bình dân học vụ số
Thời gian qua, phong trào “Bình dân học vụ số” đã được một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thanh Hóa triển khai tích cực. Mục tiêu là hỗ trợ người dân các kỹ năng số để vận dụng trong đời sống.

Việt Nam có hơn 10.000 trạm 5G
Tính đến hết quý I/2025, các nhà mạng Việt Nam đã lắp đặt 10.600 trạm BTS 5G và dự kiến tăng 5 lần trong năm nay.

Cả nước còn hơn 700 thôn/bản chưa có sóng băng rộng di động
Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế, Bộ đã thường xuyên phối hợp với các địa phương tổ chức rà soát, xác định các thôn chưa có sóng băng rộng di động.

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa
Thực hiện mục tiêu, lộ trình cụ thể của ngành y tế tỉnh Thanh Hóa, việc chuyển đổi số tại các cơ sở y tế trong tỉnh đã và đang từng bước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đem lại tiện ích cho người dân.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi ươm cá giống, cá sinh sản
Nghề nuôi, ươm cá giống được xem là nghề truyền thống của người dân thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), nhiều năm qua, thị trấn Hậu Hiền đã trở thành nơi cung cấp cá giống có chất lượng cho các vùng nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh. Với nghề nuôi ươm cá giống, nhiều hộ dân đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Nâng cao năng lực thực tiễn cho nguồn nhân lực số
Theo số liệu được tổ chức Báo cáo thị trường IT Việt Nam công bố, năm 2025, ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam dự kiến cần khoảng 700.000 nhân sự mới. Tuy nhiên, con số thực tế hiện có tại các cơ sở đào tạo chỉ đáp ứng được khoảng 500.000 người. Sự chênh lệch này cho thấy ngành công nghệ thông tin đang thiếu hụt một lượng lớn lao động được đào tạo chính quy và có tay nghề cao.

Khởi công nhà máy chip bán dẫn đầu tiên do người Việt Nam làm chủ công nghệ
CT Semiconductor (thành viên Tập đoàn CT Group) vừa khởi công giai đoạn 2 nhà máy chip bán dẫn ATP tại Trung tâm phát triển công nghệ cao CT Group (Thuận An, Bình Dương). Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng là lần đầu tiên, người Việt làm chủ công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.