Sáng mãi phẩm chất Bộ đội cụ Hồ
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tỉnh Thanh Hóa có 88 người được phong tặng, truy tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Sau chiến tranh, những anh hùng dũng sỹ từng làm nên những điều phi thường lại trở thành những con người bình dị trong cuộc sống đời thường. Nhưng dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, họ vẫn luôn giữ vững và phát huy phẩm chất ngời sáng của Bộ đội cụ Hồ, là tấm gương sáng trong các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương nơi cư trú.
Ông Mai Ngọc Thoảng sinh ra và lớn lên tại vùng đất Chiến khu Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành. Năm 1970, ông nhập ngũ, được huấn luyện rồi vào Trung đoàn 48, Sư đoàn 320B Quân đoàn 1 (nay là Sư đoàn 390). Năm 1972, đơn vị của ông được điều động tham gia chiến dịch giải phóng Quảng Trị, với nhiệm vụ đảm bảo đường dây thông tin phục vụ chiến đấu. Vào giữa tháng 7/1972, thời điểm khốc liệt nhất của cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị, đường dây liên lạc chạy qua sông Thạch Hãn, nối sở chỉ huy với mặt trận bị đứt mà các chiến sĩ không thể nối lại được, nhiều người đã hy sinh. Ông Mai Ngọc Thoảng xung phong nhận nhiệm vụ.
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Mai Ngọc Thoảng, Khu phố 12, phường Ngọc Trạo, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Trong lúc đang bắn, nó bắn dội lên, tôi nghĩ mình chỉ còn cách nối dây trực tiếp bằng hai hàm răng của tôi lại. Tôi cắn chặt 2 đầu dây lại để trực tiếp liên lạc, rồi bom đạn cứ bắn kệ nó".
Thành tích phi thường của người lính thông tin Mai Ngọc Thoảng đã góp công lớn vào chiến thắng 81 ngày đêm tại Thành cổ Quảng Trị. Năm 1973, ông vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân khi vừa tròn 20 tuổi.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong quân ngũ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Mai Ngọc Thoảng trở về địa phương, tích cực tham gia công tác tại phố 12, phường Ngọc Trạo, thị xã Bỉm Sơn. Trên cương vị Bí thư Chi bộ, trưởng phố, ông đã sát cánh cùng cán bộ, Nhân dân xây dựng phố trở thành đơn vị kiểu mẫu tiêu biểu của thị xã.
Cũng được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ, nhưng chiến công của ông Đinh Công Chấn, một người con làng biển ở xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương lại khá thầm lặng. Năm 1965, Mỹ tăng cường cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, chàng trai Đinh Công Chấn xung phong lên đường nhập ngũ, muốn được cầm súng chiến đấu. Nhưng khi vào tới chiến trường, ông lại được giao vận tải xe thồ, thuộc đại đội 2, tiểu đoàn 49 vận tải Cục Hậu cần, Bộ tư lệnh đoàn 559. Từ nhỏ chỉ quen với chài lưới, chinh phục sóng to, gió cả, ông chưa từng làm quen với xe đạp, xe đạp thồ lại càng xa lạ. Mặc dù vậy, với suy nghĩ: bất cứ nhiệm vụ gì hoàn thành tốt cũng đều vinh quang. Thế là ông lao vào tập điều khiển xe, rồi không ngừng nghiên cứu, cải tiến để tăng tải trọng của xe thồ, từ 300kg, lên 500kg, rồi trên 1 nghìn kg. Với chiếc xe đạp thồ thô sơ, Đinh Công Chấn đã đi vào lịch sử ngành vận tải và lập nên kỳ tích có một không hai ở chiến trường Đông Nam Bộ. Với những thành tích xuất sắc, năm 1972, ông đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đinh Công Chấn, Phường Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa
Mỗi một người anh hùng đều đã tự mình làm nên những điều phi thường, tạo nên huyền thoại trong cuộc chiến tranh vệ quốc vỹ đại. Đó là tấm gương anh dũng, không quản ngại hy sinh của anh hùng Trần Ngọc Mật, quê xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân, người lính công binh chuyên rà phá bom, mìn, ngư lôi để đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyến đường, cầu phà, sông suối. Đó là huyền thoại của anh hùng Ngô Thị Tuyển, người nữ dân quân vác trên mình 2 hòm đạn nặng gấp đôi cơ thể của mình, băng qua mưa bom lửa đạn của quân thù để tiếp đạn cho bộ đội, góp phần làm nên chiến thắng Hàm Rồng lịch sử, và còn nhiều anh hùng, dũng sỹ khác.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền". Cuộc đời binh nghiệp với những thành tích, chiến công hiển hách của các anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, cùng với lối sống giản dị, khiêm cung và tinh thần tận hiến của họ khi trở về với đời thường, đã khiến họ trở thành những tấm gương sáng, lan tỏa những điều tốt đẹp cho hôm nay và mai sau.
Thanh Hoá còn 60 tàu cá không bật thiết bị giám sát hành trình trên 6 tháng
Để triển khai, thực hiện Luật Thủy sản, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các quy định về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) được chặt chẽ hơn, thời gian qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá phối hợp với lực lượng chức năng đã tăng cường rà soát đối với 6.699 tàu thuyền đang hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản.
Vĩnh Lộc: Tặng nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách
Sáng ngày 21/11, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Vĩnh Lộc đã tổ chức bàn giao "Nhà tình nghĩa" do Bộ Quốc phòng trao tặng cho gia đình bà Phùng Thị Khếnh tại thôn Đông Môn, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc.
Nhiều phụ huynh vẫn giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện
Thực hiện mục tiêu ngăn ngừa tình trạng giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông, thời gian qua Công an tỉnh Thanh Hóa đã đồng loạt ra quân kiểm tra, xử lý. Đã có trên 4 nghìn trường hợp bị xử phạt vì giao xe cho học sinh, người chưa đủ tuổi, chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện. Tuy nhiên, vẫn còn không ít phụ huynh vẫn giao xe máy cho con em ở tuổi học sinh điều khiển.
Lan tỏa các hoạt động nhân đạo, từ thiện trong cộng đồng
Đẩy mạnh việc xã hội hóa các hoạt động, đưa hoạt động nhân đạo đi vào chiều sâu, tập trung chăm lo, hỗ trợ hộ có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế, bệnh nhân nghèo để họ vươn lên, ổn định cuộc sống. Đó là những ưu tiên trong hoạt động nhân đạo, từ thiện mà Hội Chữ thập đỏ các cấp tỉnh Thanh Hoá đã thực hiện thời gian qua. Nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1046 – 23/11/2024), 67 năm ngày thành lập Hội Chữ thập tỉnh, mời quý vị và các bạn cùng nhìn lại những kết quả nổi bật mà Hội chữ thập đỏ các cấp thực hiện trong năm 2024.
Hàng chục địa phương đã hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch, đất đai của người dân
Theo thông tin từ Tổ công tác triển khai đề án 06 của Chính phủ về tiến độ triển khai số hóa dữ liệu hộ tịch, dữ liệu đất đai của các địa phương, tính đến hết tháng 9 năm nay, mới chỉ có 14 tỉnh thành đã hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch; 46 triệu thửa đất được hoàn thành số hóa, tại 461/705 huyện trên toàn quốc.
Việt Nam trở thành nước đi đầu trong xu hướng dịch chuyển toàn cầu
Dữ liệu mới đây từ nhà cung cấp dịch vụ thông tin tài chính hàng đầu thế giới S&P Global Market (Mỹ) cho biết: Việt Nam đã vượt qua Mexico trở thành nước dẫn đầu trong xu hướng các công ty chuyển hoạt động sản xuất, dịch vụ và hậu cần từ một quốc gia xa sang các quốc gia lân cận.
Dự báo thời tiết 21/11/2024: Thanh Hóa và nhiều tỉnh miền Trung mưa lớn
Dự báo thời tiết 21/11/2024, các tỉnh miền Trung hứng chịu mưa lớn diện rộng, khu vực Thanh Hóa cục bộ có nơi mưa to đến rất to.
Tiêu hủy thành công quả bom còn sót lại sau chiến tranh
Ban chỉ huy Quân sự huyện Thường Xuân, phối hợp với Ban Công binh Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức tiêu hủy thành công quả bom còn sót lại sau chiến tranh tại xã Tân Thành.
Cảnh báo, dự báo sóng lớn trên vùng biển Thanh Hóa
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông, vùng biển ven bờ Thanh Hoá có gió Đông Bắc cấp 4, ngoài khơi cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động.
Nhiều giải pháp nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình
Triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình là giải pháp quan trọng để thực hiện Chính phủ điện tử, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Chính phủ và các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ nhằm nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình, hướng tới đạt được mục tiêu đề ra.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.