Sử dụng hiệu quả tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn
Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch.
![]() |
Ảnh minh họa |
Bộ Tài chính cho biết về tài sản kết cấu hạ tầng (TSKCHT) cấp nước sạch nông thôn như sau: Tính đến ngày 31/12/2019 trên cả nước có 9.547 công trình cấp nước tự chảy; 5.542 công trình cấp nước sử dụng bơm động lực, 133 công trình cấp nước bằng công nghệ hồ treo; 54 công trình cấp nước hỗn hợp. Các công trình này đã được giao cho đối tượng quản lý, gồm: UBND cấp xã: 12.870 công trình (chiếm 84,2%); đơn vị sự nghiệp công lập: 1.908 công trình (chiếm 12,4%); doanh nghiệp: 498 công trình (chiếm 3,2%).
Trong thời gian qua, các đối tượng được giao quản lý công trình chủ yếu thực hiện theo phương thức tự khai thác (cấp nước, thu tiền nước); việc sửa chữa, bảo dưỡng công trình do đơn vị tự thực hiện. Vì vậy, nhóm công trình được giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cộng đồng chủ yếu áp dụng phương thức sửa chữa nhỏ do không có cán bộ chuyên môn theo dõi mà chỉ mang tính chất trông giữ công trình, không có kinh phí sửa chữa nên xuống cấp, hư hỏng nhanh; nhóm công trình được giao cho Trung tâm nước và doanh nghiệp hoạt động bền vững, hiệu quả hơn do có cán bộ có năng lực chuyên môn, chủ động trong việc bố trí kinh phí sửa chữa.
Quy định về hình thức giao TSKCHT cấp nước sạch nông thôn tập trung
Để khắc phục những bất cập trong thực tiễn, dự thảo Nghị định quy định hình thức giao TSKCHT cấp nước sạch nông thôn tập trung gồm:
Giao tài sản cho UBND cấp xã hoặc đơn vị SNCL theo hình thức ghi tăng tài sản: Đơn vị được giao tài sản thực hiện trách nhiệm quản lý, vận hành, khai thác tài sản đảm bảo mục tiêu cung cấp nước sạch bền vững cho nhân dân nông thôn.
Giao tài sản cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có chức năng sản xuất, kinh doanh nước sạch theo hình thức tăng vốn Nhà nước. Doanh nghiệp được giao tài sản được quyền chủ động sản xuất, kinh doanh nước sạch theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, pháp luật về sản xuất và kinh doanh nước sạch và pháp luật có liên quan.
Quy định này một mặt khuyến khích thúc đẩy phát triển hệ thống TSKCHT cấp nước sạch nông thôn tập trung, từng bước thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí (chi phí sản xuất, chi phí khấu hao tài sản…); Nhà nước kiểm soát thông qua biện pháp phê duyệt giá nước tiêu thụ như hiện nay; mặt khác góp phần duy trì tính bền vững của hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch.
Đối với quy định về bán TSKCHT cấp nước sạch nông thôn tập trung, Bộ Tài chính cho biết, để bảo đảm giữ đúng mục tiêu cấp nước sạch cho dân cư; tại Nghị định đã quy định rõ điều kiện khi thực hiện bán là: Không được thay đổi công năng cấp nước sạch của tài sản, việc bán không bao gồm việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với tài sản. Tổ chức, cá nhân mua tài sản thực hiện việc quản lý, sử dụng đất gắn với tài sản theo quy định của pháp luật đất đai. Việc bán thực hiện theo hình thức đấu giá theo quy định của pháp luật.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng
Mới đây, Cục Thuế đã chỉ đạo các Chi cục Thuế trên cả nước khẩn trương phân loại, xử lý dứt điểm các hồ sơ còn tồn đọng, đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Thanh Hóa có khoảng 50 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nông sản
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Môi trường, những năm gần đây, chất lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản của tỉnh Thanh Hóa được nâng cao, đáp ứng tiêu chuẩn nhập khẩu của nhiều quốc gia trên thế giới.

Khoai tây vụ đông xuân đạt gần 200 triệu đồng/ha
Vụ đông xuân 2024-2025, diện tích gieo trồng khoai tây trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng 1.500 ha, tập trung tại một số huyện đồng bằng và ven biển.

Thanh Hoá: Xuất khẩu hàng hoá duy trì đà tăng trưởng
Theo Sở Công thương Thanh Hoá, trong tháng 4/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng do chưa bị tác động bởi chính sách thuế quan của Mỹ. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4 ước đạt hơn 603 triệu USD, tăng 4,2% so với tháng trước và tăng 16,9% so với cùng.

Thanh Hóa: Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I tăng 11,8%
Quý 1 năm 2025, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng trên 39.700 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 11,8% so với cùng kỳ.

Kinh tế tư nhân đóng góp gần 59% GRDP của Thanh Hóa
Đến nay, tỉnh Thanh Hóa có trên 21.000 doanh nghiệp và hơn 155.000 hộ kinh doanh đang hoạt động. Khu vực kinh tế tư nhân đang đóng góp gần 59% tổng sản phẩm của tỉnh.

Các cơ sở sản xuất, di ương hơn 1,8 tỷ con giống thủy sản
Từ đầu năm đến cuối tháng 4 năm 2025, các cơ sở giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã sản xuất và di ương hơn 1,8 tỷ con giống, cung cấp cho vụ xuân hè 2025.

Thanh Hóa: Doanh nghiệp thành lập mới tăng 36,7% so với cùng kỳ
Theo báo cáo của Sở Tài chính, lũy kế 4 tháng đầu năm 2025, trên địa bàn Thanh Hóa có 1.019 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 36,7% so với cùng kỳ, đứng thứ 8 toàn quốc và dẫn đầu các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ.

Thanh Hoá đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
Đến ngày 16/4, giá trị giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 của tỉnh Thanh Hoá đạt 2.895 tỉ đồng, bằng 20,4% kế hoạch, cao hơn bình quân chung cả nước.

Agribank nâng quy mô gói tín dụng, đẩy mạnh đầu tư lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Năm 2025, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về mở rộng và điều chỉnh quy mô Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản lên tối đa 100.000 tỷ đồng, Agribank tiếp tục đăng ký nâng quy mô tham gia chương trình lên đến 20.000 tỷ đồng, hỗ trợ nguồn vốn đầu tư cho nông dân phát triển sản xuất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.