Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, nhất là khi thời tiết thay đổi bất thường như hiện nay, để phòng chống và hạn chế dịch bệnh bùng phát, nhiều biện pháp đã được các cấp, các ngành và các địa phương trên địa bàn cả tỉnh Thanh Hoá tăng cường triển khai. Trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác kiểm tra, rà soát các hoạt động lưu thông, vận chuyển gia súc, gia cầm nhằm hạn chế sự lây lan.
Thanh Hoá có gần 1,2 triệu con lợn, 195.000 con trâu, 265.000 con bò và đàn gia cầm 23 triệu con. Để đảm bảo an toàn cho đàn gia súc, gia cầm, thời gian qua, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hoá đã tăng cường phối hợp với các Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp ở 27 huyện, thị xã, thành phố tập trung tuyên truyền về tác hại cũng như sự nguy hiểm của dịch bệnh đến người chăn nuôi và nhân dân. Các đơn vị cũng phối hợp với các ngành chức năng tiến hành kiểm tra, rà soát hoạt động lưu thông, vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm và giám sát chặt việc ấp nở trứng gia cầm tại các cơ sở.

Trong 3 tháng đầu năm 2023, lực lượng thanh tra chuyên ngành thú y Thanh Hoá đã phát hiện, xử lý gần 20 trường hợp vi phạm về vận chuyển động vật không rõ nguồn gốc và không có dấu kiểm dịch.

Ông Hoàng Văn Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thành phố Thanh Hoá, tỉnhThanh Hoá
Ông Hoàng Văn Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thành phố Thanh Hoá, tỉnhThanh Hoá cho biết: "Chúng tôi đã tăng cường phối hợp với các đơn vị, lực lượng liên quan kiểm soát tại các điểm giết mổ bởi đặc thù của địa phương chủ yếu là vận chuyển thực phẩm, chúng tôi cũng đã tập trung đôn đốc các địa phương nâng cao ý thức cho các hộ chăn nuôi nhất là hộ nhỏ lẻ".
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hoá cũng đã phối hợp với lực lượng liên ngành kiên quyết đóng cửa các lò ấp nở không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y và quy định của pháp luật, tăng cường chỉ đạo tiêm vắc xin trên đàn gia súc, gia cầm.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, tại một số địa phương vẫn xảy ra tình trạng chủ quan và chưa chú trọng đến công tác tiêm phòng. Điển hình là đợt 1 tiêm phòng gia súc, gia cầm năm 2023, mặc dù đã kết thúc từ ngày 30.4. nhưng tỷ lệ tiêm phòng đối với gia cầm mới chỉ chỉ đạt trên 70%, Nhiều địa phương vẫn chưa hoàn thành tiêm phòng như Mường Lát, Quan Hoá, Quan Sơn, Lang Chánh, thành phố Sầm Sơn và thị xã Nghi Sơn.

Bà Lê Thị Hiếu, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá
Bà Lê Thị Hiếu, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Công tác tiêm phòng cho gia súc gia cầm là hết sức quan trọng nhằm phòng bệnh và đảm bảo an toàn, tuy nhiên cho dù chúng tôi đã vận động, đợt 1 tiêm phòng vắc xin trên địa bàn huyện vẫn có địa phương chưa coi trọng tiến độ đạt rất chậm, không đạt kế hoạch, yêu cầu đề ra. Đây thật sự là nguy cơ gây dịch bệnh".
Thực tế cho thấy, để phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đạt kết quả cao, việc triển khai đồng bộ các giải pháp là hết sức quan trọng. Chính vì vậy, trong thời gian tới, cùng với các biện pháp kỹ thuật mà ngành thú y đã triển khai, các cấp, các ngành và chính quyền các địa phương tập trung nhân lực, vật lực trong công tác phòng chống dịch.

Đặc biệt là đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đến các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ về nguy cơ, tác hại và các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Thực hiện rà soát, tổ chức tiêm vắc xin phòng các bệnh trên đàn vật nuôi.Tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, chế biến các sản phẩm không bảo đảm yêu cầu về phòng chống dịch bệnh.


Quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2025
Theo Nghị định 23/2025 của Chính phủ, từ ngày 10/4, chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia là chứng thư chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia tự cấp tương ứng với từng loại dịch vụ tin cậy.

Thanh Hóa đẩy mạnh phong trào xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu
Với mục tiêu xây dựng những vùng quê nông thôn hiện đại, văn minh, phát triển đồng bộ, phong trào “ Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu” đã và đang có sức lan tỏa mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đến nay, toàn tỉnh đã có 27 xã và gần 500 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống cháy rừng năm 2025
Để ngăn chặn và giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra, từ đầu tháng 3/2025 lực lượng Kiểm lâm phối hợp với chính quyền các địa phương cùng các Ban quản lý rừng phòng hộ đã tập trung trực gác và gấp rút hoàn thành hệ thống đường băng cản lửa. Tại các diện tích rừng trồng lâu năm, các đơn vị đã vận động Nhân dân phát dọn thực bì và ký cam kết không vi phạm luật Bảo vệ rừng.

Ngày 2/4, Thanh Hóa trời rét, nhiệt độ thấp nhất từ 15 - 18 độ C
Dự báo thời tiết 2/4/2025, nhiệt độ miền Bắc tăng lên, tuy nhiên, do các đợt không khí lạnh bổ sung nên vẫn rét về đêm và sáng sớm. Khu vực Nam Bộ có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to.

Bỏ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp xã
Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm 14 loại văn bản. So với luật hiện hành, luật mới bỏ 2 loại văn bản gồm nghị quyết của HĐND cấp xã, quyết định của UBND cấp xã.

Phát triển các khuôn viên văn hóa, thể dục - thể thao góp phần xây dựng cảnh quan sáng, xanh, sạch, đẹp
Thời gian qua, nhiều thôn bản, khu phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tích cực cải tạo, xây dựng các khuôn viên phục vụ hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao của người dân. Không chỉ tạo không gian sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao lành mạnh mà các khuôn viên này còn góp phần làm đẹp cảnh quan, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Chung kết Cuộc thi “Ý tưởng, sản phẩm khởi nghiệp” năm 2025
Chiều ngày 1/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa tổ chức chung kết Cuộc thi “Ý tưởng, sản phẩm khởi nghiệp” năm 2025.

Phương án đảm bảo giao thông để sửa chữa cầu Long Khê
Sở Xây dựng Thanh Hóa vừa có thông báo về phương án đảm bảo giao thông để thi công công trình sửa chữa cầu Long Khê tại km 4+200 trên tuyến Quốc lộ 217B, thuộc địa bàn xã Hà Bắc và thị trấn Hà Long, huyện Hà Trung.

Vạch kẻ đường mờ gây khó khăn cho việc chấp hành luật giao thông
Hiện nay, hệ thống sơn vạch kẻ đường tại một số tuyến đường giao thông trên địa bàn thành phố Thanh Hoá không có hoặc bị mờ, không thực hiện được các chức năng hướng dẫn, phân luồng cho người tham gia giao thông cũng như gây trở ngại cho công tác xử phạt.

Khẩn trương lắp đặt hệ thống giao thông thông minh ITS trên cao tốc Bắc - Nam
Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hệ thống giao thông thông minh (ITS) đồng thời với tuyến đường bộ cao tốc khi đưa vào khai thác trong năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.