"Sốt đất" ở Quảng Nam làm "tê liệt" giải phóng mặt bằng các dự án công
Bán đất khi chưa được định giá tiền sử dụng đất, chưa hoàn tất thủ tục pháp lý, chủ đầu tư và sàn giao dịch có nhiều dấu hiệu không minh bạch.
UBND tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu Sở Xây dựng và các ngành liên quan công bố, công khai các dự án đủ điều kiện mua bán, chuyển nhượng; chấn chỉnh tình trạng “cò” đất thổi giá lên cao làm đảo lộn thị trường, ảnh hưởng lớn đến công tác giải phóng mặt bằng các dự án công.
Lãnh đạo thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cho biết, khu đô thị mới Điện Nam- Điện Ngọc hiện có 79 dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, nhà ở thương mại. Đến nay mới chỉ có 2 dự án hoàn thành là khu dân cư phố chợ Điện Ngọc và khu nhà ở dành cho người thu nhập thấp; 7 dự án cơ bản hoàn thành, gồm: Khu đô thị số 1A; khu đô thị số 1B; khu dân cư mới Thái Dương 1; khu đô thị DAT QUANG Green City; khu đô thị An Phú Quý; khu đô thị Ngân Câu-Ngân Giang.
![]() |
Trong 79 dự án, hiện có 71 dự án đã được UBND tỉnh Quảng Nam quyết định giao chủ đầu tư nhưng chưa hoàn thành các thủ tục đầu tư. Trong đó, 23 dự án chưa thực hiện đầy đủ thủ tục đầu tư và điều kiện khởi công xây dựng nhưng đã triển khai thi công xây dựng; 48 dự án chưa triển khai thực hiện đầu tư xây dựng. Qua kiểm tra cho thấy, nhiều dự án bất động sản tại đây đã tiến hành huy động vốn khi chưa đầy đủ thủ tục pháp lý.
Ông Trần Úc, Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cho biết, hơn 1 năm qua, tình trạng bán đất nền diễn ra rầm rộ tại các khu vực giáp ranh với thành phố Đà Nẵng và khu vực ven biển. Các nhà đầu tư, nhà môi giới liên tục tung ra những chiêu trò đẩy giá đất lên cao khiến thị trường bất động sản lên xuống bất thường.
Theo ông Trần Úc, bất cập về mặt quản lý hiện nay là giá đất đẩy lên cao nhưng Nhà nước không thu được đồng nào về giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, vì không kiểm soát được giá đất nên đã gây hệ quả là rất nhiều dự án công ở thị xã Điện Bàn trong gần 1 năm qua không triển khai được khi mức đền bù của nhà nước thấp hơn nhiều so với giá đất ngoài thị trường.
“Chính giá đất đẩy lên cao như thế làm cho thị trường bất động sản méo mó, đến một khi nào đó giá đất tụt xuống thì dẫn tới khoản vay đầu tư bất động sản, tính thanh khoản sẽ “chết”. Như vậy kéo theo hệ lụy về ngân hàng. Còn trong thực tế chính quyền địa phương thì hiện nay, tuyến du lịch ven biển, các dự án công, tuyến ĐT, ĐX đang triển khai giải phóng mặt bằng đều không giải phóng mặt bằng được. Bởi vì người ta so sánh giá đất ở hiện nay (nhà nước áp giá đền bù) so với giá thị trường chênh lệch gấp 3 - 4 lần và họ không đồng ý” - ông Trần Úc nói.
![]() |
Tình trạng “sốt đất” ở thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam không chỉ ảnh hưởng đến thị trường bất động sản mà còn kéo theo nhiều hệ lụy khác. Nhiều diện tích đất đã giao nhà đầu tư nhưng thực hiện cầm chừng. Không ít nhà đầu tư, sàn giao dịch bất động sản lợi dụng dự án chuyển nhượng quyền sử dụng đất để đầu cơ đất, sử dụng đất không đúng mục đích, kém hiệu quả, gây lãng phí quỹ đất.
Ông Trịnh Xuân Thái, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện nay, khu vực ven biển thị xã Điện Bàn cũng như vùng giáp ranh giữa thị xã Điện Bàn với thành phố Đà Nẵng mọc lên rất nhiều ki-ốt giao dịch bất động sản. Những ki ốt, điểm giao dịch này hoàn toàn bất hợp pháp, cần phải dẹp bỏ.
“Vừa rồi Thanh tra có ban hành văn bản và đề nghị Điện Bàn phối hợp để vừa kiểm tra, vừa xử lý và dẹp ngay các ki ốt đó khi không đủ điều kiện. Kiểm tra luôn ở góc độ trật tự xây dựng. Anh làm 1 ki ốt trên đất đó có đúng trật tự xây dựng hay không. Có 2 nội dung để có căn cứ để dẹp tất cả các ki ốt bất hợp pháp đó” - ông Trịnh Xuân Thái cho biết.
![]() |
Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh đã chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với chính quyền các địa phương thông tin kịp thời về tình trạng “sốt đất” hiện nay. Đồng thời yêu cầu công bố công khai trên website Sở Xây dựng về tính pháp lý của các dự án bất động sản. Những dự án nào đủ điều kiện về mua bán, chuyển nhượng theo quy định của pháp luật, những dự án nào đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải công bố để người dân biết. UBND tỉnh Quảng Nam sẽ tăng cường công tác giám sát của nhà nước đối với việc kinh doanh bất động sản trên địa bàn. Những dự án bất động sản nào đầu tư kinh doanh không phù hợp với quy định, cố tình làm giá phải được chấn chỉnh kịp thời.
“UBND tỉnh đã giao Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, chính quyền địa phương kiểm soát chặt chẽ việc này. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhấn mạnh lại những thông tin đồn thổi gần đây là hoàn toàn không chính xác. Ví dụ như một bộ phận của thị xã Điện Bàn nhập về Đà Nẵng thì hoàn toàn không đúng. Thứ 2 là có những quy định, thông tin về điều chỉnh quy hoạch, bố trí quy hoạch, thậm chí giả chữ ký của lãnh đạo tỉnh về triển khai các dự án lớn ở khu vực Hội An cũng hoàn toàn không đúng” - ông Lê Trí Thanh khẳng định.
Theo Hoài Nam/VOV- miền Trung
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nguồn cung bất động sản dự báo tiếp tục tăng trong năm 2025
Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho thấy, nguồn cung bất động sản nhà ở năm 2025 dự kiến cũng sẽ phục hồi trên diện rộng với mức tăng khoảng 10% so với năm 2024. Tỷ lệ hấp thụ trong năm 2025 dự kiến duy trì ở mức trên 70%.

Sôi động thị trường bất động sản Thanh Hoá
Thị trường bất động sản tại Thanh Hoá trong quý 1 năm 2025 ghi nhận sự tăng trưởng cả về giao dịch lẫn giá. Đặc biệt, nhà đầu tư đang có xu hướng lựa chọn các dự án đã có pháp lý rõ ràng, sở hữu vị trí trung tâm, với không gian sống chất lượng, tiện ích và tiềm năng tăng giá mạnh trong thời gian sắp tới.

Thận trọng trước các cơn sốt đất ảo
Trước xu hướng "săn" đất đang tăng tại một số khu vực, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) khuyến cáo nhà đầu tư cần thận trọng trước các cơn sốt đất ảo.

Rà soát quỹ đất 20% dành để xây dựng nhà ở xã hội trong dự án nhà ở thương mại
Bộ Xây dựng vừa ban hành văn bản yêu cầu Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội đã được cấp phép, khởi công tập trung tối đa nguồn lực để thi công xây dựng, sớm hoàn thành trong năm 2025. Đối với các dự án đã khởi công xây dựng, phải đôn đốc các chủ đầu tư dự án tập trung nguồn lực để thực hiện, quyết tâm hoàn thành trong năm 2025.

Năm 2025: Khởi đầu chu kỳ mới của thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản Việt Nam năm 2025 được dự báo sẽ bước vào chu kỳ phát triển mới, đầy hứa hẹn và bền vững hơn nhờ những trợ lực vững chắc từ việc hoàn thiện khung pháp lý, niềm tin của nhà đầu tư được củng cố và các yếu tố tăng trưởng mạnh mẽ từ nền kinh tế vĩ mô.

Hơn 3.000 doanh nghiệp bất động sản quay trở lại thị trường
Tổng cục Thống kê cho biết, tình hình hoạt động của doanh nghiệp bất động sản năm 2024 có dấu hiệu cải thiện so với 2023. Cụ thể, đã có hơn 3.200 doanh nghiệp bất động sản hoạt động trở lại, tăng 42% so với năm 2023.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giá đất
Tại Công văn số 1571 về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giá đất để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả về đất đai, giá đất, tránh lãng phí nguồn lực đất đai, UBND tỉnh Thanh Hoá yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp, Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, tiếp tục chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.

Mở bán Dự án Bất động sản Nghi Sơn Central Park
Thị xã Nghi Sơn không chỉ được biết đến là địa phương đang dẫn đầu toàn tỉnh Thanh Hóa về số lượng các dự án trọng điểm quốc gia mà còn là nơi thu hút được các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản lựa chọn đầu tư, phát triển các dự án nhà ở. Một trong những dự án đang thu hút sự quan tâm của thị trường đó là Dự án Bất động sản Nghi Sơn Central Park.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường thu ngân sách liên quan đến đất đai
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024.

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách liên quan đất đai
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.