Sản xuất giấy, vàng mã gặp khó khăn từ thị trường tiêu thụ
Thời gian gần đây, các doanh nghiệp sản xuất giấy, vàng mã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang đối diện với nhiều khó khăn khi nhu cầu tiêu thụ của thị trường và giá các mặt hàng giảm mạnh. Nhiều doanh nghiệp đã phải sản xuất cầm chừng, có doanh nghiệp phải dừng sản xuất.
Công ty TNHH Tân Thái Thanh, xã Thiết Kế, huyện Bá Thước mỗi tháng có sản xuất khoảng 130 đến 150 tấn giấy, vàng mã từ luồng để xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn nên công ty chỉ duy trì hoạt động sản xuất cẩm chừng, chỉ đạt một phần ba công suất.
Ông Phạm Duy Hợp, Quản đốc Công ty TNHH Tân Thái Thanh cho biết: "Công ty vừa hoàn thiện xong hệ thống xử lý nước thải và đi vào hoạt động từ đầu năm 2024. Tuy nhiên, đến thời điểm này do thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn nên công ty đã phải dừng hoạt động sản xuất".
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hàng trăm cơ sở chế biến lâm sản, trong đó có trên 10 doanh nghiệp chế biến lâm sản từ tre, luồng để sản xuất giấy, bột giấy và vàng mã.
Các doanh nghiệp cho biết, thời gian gần đây, thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, giá đầu ra của sản phẩm giấy, vàng mã cũng giảm khoảng 10 - 20% nên đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất. Nhiều doanh nghiệp chỉ duy trì từ 30 đến 50% công suất nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất cẩm chừng.
Ông Lê Đăng Tình, Ban Quản lý Hợp tác xã Chế biến lâm sản Sông Mã cho biết: "Do giá bán sản phẩm giảm, khó quay vòng vốn nên doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất"
Nhằm khắc phục khó khăn, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến giấy, vàng mã đang nỗ lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh áp dụng công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm. Đồng thời, nắm bắt tốt cơ hội khi thị trường tiêu thụ giấy, vàng mã phục hồi.
Các doanh nghiệp trong Khu kinh tế Nghi Sơn tăng tốc sản xuất cuối năm
Khu Kinh tế Nghi Sơn hiện có 183 doanh nghiệp đang hoạt động. Những tháng cuối năm 2024 là thời điểm các doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh sản xuất để hoàn thành những đơn hàng trong năm, đạt mục tiêu, kế hoạch về doanh thu, sản lượng đã đề ra từ đầu năm.
Đòn bẩy công nghệ số thúc đẩy tiêu thụ nông sản xứ Thanh
Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Thanh Hoá đã đưa thêm 355 doanh nghiệp, hộ sản xuất tham gia sàn thương mại điện tử với tổng số 400 sản phẩm. Đến nay, toàn tỉnh đã có khoảng 600 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP tham gia quảng bá giới thiệu và bán hàng trên các sàn thương mại điện tử với trên 1.050 sản phẩm các loại.
Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, các doanh nghiệp dệt may trong nước đang tích cực sản xuất, đáp ứng thời gian giao hàng và về đích theo đúng kế hoạch.
Hơn 202.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong tháng 10
10 tháng năm nay, cả nước có hơn 136.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký hơn 1,3 triệu tỷ đồng.
Tích tụ trên 4,6 nghìn ha đất để phát triển chăn nuôi quy mô lớn
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, tính đến hết tháng 10/2024, toàn tỉnh đã tích tụ được trên 4,6 nghìn ha đất để phát triển chăn nuôi quy mô lớn.
Thanh Hoá công bố danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU
Thực hiện đợt cao điểm về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã rà soát, thông báo danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm các quy định chống khai thác IUU. Đồng thời, đưa 55 tàu ra khỏi danh sách nguy cơ vi phạm.
Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Xuất khẩu rau quả Việt Nam đến hết tháng 10 đã có lần đầu tiên vượt mốc 6 tỷ USD, đồng thời cũng vượt mốc 4 tỷ USD ở thị trường Trung Quốc.
Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu hạt điều về Việt Nam trong tháng 10 năm 2024 đạt hơn 141.000 tấn, trị giá hơn 220 triệu USD, giảm 16,9% về lượng và giảm 9,3% về trị giá so với tháng trước đó.
Sản lượng và doanh thu ngành vật liệu xây dựng sụt giảm
Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng, cho biết, những năm gần đây, ngành vật liệu xây dựng nước ta lại đang gặp khó khăn, sản lượng tiêu thụ và doanh thu đều sụt giảm, dễ dẫn đến nguy cơ đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ứng phó với xu hướng gia tăng bảo hộ tại các thị trường
Hiện nay, dư địa mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường châu Á- châu Phi còn rất lớn, nhưng một trong những khó khăn lớn nhất là quan điểm bảo hộ, tạo ra các rào cản từ các nước nhập khẩu đòi hỏi ngành Công thương và các doanh nghiệp phải chủ động ứng phó.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.