ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Sản xuất công nghiệp Thanh Hoá – Nửa nhiệm kỳ vượt khó

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025, gần 3 năm qua, trong bối cảnh phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức do tác động của đại dịch Covid-19, lạm phát kinh tế, nhưng hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn ghi nhận mức tăng trưởng khá cao. Chỉ số sản xuất công nghiệp giai đoạn 2021-2023 tăng bình quân khoảng 15%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước và đứng trong tốp đầu các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ. Kết quả này là tiền đề quan trọng để các ngành, các địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh tiếp tục tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp trong thời gian tới để hoàn thành và hoàn thành vượt mức mục tiêu của cả nhiệm kỳ, sớm hiện thực hoá mục tiêu đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước.

Thanh Thảo –Xuân Tuấn

20/09/2023 17:47

Tỉnh Thanh Hoá bước vào thực hiện mục tiêu sản xuất công nghiệp theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ 19 trong bối cảnh phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có bởi dịch bệnh Covid-19 và những căng thẳng, biến động chính trị, thương mại quốc tế khiến tình hình sản xuất có nhiều thời điểm bị đình trệ, giá cả nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất tăng, thị trường tiêu thụ hàng hoá giảm. 

Sản xuất công nghiệp Thanh Hoá – Nửa nhiệm kỳ vượt khó - Ảnh 2.

Trong bối cảnh đó, ngành công thương đã chủ động tham mưu cho tỉnh ban hành nhiều đề án, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp như: Đề án Phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030; Chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2022-2026. Tập trung các giải pháp cụ thể để phát triển công nghiệp với tốc độ cao, quy mô lớn. Trong đó, lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, công nghiệp chế biến, chế tạo là trụ cột tăng trưởng. Ưu tiên phát triển mạnh các ngành công nghiệp lọc hóa dầu và sau lọc hóa dầu, công nghiệp phục vụ kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn; thu hút đầu tư các dự án công nghiệp mới quy mô lớn, đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp. Tiếp tục phát triển hợp lý các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như: may mặc, giày da. Khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh để phát triển công nghiệp bền vững.  

Sản xuất công nghiệp Thanh Hoá – Nửa nhiệm kỳ vượt khó - Ảnh 3.

Đồng thời, tỉnh Thanh Hóa đã khẩn trương thực hiện các chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế, thúc đẩy sản xuất với mức cao nhất như: giảm thuế, hỗ trợ lãi suất ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới và hệ thống chất lượng tiên tiến để nâng cao giá trị hàng hóa, xúc tiến thương mại, tìm kiếm và phát triển thị trường mới. Bản thân các doanh nghiệp cũng đã chủ động, linh hoạt nỗ lực ổn định sản xuất và tìm kiếm thị trường mới. Nhờ vậy, giai đoạn 2021 - 2023 sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đạt mức tăng trưởng khá cao. Chỉ số sản xuất công nghiệp hằng năm tăng trên 15%, cao hơn mức tăng bình quân cả nước và đứng tốp đầu các tỉnh trong khu vực Bắc Trung Bộ. Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2021 – 2023 tăng trưởng bình quân 17,5%, cao hơn kế hoạch đề ra là 11,2%. Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chuyển dịch phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo luôn chiếm tỷ trọng chi phối trong giá trị sản xuất. Đa số các sản phẩm công nghiệp chủ lực, đóng góp lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp đều tăng trưởng bằng và vượt kế hoạch nửa nhiệm kỳ nêu trong kế hoạch 5 năm.

Sản xuất công nghiệp Thanh Hoá – Nửa nhiệm kỳ vượt khó - Ảnh 4.

Là lĩnh vực đóng góp lớn cho tăng trưởng công nghiệp của tỉnh, giai đoạn 2021-2023, ngành dệt may Thanh Hoá đã có những bước phát triển mạnh với nhiều dự án được đầu tư mới và nâng cấp, mở rộng quy mô sản xuất. Đại diện Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hoá cho biết trong hơn 2 năm qua, mặc dù chịu tác động nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19 và biến động kinh tế toàn cầu, sản lượng sản phẩm dệt may vẫn đạt mức tăng bình quân 12,6%/năm. Trong khó khăn, các doanh nghiệp dệt may Thanh Hoá đã chủ động, linh hoạt tìm giải pháp ứng phó, ưu tiên tìm kiếm đơn hàng từ các thị trường mới, đồng thời, tận dụng tối đa các đơn hàng, kể cả các đơn hàng ngắn để bảo đảm duy trì sản xuất và giữ chân người lao động.

Sản xuất công nghiệp Thanh Hoá – Nửa nhiệm kỳ vượt khó - Ảnh 5.

Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hoá

Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Thực hiện nghị quyết chắc chắn chúng tôi cố gắng thực hiện được nhưng cũng đang rất khó khăn, hy vọng từ hết năm 2023 sang năm 2024 thị trường dệt may sẽ nóng dần lên và trung tuần 2024 chúng tôi sẽ bứt phá lại, sẽ hoàn thành kế hoạch đề ra"

Một kết quả nổi bật trong sản xuất công nghiệp nửa nhiệm kỳ qua là tỉnh Thanh Hóa đã khánh thành, đưa vào hoạt động nhiều dự án công nghiệp quy mô lớn như Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2, Nhà máy Xi măng Đại Dương, Dây chuyền 4 - Nhà máy Xi-măng Long Sơn, Nhà máy Luyện cán thép Nghi Sơn, Nhà máy Sản xuất găng tay Nitrile Intco Việt Nam.... 

Sản xuất công nghiệp Thanh Hoá – Nửa nhiệm kỳ vượt khó - Ảnh 6.

Hình thành thêm một số sản phẩm công nghiệp mới, quy mô lớn, có tính cạnh tranh cao góp phần tạo động lực chính của tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo thêm nhiều việc làm nâng cao thu nhập của người lao động.

Sản xuất công nghiệp Thanh Hoá – Nửa nhiệm kỳ vượt khó - Ảnh 7.

Ông Jubok Lee, Giám đốc Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2, tỉnh Thanh Hoá

Ông Jubok Lee, Giám đốc Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 2 của chúng tôi có được thành công như ngày hôm nay là do có đóng góp rất lớn của tỉnh Thanh Hoá, đặc biệt là đã tạo mọi điều kiện hỗ trợ bất chấp dịch bệnh covid 19 diễn biến phức tạp, đảm bảo để nhà máy vận hành đúng kế hoạch. Dự án của chúng tôi  là dự án nhiệt điện áp dụng công nghệ hiện đại, giảm phát thải khí nhà kính và ô nhiễm môi trường,sau khi vận hành chúng tôi sẽ đóng góp nhiều cho tỉnh Thanh Hoá, đặc biệt là đóng góp cho ngân sách các hoạt động xã hội ở địa phương".

Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn cũng có những bước phát triển ổn định. Hiện toàn tỉnh có 36 nghề tiểu thủ công nghiệp đang hoạt động, với 118 làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động tại chỗ. Trong đó có các nghề hoạt động tốt như: đúc đồng, chế biến nông, lâm, thủy sản; chế biến bánh, bún, nem giò chả; chiếu cói; mây tre đan.

Sản xuất công nghiệp Thanh Hoá – Nửa nhiệm kỳ vượt khó - Ảnh 8.

Ông Phạm Minh Tôn, Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất chế biến cói xuất khẩu Việt Anh

Ông Phạm Minh Tôn, Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất chế biến cói xuất khẩu Việt Anh cho biết: "Doanh nghiệp đang tìm thêm thị trường mới như mở rộng thị trường Châu Á, thứ 2 hàng năm sang khảo sát thị trường ở các nước mình đang bán hàng để hiểu thêm nhu cầu, cải tiến mẫu mã sản phẩm và quan trọng giá thành phải cạnh tranh".

Theo đánh giá của ngành công thương, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang có nhiều dự án công nghiệp quy mô lớn được ký kết triển khai, sẽ hoàn thành ra sản phẩm mới trong giai đoạn từ nay đến năm 2025. Bên cạnh đó, nhiều nhóm sản phẩm công nghiệp như: Lọc hóa dầu Nghi Sơn, dầu ăn; thép Nghi Sơn, may mặc, thuỷ sản xuất khẩu… 

Sản xuất công nghiệp Thanh Hoá – Nửa nhiệm kỳ vượt khó - Ảnh 9.

còn dư địa tăng trưởng lớn. Hiện nhiều dự án công nghiệp đang được khẩn trương đẩy nhanh tiến độ. Nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cũng đang tập trung tháo gỡ những vướng mắc khó khăn về nguồn vốn, thị trường, đơn hàng để duy trì ổn định sản xuất. Đây sẽ là những yếu tố thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp trong cả nhiệm kỳ.

Sản xuất công nghiệp Thanh Hoá – Nửa nhiệm kỳ vượt khó - Ảnh 10.

Ông Shen Qi Bao, Phụ trách đầu tư công ty TNHH công nghiệp SAB Việt Nam

 Ông Shen Qi Bao, Phụ trách đầu tư công ty TNHH công nghiệp SAB Việt Nam cho biết: "Rất cảm ơn cơ quan nhà nước tỉnh Thanh Hoá đã giúp đỡ chủ đầu tư Dự án Nhà máy công nghiệp SAB Việt Nam thuận lợi tổ chức thi công dự án. Chúng tôi đang phấn đấu hoàn thành xây dựng toàn bộ dự án vào 30/10 năm nay, và sẽ đưa nhà máy vào vận hành trong tháng 1/2024. Giai đoạn đầu tiên chúng tôi đang đầu tư nhà xưởng số 1, số 2, tuyển dụng khoảng 500 công nhân với sản lượng sản xuất đạt khoảng 150 triệu USD cho mỗi năm".

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, từ quý 4/2022 đến nay, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại do tác động của lạm phát kinh tế, ảnh hưởng của dịch bệnh. Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp truyền thống có xu hướng giảm dần qua từng năm, như: đường kết tinh, bia, thuốc lá.... Nhiều sản phẩm công nghiệp như dệt may, da giày vẫn chủ yếu là nhận gia công, giá trị gia tăng thấp. Tiến độ đầu tư một số dự án công nghiệp còn chậm. Đây sẽ là những thách thức lớn cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng công nghiệp của cả nhiệm kỳ đã đề ra.

Sản xuất công nghiệp Thanh Hoá – Nửa nhiệm kỳ vượt khó - Ảnh 11.

Trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn thách thức đặt ra, ngành công thương Thanh Hoá đã xây dựng kịch bản sản xuất công nghiệp cho các năm tiếp theo. Trong đó, phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2023 đạt 230.000 tỷ đồng; năm 2024 dự kiến đạt 250.000 tỷ đồng, năm 2025 dự kiến đạt 280.000 tỷ đồng. Tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 2021-2025 ước đạt 14,6%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra. Nhiều giải pháp đang được đưa ra để hoàn thành kịch bản tăng trưởng công nghiệp cho cả nhiệm kỳ.

Sản xuất công nghiệp Thanh Hoá – Nửa nhiệm kỳ vượt khó - Ảnh 12.

Ông Lê Huy Tuấn Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính – Tổng hợp, sở Công thương Thanh Hóa

Ông Lê Huy Tuấn, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính – Tổng hợp, sở Công thương Thanh Hóa cho biết: "Thứ nhất phải nâng cao năng lực dự báo về bối cảnh, thuận lợi thách thức tác động đến sản xuất công nghiệp để có giải pháp tham mưu cho tỉnh, tập trung nắm bắt khó khăn cho doanh nghiệp, đưa dự án sản xuất công nghiệp đã được chấp thuận chủ trương sớm vào hoạt động để có sản phẩm mới, đồng thời tiếp tục xúc tiến đầu tư, phát triển lĩnh vực sản xuất công nghiệp"

Qua nửa nhiệm kỳ nỗ lực vượt khó, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang dần thay đổi về quy mô, cơ cấu theo hướng tích cực, vừa tạo ra giá trị lớn, vừa tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Với những kết quả đã đạt được, cùng nhiều giải pháp đồng bộ, linh hoạt trong lãnh đạo chỉ đạo điều hành của chính quyền địa phương, sự nỗ lực cố gắng của các đơn vị, doanh nghiệp, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thời gian tới được kỳ vọng sẽ tiếp tục có bước phát triển bứt phá, thực sự là lĩnh vực then chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Sản xuất công nghiệp Thanh Hoá – Nửa nhiệm kỳ vượt khó - Ảnh 13.

Nguồn: Đưa nghị quyết vào cuộc sống 19/9/2023

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

07:15 , 07/05/2024

Thương mại điện tử đang có sự phát triển mạnh mẽ, thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân, cũng như tạo cơ hội phát triển thị trường cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ này đang đặt ra những thách thức rất lớn cho cơ quan quản lý nhà nước trong ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại trên nền tảng số để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người tiêu dùng.

Giám sát chặt thực hiện hóa đơn điện tử theo từng lần bán với xăng dầu

Giám sát chặt thực hiện hóa đơn điện tử theo từng lần bán với xăng dầu

07:10 , 07/05/2024

Tổng cục Thuế vừa yêu cầu các đơn vị trong ngành tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu.

Lượng tiền gửi vào ngân hàng giảm mạnh

Lượng tiền gửi vào ngân hàng giảm mạnh

07:05 , 07/05/2024

Ngân hàng Nhà nước vừa cập nhật số liệu về tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 1/2024. Tiền gửi của cả khách hàng doanh nghiệp và dân cư đều giảm mạnh trong tháng đầu năm.

Vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 9,27 tỷ USD

Vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 9,27 tỷ USD

07:00 , 07/05/2024

Thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, 4 tháng đầu năm 2024, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã đạt hơn 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so cùng kỳ năm 2023.

Huyện Thường Xuân có gần 63 ha sản xuất nông nghiệp theo  hướng hữu cơ

Huyện Thường Xuân có gần 63 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

07:59 , 06/05/2024

Nhằm hướng đến sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao, huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích, vận động người dân ứng dụng công nghệ cao, các quy chuẩn an toàn như: VietGAP và hữu cơ vào sản xuất.

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt gần 2 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt gần 2 tỷ USD

07:50 , 06/05/2024

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 4/2024 xuất khẩu rau quả Việt Nam ước đạt 520 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả trong 4 tháng đầu năm của nước ta đạt 1,8 tỷ USD.

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về hơn 19 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về hơn 19 tỷ USD

07:43 , 06/05/2024

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả nước ước đạt hơn 19 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

07:40 , 06/05/2024

Trong tờ trình gửi Quốc hội mới đây nhất, Chính phủ đã đề xuất xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế Giá trị gia tăng (VAT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế VAT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024, tính từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024.

Năm 2024 ngành dệt may Thanh Hóa phấn đấu xuất khẩu 360 triệu sản phẩm

Năm 2024 ngành dệt may Thanh Hóa phấn đấu xuất khẩu 360 triệu sản phẩm

10:03 , 05/05/2024

Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 300 doanh nghiệp sản xuất trong ngành dệt may. Quý 1/2024, ngành dệt may Thanh Hoá đã xuất khẩu được hơn 91,3 triệu sản phẩm, tăng 17,8% so với cùng kỳ.

Tiếp tục gia hạn Thông tư 02/2023: Thêm cơ hội cho doanh nghiệp phục hồi

Tiếp tục gia hạn Thông tư 02/2023: Thêm cơ hội cho doanh nghiệp phục hồi

09:40 , 05/05/2024

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và ngân hàng trong việc khơi thông dòng chảy tín dụng, mới đây Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN.