Sản xuất phân bón hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp
Từng làm cán bộ phân phối cho công ty phân bón trong tỉnh, bà Lê Thị Quyên, xã Hoằng Đạo, huyện Hoằng Hóa nhận thấy những ảnh hưởng không tốt tới môi trường và sức khỏe con người từ việc sử dụng các loại hóa chất trong sản xuất nông nghiệp. Bà đã trăn trở, tìm tòi học hỏi cách làm phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp và đã sản xuất thành công sản phẩm này.
Vì tiện lợi trong sử dụng, nhiều nông dân đã lạm dụng, sử dụng phân bón vô cơ, bỏ qua nguồn phân hữu cơ sẵn có được tận dụng từ chăn nuôi, và các phụ phẩm trong trồng trọt. Việc lạm dụng trong thời gian dài đã và đang làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm và nguy hại hơn là làm chai lỳ, ô nhiễm, ảnh hưởng rất lớn đến đất sản xuất nông nghiệp.
Là người có chuyên môn về lĩnh vực nông nghiệp, năm 2019, bà Lê Thị Quyên quyết định từ bỏ công việc đang làm, về quê thành lập Hợp tác xã nông nghiệp sạch Hoằng Đạo. Để hạn chế sử dụng các loại phân hóa học trong sản xuất nông nghiệp, tạo ra các nông sản an toàn, năm 2021 bà quyết định đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm hệ thống dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ. Để có nguồn nguyên liệu, bà đấu mối với các chủ trang trại chăn nuôi, người dân các khu sản xuất rau tập trung trên địa bàn tỉnh để thu mua phân, phế phẩm từ cây trồng. Đến nay, sản phẩm phân bón hữu cơ của hợp tác xã đã có mặt ở trong và ngoài tỉnh, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng sản phẩm.


Bà Lê Thị Quyên, Giám đốc Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp sạch Hoằng Đạo, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Bà Lê Thị Quyên, Giám đốc Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp sạch Hoằng Đạo, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Khuyến nông tỉnh Thanh hóa cũng sử dụng sản phẩm này đưa cho các huyện Nông Cống, Quảng Xương, Hậu Lộc, Thanh Hóa để dùng thử thì báo cáo lại sản phẩm này rất tốt, cứng cây, không bị đổ, mặc dù trời mưa bão các nhà bên đỏ nhưng dùng phân này không bị đổ quan trọng là ít sâu và không bệnh. Mang lại sản phẩm gạo sạch cho xã hội".
Từ việc sản xuất với công suất nhỏ, khoảng 5 tấn/ngày, đến nay hợp tác xã sản xuất nông nghiệp sạch Hoằng Đạo đã đầu tư nhà xưởng, máy móc hiện đại với công suất 20 đến 30 tấn/ngày. Năm 2024, hợp tác xã đã cung cấp ra thị trường 2.000 tấn phân bón hữu cơ, doanh thu hàng tỷ đồng. Không chỉ có thu nhập cao, hợp tác xã còn tạo việc làm cho 24 lao động thường xuyên và 50 lao động thời vụ với mức lương ổn định.

Bà Nguyễn Thị Hùng, Thôn Nhân Đạo, xã Hoằng Đạo, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Trước đây tôi đi làm tự do, từ ngày có công ty phân bón ở ngoài hợp tác xã Hoằng Đạo tôi đi làm công việc rất ổn định, mức lương thu nhập từ 7 đến 10 triệu đồng/tháng".
Bà Lê Thị Quyên vẫn đang tiếp tục cải tiến công nghệ sản xuất, đầu tư máy móc hiện đại để nâng cao công suất và chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường. Việc sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp của Hợp tác xã nông nghiệp sạch Hoằng Đạo không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông nghiệp, mà còn bảo vệ môi trường và sức khỏe đối với con người, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.

Gần 224.000 tỉ đồng cho vay phát triển kinh tế
Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hoá có 115 tổ chức tín dụng đang hoạt động, với 181 phòng giao dịch. Tính đến hết tháng 3/2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt gần 224.000 tỉ đồng, tăng 1,25% so với cuối năm 2024.

Bộ Công thương chịu trách nhiệm điều hành giá xăng dầu
Từ ngày 2/5 tới đây, việc công bố giá cơ sở xăng dầu sẽ do một đầu mối là Bộ Công Thương thực hiện, thay cho mô hình tổ liên ngành Tài chính - Công Thương vốn được duy trì nhiều năm nay.

Giảm 30% tiền thuê đất
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 87/2025 quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024.

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%
Nhận định kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với thương chiến, xung đột địa chính trị và nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, Chính phủ đề nghị các bộ, cơ quan, địa phương không bi quan mà tận dụng cơ hội, tháo gỡ khó khăn để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay từ 8% trở lên, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Phát triển mô hình dược liệu tại huyện Thường Xuân
Huyện Thường Xuân vừa phối hợp với Chương trình vùng Thường Xuân - Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam tổ chức Hội thảo thúc đẩy phát triển mô hình sản xuất dược liệu tại thôn Sơn Minh, xã Luận Thành.

Gần 224 nghìn tỉ đồng cho vay phát triển kinh tế
Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hoá có 115 tổ chức tín dụng đang hoạt động, với 181 phòng giao dịch. Tính đến hết tháng 3/2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt gần 224 nghìn tỉ đồng, tăng 1,25% so với cuối năm 2024.

Quý 1 năm 2025, Thanh Hóa giải ngân vốn đầu tư công cao hơn bình quân chung cả nước
Đến hết quý 1 năm nay, Thanh Hóa đã giải ngân hơn 2.400 đồng vốn đầu tư công, bằng 16,9% kế hoạch vốn được giao, cao hơn 0,9% so với cùng kỳ năm 2024 và cao hơn 7,4% so với bình quân chung cả nước. Năm 2025, Thanh Hóa được giao kế hoạch vốn đầu tư công trên 14.200 tỷ đồng.

Siết chặt nguyên liệu làm hàng xuất khẩu
Trước tình hình thương mại quốc tế diễn biến nhanh chóng, khó lường, Bộ Công thương vừa có văn bản gửi các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu, đề nghị phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý Nhà nước để kịp thời nắm bắt thông tin, động thái thị trường nhằm chủ động phương án sản xuất và xuất khẩu.

Trong 3 tháng đầu năm 2025, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 11 tỷ USD
Đến hết tháng 3 năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 11 tỷ USD, tăng trên 34% so với cùng kỳ năm 2024.

Tận dụng tốt thương mại điện tử xuyên biên giới để xuất khẩu
Bộ Công Thương cho biết, thương mại điện tử xuyên biên giới chiếm từ 20 đến 22% giá trị thương mại điện tử toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng gấp 2,3 lần so với thương mại điện tử thông thường. Đây là cơ hội lớn cho các nhà sản xuất Việt Nam đang sở hữu nguồn nhân lực dồi dào, sản phẩm đa dạng và chính sách hỗ trợ ngày càng cởi mở.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.