Sốt xuất huyết ở Đà Nẵng tăng gấp 3 lần năm ngoái, người dân vẫn thờ ơ
Dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp tại thành phố Đà Nẵng với số ca mắc ngày càng tăng cao.
Tính đến nay, thành phố đã có hơn 4.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Sự thờ ơ, chủ quan với dịch bệnh của người dân là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết ở nhiều nơi không hiệu quả.
![]() |
Bệnh nhân sốt xuất huyết ở Đà Nẵng tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái.
|
Chị Nguyễn Thị Bích Hà, cán bộ ở Trạm Y tế phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng cho biết, ngoài công việc ở trạm, chị luôn dành thời gian đến từng nhà để truyền thông phòng bệnh, nhất là bệnh sốt xuất huyết cho người dân. Tuy nhiên, việc thay đổi nhận thức của một bộ phận người dân trong chủ động phòng chống sốt xuất huyết vẫn gặp không ít khó khăn. Theo chị Nguyễn Thị Bích Hà, thói quen sinh hoạt thiếu ngăn nắp của người dân, vật dụng trong nhà như chai, lọ khi gặp mưa trở thành vật chứa nước, đây là nơi cho loăng quăng, bọ gậy sinh sôi. Chính sự thờ ơ này của người dân khiến sốt xuất huyết cứ thế gia tăng.
Tính đến thời điểm hiện tại, thành phố Đà Nẵng đã tiếp nhận hơn 4.000 ca sốt xuất huyết, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Mới đây, Bệnh viện Đà Nẵng xác nhận một bệnh nhân tử vong do biến chứng sốt xuất huyết với triệu chứng tổn thương gan tối cấp, suy đa tạng.
Theo các bác sĩ, hầu hết bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết là do chủ quan không phòng bệnh và sống xung quanh khu vực vệ sinh môi trường kém.
Bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng cho biết, hiện, đang là giai đoạn muỗi vằn sinh trưởng mạnh, nên sắp tới khả năng dịch sốt xuất huyết sẽ diễn biến phức tạp nếu không có biện pháp kịp thời: "Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc xin đề phòng bệnh. Chính vì vậy biện pháp chủ yếu là diệt bọ gậy. Không có bọ gậy thì không có sốt xuất huyết. Hiện nay, thành phố đang tích cực vận động các ban, ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền địa phương tổ chức các chiến dịch vận động người dân tiêu diệt bọ gậy xung quanh nơi ở của mình"./.
Phương Cúc/VOV-Miền Trung
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng
Tình hình nóng gay gắt với nền nhiệt cao khiến cho các loại thực phẩm rất dễ bị hư hỏng, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho học sinh. Vì vậy, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cải tạo cơ sở vật chất, điều chỉnh lịch bán trú để phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ
Hiện đang là thời gian cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng và các bệnh về tiêu hoá… Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè, không để lây lan, bùng phát trong nhà trường.

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Để tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, trên cơ sở đề xuất nhu cầu vaccine, phạm vi triển khai chiến dịch vaccine phòng, chống dịch sởi của các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Theo đó, tiếp tục mở rộng đối tượng, tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng.

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực
Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), nền tảng TikTok cùng Hệ sinh thái Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm cùng nhau xây dựng mạng lưới thông tin y tế chuẩn khoa học, đáng tin cậy và dễ tiếp cận vì sức khỏe cộng đồng.

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID
Tiện ích sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) đã có trên ứng dụng VNeID nhằm hỗ trợ công dân trong việc khám chữa bệnh nhanh chóng và thuận tiện hơn. Vậy sổ sức khỏe điện tử VNeID là gì? Và cách sử dụng tiện ích này như thế nào.

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID
Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID (Sổ sức khỏe điện tử VNeID). Sổ sức khoẻ điện tử VNeID được sử dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân, cả loại hình khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú, khám chữa bệnh từ xa.

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”
Đột quỵ không còn là bệnh của người già mà hiện nay, nhiều người trẻ, thậm chí trẻ em cũng bị đột quỵ. Điều đáng chú ý, khoảng 80% bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam được đưa đến bệnh viện đều đã quá “giờ vàng”. Nguyên nhân là do nhận thức của cộng đồng về đột quỵ chưa cao và người bệnh chưa được đưa đến đúng địa chỉ khi bị đột quỵ.

Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng sởi
Tin từ Bộ Y tế cho biết độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi. So với 3 tháng đầu năm 2025, số ca mắc giảm nhẹ ở nhóm dưới 10 tuổi và tăng ở nhóm trên 10 tuổi. Thực hiện chủ trương rà soát của Bộ Y tế, ngành y tế Thanh Hoá đã đề xuất đối tượng tiêm chiến dịch phòng, chống sởi đợt 3 cho nhóm trẻ từ 11-15 tuổi.

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố về việc cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường sau khi đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc giả rất lớn bị Công an Thanh Hóa triệt phá.

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine
Theo Bộ Y tế, độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.