Suýt chết vì tự ý truyền dịch tại nhà khi thấy mệt mỏi
Khoảng 10 phút sau khi cắm kim truyền dịch, bệnh nhân L.T.H, 31 tuổi, ở Hà Giang thấy trong người khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn, rét run.
Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quang, Hà Giang mới đây cấp cứu một trường hợp có biểu hiện sốc phản vệ do truyền dịch.
Trước đó, do thấy mệt mỏi, bệnh nhân đã ra hiệu thuốc mua một chai dịch và nhờ người truyền hộ. Sau khi cắm kim truyền được khoảng 10 phút, bệnh nhân thấy trong người khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn, rét run. Gia đình vội vàng rút kim truyền và ngay lập tức đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quang, Hà Giang.
Bệnh nhân vào viện trong tình trạng trong tình trạng rét run, hoa mắt, nhịp tim nhanh, hoảng loạn, rối loạn ý thức.

Nhấn để phóng to ảnh
Ngay lập tức các bác sĩ tiến hành cấp cứu bệnh nhân theo phác đồ chống sốc phản vệ do truyền dịch. Sau xử trí, sức khỏe bệnh nhân ổn định.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi truyền dịch nhất thiết phải có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà do không có người theo dõi đầy đủ, không có thuốc cũng như phương tiện cấp cứu chống sốc.
Việc tự ý tiêm, truyền dịch bù nước tại nhà rất nguy hiểm, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Tai biến nặng có thể tử vong do sốc phản vệ, nhiễm trùng máu quá tải dịch gây phù phổi, suy hô hấp, suy tim. Vì vậy khi tiêm truyền phải được thực hiện tại các cơ sở y tế có đủ phương tiện cấp cứu đề phòng sốc phản vệ.
Thực tế có không ít trước hợp cứ ốm, mệt là tự ý truyền dịch để mau khỏe. Không chỉ những trường hợp mệt mỏi, nhiều người không đau ốm cũng truyền dịch, nước hoa quả để đẹp da, tăng cường sức khỏe.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), mục đích của truyền dịch là để nuôi dưỡng bệnh nhân, bù đủ lượng dịch mà cơ thể bị mất để đảm bảo thể tích tuần hoàn duy trì huyết áp và lượng nước trong các mô của cơ thể. Về nguyên tắc truyền dịch tốt cho sức khỏe nhưng không được lạm dụng.
Nếu có thể bù nước, dịch… bằng đường uống, hãy bù bằng đường uống. Bởi truyền nước, đường, lượng nạp vào cơ thể rất ít. Ví dụ, với tỷ lệ 5g đường trên 100 ml dung dịch thì việc truyền cho trẻ một chai glucose 5% chỉ tương đương với việc cho trẻ uống gần một thìa cà phê đường.
Tương tự, khi truyền một chai muối mất cả tiếng để truyền nhưng chỉ bằng uống một bát canh nhạt.
TS Dũng cũng khuyến cáo việc truyền dịch tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thậm chí là sốc phản vệ. Vì thế, nếu phải truyền dịch chỉ được thực hiện tại cơ sở y tế. Bác sĩ chỉ ra chỉ định truyền trong trường hợp người bệnh không thể bù nước, đạm, dinh dưỡng bằng đường ăn uống. Như bệnh nhân sốt quá cao, nôn trớ nhiều, mệt mỏi không thể ăn, uống…
Dịch truyền cũng được coi là một loại thuốc, vì vậy liều dùng phải do bác sĩ chỉ định và cần theo dõi liên tục đề phòng các tai biến xảy ra. Truyền dịch cũng có quy định chặt chẽ. Nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố như thể bệnh, dịch được truyền, liều lượng, tốc độ… Một số trường hợp chống chỉ định như: suy thận cấp, suy thận mãn, suy gan, viêm gan nặng, chấn thương sọ cấp...
Kỹ thuật truyền dịch khá đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng thì dễ xảy ra những tai biến sốc phản vệ do tốc độ truyền quá nhanh, cơ địa bệnh nhân dị ứng với thành phần trong dịch truyền.
Nam Phương/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Người dân cần làm gì để bảo đảm quyền lợi đi khám, chữa bệnh BHYT khi dừng cấp thẻ BHYT giấy từ 1/6?
Từ ngày 01/6, cơ quan BHXH sẽ không cấp thẻ BHYT bản giấy cho người tham gia. Thay vào đó, người dân sẽ sử dụng thẻ BHYT điện tử trên ứng dụng VssID hoặc VNeID khi đi khám, chữa bệnh.

Phòng tránh say nắng, sốc nhiệt
Thanh Hoá đã bắt đầu trải qua các đợt nắng nóng gay gắt của mùa hè. Dự báo trong thời gian tới sẽ còn đón thêm nhiều đợt nắng nóng mới, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người dân, đặc biệt là người lao động ngoài trời, người cao tuổi và trẻ nhỏ. Một trong những nguy cơ dễ gặp phải là hiện tượng say nắng, sốc nhiệt. Liên quan đến vấn đề này, phóng viên TTV đã có cuộc trao đổi với Bác sĩ CKI Phạm Văn Tâm, Khoa Hồi sức tích cực 1 - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

Chủ động triển khai phòng, chống Covid-19 trên địa bàn tỉnh
Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá vừa có công văn đề nghị các sở, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng, chống Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Tăng cường các hoạt động truyền thông, vận động người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện lên kế hoạch điều trị bệnh nhân COVID-19, hạn chế tối đa lây lan
Trước thực tế thế giới ghi nhận sự gia tăng các trường hợp mắc COVID-19, ngày 19/5, Bộ Y tế đã đề nghị các bệnh viện khẩn trương rà soát và cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 theo dự báo tình hình bệnh dịch, không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ.

Khẩn trương rà soát và cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh COVID-19
Để chủ động ứng phó với tình hình bệnh dịch COVID-19, bảo đảm thực hiện tốt việc khám, phát hiện, thu dung, điều trị người bệnh COVID-19, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế.

Tiếp tục kéo giảm tai nạn giao thông ở cả 3 tiêu chí
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong quý I/2025 và triển khai công tác này trong quý II/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban an toàn giao thông quốc gia đề nghị các bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông ở cả 3 tiêu chí.

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hoá
Ngày 19/5, UBND huyện Thiệu Hóa tổ chức khánh thành Dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất Bệnh viện Đa khoa huyện.

Việt Nam là một trong số các quốc gia có số người hút thuốc cao nhất thế giới
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sử dụng thuốc lá là một trong những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng lớn nhất mà thế giới đã và đang phải đối mặt. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 8 triệu ca tử vong do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá, trong đó 1,3 triệu ca tử vong do hút thuốc thụ động.

Tổng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam tăng hơn 4 lần trong 15 năm qua
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam tăng hơn 4 lần trong 15 năm qua, từ 1,59 tỷ lít năm 2009 lên 6,67 tỷ lít năm 2023. Mức tiêu thụ nước ngọt của Việt Nam tăng rất nhanh trong giai đoạn 2009-2014 với mức 20%/năm.

Bộ Y tế đề nghị siết chặt thanh kiểm tra với mỹ phẩm
Để chủ động kiểm soát chất lượng mỹ phẩm lưu thông trên thị trường và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng, Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.