xử lý nước thải
Đảm bảo môi trường tại các nhà máy chế biến tinh bột sắn
Thời gian gần đây, các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh đã quan tâm hơn đến việc đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, qua đó không chỉ góp phần hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường mà còn tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển bền vững.
Không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế
Trên địa bàn huyện Quan Hóa hiện có 9 cơ sở chế biến giấy, bột giấy đang hoạt động. Các cơ sở này nằm dọc theo các con sông, suối, quy trình sản xuất có sử dụng lượng lớn nước và hóa chất. Do đó, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường là rất cao, trong đó có việc xả thải ra môi trường. Vì vậy, việc tăng cường quản lý nhà nước, đảm bảo các cơ sở chế biến giấy, bột giấy tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động là yêu cầu bắt buộc được đặt ra.
Sản xuất giấy, vàng mã gặp khó khăn từ thị trường tiêu thụ
Thời gian gần đây, các doanh nghiệp sản xuất giấy, vàng mã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang đối diện với nhiều khó khăn khi nhu cầu tiêu thụ của thị trường và giá các mặt hàng giảm mạnh. Nhiều doanh nghiệp đã phải sản xuất cầm chừng, có doanh nghiệp phải dừng sản xuất.
Tình trạng cá lồng chết hàng loạt trên sông Mã
Trong thời gian gần đây, tại huyện Bá Thước, cá lồng của người dân nuôi trên sông Mã đã chết hàng loạt, gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương và các ngành chức năng đang tập trung các giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại; đồng thời tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
Đảm bảo môi trường trong chế biến lâm sản ở Bá Thước
Trong thời gian gần đây, với sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, sự giám sát chặt chẽ, thường xuyên của chính quyền địa phương, tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là quy trình xử lý nước thải từ các cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản trên địa bàn huyện Bá Thước đã có những chuyển biến tích cực.
Tuân thủ nghiêm ngặt quy định về bảo vệ môi trường trong bảo dưỡng Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn
Với hơn 3.300 thiết bị được tháo rời, kiểm tra, làm sạch, bảo dưỡng hoặc thay mới cùng khoảng 5.000 nhân công làm việc bên trong nhà máy, trong thời gian bảo dưỡng, lượng phát thải của nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn tăng khoảng 30% so với bình thường. Trong đó, có số lượng lớn chất thải nguy hại gồm dầu thải, các chất xúc tác bị thay thế, bao bì nhựa thải… Do vậy, việc kiểm soát chặt chẽ công tác đảm bảo vệ sinh môi trường là một trong những yêu cầu nghiêm ngặt trong suốt quá trình bảo dưỡng nhà máy.
Sầm Sơn cụ thể hóa cơ chế đặc thù để phát triển đô thị
Nhằm đáp ứng yêu cầu "Xây dựng và phát triển thành phố Sầm Sơn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" theo Nghị quyết số 07 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa; ngày 13/7/2022 Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Sầm Sơn. Nghị quyết về cơ chế chính sách đặc thù của tỉnh có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi, giúp Đảng bộ, chính quyền thành phố Sầm Sơn triển khai thực hiện các công trình, dự án động lực, có tác động lan tỏa, cấp thiết, phục vụ an sinh xã hội và đời sống Nhân dân đã được xác định trong các nghị quyết, quy hoạch của địa phương.
Trạm xử lý nước thải khu công nghiệp xây dựng 15 năm không hoạt động
Khu công nghiệp Tây Bắc Ga, thành phố Thanh Hóa hiện có khoảng 100 trăm doanh nghiệp đang hoạt động. Theo dự án được phê duyệt, năm 2007 tại đây đã đầu tư xây dựng công trình Trạm xử lý nước thải cho toàn bộ khu công nghiệp, nhằm đảm bảo môi trường cho các hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, sau 15 năm khởi công xây dựng, trạm xử lý nước thải vẫn chưa được vận hành. Công trình hàng chục tỷ đồng nhiều năm qua để hoang gây lãng phí và không phát huy được tác dụng.