Sản xuất hữu cơ - hướng đi bền vững cho ngành Nông nghiệp
Khi nhận thấy xu hướng phát triển nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường là hướng đi bền vững, nhiều Hợp tác xã (HTX), hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đã linh hoạt chuyển đổi mô hình sản xuất để tạo ra nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển sản xuất đã khẳng định được ưu thế vượt trội và yếu tố quyết định trong việc nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, sản lượng và giá trị của sản phẩm.
Huyện Hoằng Hóa là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất nông, ngư nghiệp. Xác định phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, ứng dụng chuyển đổi số để phát triển các chuỗi cung ứng là hướng đi tất yếu, thời gian qua, huyện đã phát triển được các vùng sản xuất quy mô lớn với nhiều mô hình hiệu quả, hiện đại và bền vững. Điển hình như: Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Hồng Nhuệ, đã đi đầu trong lĩnh vực liên kết đầu tư sản xuất luân canh các loại rau, củ, quả nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Để các cây trồng đạt hiệu quả về năng suất và sản lượng, HTX đã áp dụng nghiêm ngặt quy trình chăm sóc, bảo vệ từ khâu làm đất, bón phân đến phòng trừ sâu bệnh. Trong quá trình bổ sung dinh dưỡng cho cây, HTX phối trộn phân hữu cơ gồm ngô, đậu tương, chăm sóc cây bằng chế phẩm sinh học hữu cơ để tăng độ bền cho cây; hệ thống tưới tiêu được đầu tư lắp đặt tự động. Sản phẩm sau thu hoạch được vận chuyển vào phòng sơ chế làm sạch và đóng gói, dán tem truy xuất nguồn gốc. Hiện nay, các sản phẩm của HTX được tiêu thụ tại các chuỗi cửa hàng nông sản, thực phẩm an toàn trong và ngoài tỉnh. Ngoài việc bán hàng truyền thống, HTX đã phát triển kênh tiêu thụ nông sản thông qua các nền tảng số thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiki hay mạng xã hội Facebook. Doanh thu của HTX hàng năm đạt khoảng 2 tỷ đồng, tạo việc làm cho gần 10 lao động.

Bà Lê Thị Nhung, Giám đốc HTX Hồng Nhuệ, xã Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Toàn bộ thâm canh cây trồng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc diệt cỏ bằng cách trồng xen canh các loại cây và hoàn toàn sử dụng phân hữu cơ cho đất, đảm bảo đúng quy trình, liên kết tiêu thụ đầu ra cho nông dân".
Trang trại hữu cơ Nguyễn Xuân, thôn Xuân Thái, xã Yên Thọ, huyện Yên Định là một trong những trang trại đầu tiên của tỉnh Thanh Hoá đạt tiêu chuẩn hữu cơ/organic quốc gia, với sản phẩm bưởi Diễn trên diện tích được chứng nhận 70.000m2, sản lượng khoảng 250 tấn quả/năm. Anh Nguyễn Xuân Khải - chủ trang trại cho biết: Để đạt tiêu chuẩn hữu cơ/organic quốc gia cho sản phẩm bưởi Diễn, trang trại phải thực hiện 8 không, đó là: không thuốc trừ sâu, không phân bón hóa học, không thuốc diệt cỏ, không sử dụng hóa chất, không thuốc kích thích, không đánh bồn và xáo xới gốc cây, không tiện gốc và cành, không quét và bón vôi vào gốc cây. Trang trại luôn sử dụng các chế phẩm sinh học, phân bón có nguồn gốc nông sản như: cá, tôm, đậu tương để bón cho cây trồng. Nhờ đó, đất đai luôn tơi xốp, giữ ẩm và tăng độ phì nhiêu. Quá trình thực hiện quy trình sản xuất hữu cơ trang trại đã phối hợp với Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam theo dõi, kiểm tra để hoàn thiện các yêu cầu sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ organic. Việc chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho trang trại so với phương thức sản xuất truyền thống. Ngoài lợi ích kinh tế, nông nghiệp hữu cơ còn có tác động tích cực đến môi trường, giúp giảm thiểu ô nhiễm đất, nước và không khí do hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Không chỉ trồng bưởi hữu cơ, trang trại Nguyễn Xuân còn phát triển thêm các sản phẩm như: mứt vỏ bưởi, tinh dầu bưởi hữu cơ, rượu vang bưởi hữu cơ…

Ông Nguyễn Xuân Khải, Xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Hữu cơ tuần hoàn chính là để tái tạo lại hệ sinh thái cân bằng, có lợi cho sức khỏe, có lợi cho người tiêu dung, bảo vệ môi trường. Hiện nay, cây bưởi ở đây đã đạt tiêu chuẩn hữu cơ từ năm 2020, trang trại đang áp dụng tuần hoàn tái tạo, bảo toàn năng lượng, vận hành theo cơ chế của rừng tự nhiên".
Là địa phương có truyền thống sản xuất rau màu, song đứng trước thực trạng sản xuất nông nghiệp truyền thống gặp nhiều rủi ro do biến đổi khí hậu, tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, thiếu tính cạnh tranh, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc đã chủ động đầu tư chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, HTX đã đầu tư 2ha nhà màng chuyên trồng dưa vàng, với hệ thống tưới nhỏ giọt tự động được điều khiển trực tiếp bằng điện thoại thông minh. Nhờ áp dụng các giải pháp đồng bộ, như: nhật ký điện tử, hệ thống quản lý sản xuất bằng điện thoại thông minh, hệ thống tưới tự động, tem truy xuất nguồn gốc QR code đã giúp HTX giảm tới 90% chi phí sử dụng nhân công, năng suất đạt cao hơn từ 15 đến 20% so với canh tác thông thường. Để bảo đảm chất lượng sản phẩm sau thu hoạch, HTX tuân thủ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap, không sử dụng thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại mà chỉ sử dụng các chế phẩm hữu cơ vi sinh. Thay vì phải thuê cả chục lao động tham gia vào các khâu của quá trình sản xuất thì nay mọi hoạt động sản xuất của HTX đều có thể điều khiển từ xa.

Chị Lê Thị Thảo, Thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc chia sẻ: "Sản xuất theo phương pháp hữu cơ với tiêu chí an toàn, chất lượng và bảo vệ môi trường, an toàn cho người sử dụng nên được nhiều thương lái về tận vườn thu mua".
Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất bảo vệ tài nguyên đất, hệ sinh thái và sức khỏe con người, là sự kết hợp kỹ thuật truyền thống và tiến bộ khoa học để làm lợi cho môi trường chung, không sử dụng các yếu tố gây tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 5.000ha cây trồng sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ; các diện tích này đã được cấp mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu với 164 mã trên tổng diện tích 1.511,5ha. Tuy nhiên, thời gian tới để phát trển sản xuất hữu cơ, các địa phương cần lựa chọn, xác định các vùng sản xuất tập trung đặc trưng, phù hợp với điều kiện sinh thái, tiềm năng phát triển và thị trường tiêu thụ sản phẩm để khuyến khích các doanh nghiệp, HTX và người dân có nhu cầu sản xuất đầu tư phát triển.


Ông Nguyễn Đức Thái, Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Đức Thái, Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tuyên truyền, tập huấn và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất hữu cơ; xây dựng chương trình liên kết thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định lâu dài cho nông sản địa phương".
Năm 2025, Thanh Hóa đặt mục tiêu đạt 3.500ha diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ đạt tiêu chuẩn công nghệ cao. Trong đó, diện tích sản xuất ứng dụng công nghệ số, thông minh đạt 1.000ha trở lên, giá trị canh tác đạt từ 500 triệu đồng/ha/năm trở lên. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu sản xuất hữu cơ công nghệ cao, lợi nhuận trung bình đạt 200 triệu đồng/ha/năm đối với trồng trọt, gấp 2,5 đến 3 lần so với sản xuất nông nghiệp thông thường.

Khởi công nhà máy chip bán dẫn đầu tiên do người Việt Nam làm chủ công nghệ
CT Semiconductor (thành viên Tập đoàn CT Group) vừa khởi công giai đoạn 2 nhà máy chip bán dẫn ATP tại Trung tâm phát triển công nghệ cao CT Group (Thuận An, Bình Dương). Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng là lần đầu tiên, người Việt làm chủ công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn.

Hội thảo khoa học phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa
Sáng ngày 6/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn 2045”.

Điều kiện doanh nghiệp viễn thông được hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 88/2025 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị quyết số 193 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị định quy định rõ các điều kiện, căn cứ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp viễn thông triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G.

Ứng dụng Vietinbank iPay Mobile - Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2025
Đón đầu làn sóng chuyển đổi số và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các Ngân hàng, VietinBank đã đầu tư mạnh mẽ vào phát triển ngân hàng số với Ứng dụng VietinBank iPay Mobile. Đây được đánh giá là một ứng dụng ngân hàng số đột phá về dịch vụ lẫn thiết kế, đứng đầu về tốc độ và an toàn bảo mật, mang đến cho người dùng những trải nghiệm trọn vẹn khi giao dịch trên thiết bị di động. Và năm nay là lần thứ 8 liên tiếp VietinBank iPay Mobile - Hệ sinh thái ngân hàng số vạn năng được nhận giải thưởng Sao Khuê 2025.

Đến năm 2025, 100% thủ tục liên quan doanh nghiệp sẽ làm trực tuyến
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đề xuất miễn tiền thuê đất cho dự án sản xuất chip bán dẫn, AI
Chính phủ vừa đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội các trường hợp được miễn, giảm tiền thuê đất theo Luật Đất đai. Đáng chú ý là đề xuất miễn tiền thuê đất đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ số trọng điểm, sản phẩm phần mềm, chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo. Các đơn vị viện, trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ số cũng được đề xuất miễn, giảm tiền thuê đất.

Tự động hoá trong chăn nuôi gia cầm
Thời gian qua, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế của người chăn nuôi. Vì vậy, xây dựng vùng chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ tự động hóa đang là giải pháp mà ngành Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa hướng đến nhằm giúp người chăn nuôi giảm thiểu rủi ro, hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường và thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP
Để nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, khẳng định thương hiệu, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường, thời gian qua, các chủ thể đã không ngừng sáng tạo, đổi mới, đầu tư ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất. Qua đó, góp phần hoàn thiện các tiêu chuẩn, bảo đảm chất lượng và mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng tốt nhất.

Nâng cao chất lượng các nhiệm vụ khoa học công nghệ
Trong những năm qua, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, nâng cao chất lượng nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp là 1 trong những giải pháp quan trọng, qua đó từng bước cải thiện chất lượng các đề tài, dự án, nâng cao tính ứng dụng và khả năng nhân rộng kết quả sau nghiệm thu, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói riêng và của tỉnh nói chung.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý đất đai
Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai, ngành Nông nghiệp và Môi trường đã ứng khoa học công nghệ, giúp các địa phương trong tỉnh quản lý đất đai toàn diện, thông suốt hiệu quả, tăng mức hài lòng của người dân, doanh nghiệp, đẩy mạnh chuyển đổi số, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.