Tác hại của việc mất ngủ đối với sức khỏe con người
Con người cần ngủ khoảng 8 giờ mỗi ngày để trí óc hoạt động tốt và cơ thể vẫn khỏe mạnh. Việc mất ngủ có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng.
Mất ngủ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người. Ảnh: Boldsky
Béo phì
Rối loạn giấc ngủ sẽ làm tăng lượng hoóc môn Ghrelin và Leptin có tác dụng kích thích thèm ăn, làm tăng quá trình sản xuất chất béo và tăng cân. Những người mất ngủ có xu hướng cảm thấy đói và tiêu hao nhiều năng lượng hơn người được nghỉ ngơi đầy đủ.
Hệ thống miễn dịch yếu
Trong khi ngủ, cơ thể con người tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách sản xuất nhiều kháng thể chống lại vi khuẩn và độc tố. Khi mất ngủ, việc sản xuất các kháng thể chống nhiễm trùng giảm, khả năng miễn dịch của cơ thể cũng giảm. Chính vì vậy, mất ngủ dễ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, phổi.
Suy giảm chức năng nhận thức
Thiếu ngủ khiến cho não bộ bị kiệt sức, các tế bào thần kinh không được nghỉ ngơi. Điều này có thể làm suy giảm chức năng sửa chữa tổn thương của tế bào thần kinh dẫn đến suy giảm chức năng nhận thức của bạn. Việc thiếu ngủ khiến đầu óc thiếu sự linh hoạt, giảm khả năng sáng tạo.
Rối loạn thần kinh
Thiếu ngủ không chỉ gây rối loạn cảm xúc mà còn gây ra các bệnh lý nghiêm trọng về tâm lý và thần kinh. Chúng bao gồm hưng cảm, ảo giác, trầm cảm mãn tính, hoang tưởng dẫn đến những hành vi bốc đồng.
Nguy cơ mắc bệnh mãn tính
Thiếu ngủ trong một thời gian dài làm tăng khả năng mắc các vấn đề về sức khỏe, đe dọa tính mạng con người. Các vấn đề sức khỏe như huyết áp cao, đột quỵ, tiểu đường… rất hay gặp ở những người không ngủ đủ giấc.
Thói quen ăn uống không lành mạnh
Thiếu ngủ khiến cơ thể chúng ta phải hoạt động nhiều hơn, cần nhiều năng lượng hơn dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn. Bạn có thể có nhiều bữa ăn hơn trong ngày, những món ăn vặt không tốt cho sức khỏe con người. Điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người.
Suy giảm trí nhớ
Ngủ không đủ giấc sẽ khiến hệ thần kinh trung ương bị căng thẳng, ảnh hưởng đến chức năng của não bộ. Thiếu ngủ có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ, con người luôn trong tình trạng khó tập trung.
Theo Báo Lao động
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành
Thông tin về hàng chục nghìn ca mắc COVID-19 tại nhiều quốc gia những ngày gần đây khiến không ít người dân lo ngại. Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành.

Gia tăng ca mắc tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Bộ Y tế cho biết chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận gần 15.000 ca mắc tay chân miệng. Đáng chú ý, số ca tăng mạnh từ tháng 3 và tháng 4, cao gấp đôi hai tháng trước cộng lại.

Thống nhất, đồng bộ trong quản lý dữ liệu y tế
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102 quy định quản lý dữ liệu y tế. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng đối với quản lý dữ liệu y tế, tạo sự thống nhất, đồng bộ các nội dung về tạo lập, thu thập, kết nối, chia sẻ, sử dụng và quản lý dữ liệu y tế.

Khởi động chiến dịch ngân hàng D3K2 cho trẻ em Thanh Hoá
Sáng ngày 15/5, Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Trung tâm công tác xã hội - Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ khởi động chiến dịch ngân hàng D3K2 và ký kết thoả thuận hỗ trợ vitamin D3K2 cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá.

Không để dịch sởi bùng phát trong trường học
Tại Thanh Hóa, số ca mắc sởi vẫn tiếp tục gia tăng. Nhiều trường hợp diễn biến nặng, biến chứng. Để bảo vệ sức khỏe cho học sinh và cán bộ, giáo viên, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch. Mục tiêu là không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trong nhà trường, đảm bảo cho trẻ được học tập trong môi trường an toàn.

27 tỉnh, thành ghi nhận ca mắc Covid-19
Theo tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc COVID-19 tại 27 tỉnh, thành phố, không có trường hợp tử vong.

Tăng cường đảm bảo an ninh cho người bệnh và nhân viên y tế
Bộ Y tế vừa có văn yêu cầu các Sở Y tế, bệnh viện khẩn trương rà soát, củng cố, tổ chức và triển khai đầy đủ các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự trong khám chữa bệnh, chủ động xây dựng phương án phòng ngừa, ứng phó với các tình huống gây rối, hành hung nhân viên y tế.

Yêu cầu tuân thủ quy định về đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục
Bộ Y tế vừa có văn bản về đảm bảo chất lượng, tuân thủ các quy định về đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho cán bộ y tế gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bệnh viện, Viện, Trường thuộc Bộ Y tế; Y tế các Bộ, ngành.

Siết chặt quản lý thực phẩm chức năng, bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả
Trước thực trạng thực phẩm chức năng giả tràn lan, Bộ Y tế đang siết chặt quản lý, sửa đổi chính sách và tăng cường hậu kiểm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết
Bộ Y tế vừa có văn bản về việc tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết gửi UBND các tỉnh, thành phố. Theo Bộ Y tế, việc chủ động triển khai các biện pháp phòng chống trước mùa dịch rất quan trọng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.