Tăng cường giám sát vấn đề bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Thời gian trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi vẫn còn xảy ra, ảnh hưởng đến đời sống và gây bức xúc trong Nhân dân. Trước thực trạng đó, các ngành chức năng và chính quyền các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các cơ sở chăn nuôi vi phạm, yêu cầu thực hiện đúng các biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo môi trường trong chăn nuôi.
Thanh Hóa hiện có gần 1.100 trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm, trong đó có trên 40 trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Nhiều trang trại, cơ sở chăn nuôi đã chú trọng đầu tư dây chuyển và các giải pháp xử lý nước thải, khí thải. Nhờ đó đã giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, góp phần phát triển chăn nuôi một cách bền vững.

Ông Hoàng Trung Trực, Quản lý Trang trại TH Yên Mỹ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải bài bản đã góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giúp doanh nghiệp yên tâm phát triển chăn nuôi".
Ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần chăn nuôi Tâm Việt, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trước tình hình ô nhiễm môi trường, chúng tôi đã triển khai các biện pháp xử lý, đặc biệt là đầu tư hệ thống xử lý nước thải, triển khai các biện pháp ngăn mùi hôi. Từ đó đã giảm thiểu ô nhiễm môi trường".
Tuy nhiên, trên thực tế, nguy cơ ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi rất dễ xảy ra. Trang trại chăn nuôi lợn tại xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh là một ví dụ. Trang trại này có quy mô khoảng 30.000 lợn thịt. Năm 2023, sau một thời gian đi vào hoạt động trang trại đã phát sinh mùi hôi ảnh hưởng đến môi trường và người dân địa phương. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa phải ra quyết định dừng toàn bộ hoạt động chăn nuôi của trang trại từ tháng 7 năm 2024.

Để có thể chăn nuôi trở lại, chủ trang trại đã đầu tư hệ thống xử lý mùi hôi bằng phương pháp phun sương và xử lý bằng axit HCIO, với tổng mức đầu tư gần 40 tỷ đồng. Các ngành chức năng và chính quyền địa phương đang tập trung kiểm tra, thẩm định hệ thống xử lý môi trường này.

Bà Nguyễn Thị Minh Huệ, Trưởng Phòng Môi trường, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa
Bà Nguyễn Thị Minh Huệ, Trưởng Phòng Môi trường, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Qua kiểm tra, trang trại đã tập trung đầu tư để xử lý những tồn tại về môi trường. Chúng tôi sẽ giám sát chặt chẽ các quy trình xử lý và phải có thời gian vận hành thử nghiệm. Nếu đảm bảo yêu cầu, chúng tôi mới đề nghị UBND tỉnh cho hoạt động trở lại".
Các ngành chức năng và chính quyền các địa phương đang tiếp tục rà soát, kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra, giám sát công tác xử lý chất thải, nước thải, khí thải theo đúng hồ sơ môi trường được thẩm định, phê duyệt tại các trang trại, gia trại chăn nuôi trên địa bàn. Đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện đúng quy trình xử lý; kiên quyết xử lý nghiêm các cơ sở không đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn bán trú
Trên địa bàn thành phố Thanh Hóa hiện có 109 trường tổ chức bếp ăn bán trú cho học sinh. Trong đó, có 69 trường tự nấu, còn 40 trường hợp đồng với các đơn vị cung ứng suất ăn bán trú trường học. Hiện nay, các nhà trường và đơn vị cung ứng suất ăn bán trú đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đa dạng sản phẩm điện lạnh phục vụ mùa nắng nóng
Dù chưa chính thức bước vào mùa nắng nóng, song các đơn vị kinh doanh sản phẩm điện lạnh tại Thanh Hóa đã chuẩn bị cho mùa cao điểm của các mặt hàng này. Với những diễn biến về hình hình kinh tế trong nước và quốc tế, nhiều khả năng thị trường điện lạnh sẽ tiếp tục chứng kiến sự cạnh tranh về giá để thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng.

Số người rút Bảo hiểm xã hội một lần giảm mạnh
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong 3 tháng đầu năm 2025, số người giải quyết hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2024.

Tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch
Sáng 18/4, Ủy ban nhân dân thành phố Sầm Sơn tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch Sầm Sơn năm 2025.

Công nghệ số và khả năng tiếp cận cho người khuyết tật
Ngày 18/4 là Ngày người khuyết tật Việt Nam với chủ đề "Công nghệ số và khả năng tiếp cận cho người khuyết tật". Chủ đề này nhằm nhấn mạnh vai trò của công nghệ đối với người khuyết tật trong cuộc sống và sự cần thiết hỗ trợ để người khuyết tật tiếp cận công nghệ.

Nâng cao nhận thức về phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên
Tối 17/4, Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức chung kết hội thi "Tiểu phẩm phòng chống tệ nạn xã hội và tuyên truyền viên giỏi" năm học 2024 – 2025. Trong khuôn khổ chương trình, Trường Đại học Hồng Đức cũng phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng chống ma túy, Công an tỉnh Thanh Hóa tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ma túy cho sinh viên đang theo học tại trường.

Cảnh báo giả danh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá kêu gọi từ thiện
Đầu tháng 4/2025, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã cảnh báo về tình trạng giả mạo trang facebook của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, hiện nay, trang web giả mạo này vẫn hoạt động và tiếp tục đăng tải thông tin kêu gọi từ thiện để lừa đảo.

Chiều tối 18/4, một số huyện miền núi Thanh Hoá sẽ có mưa rào và dông
Theo Đài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Thanh Hoá, chiều tối nay 18/4, một số huyện miền núi Thanh Hoá sẽ có mưa rào và dông, trong cơn dông cần đề phòng sét, lốc và gió giật mạnh.

Đánh giá mô hình liên kết sản xuất khoai tây vụ Đông xuân
Tại huyện Nông Cống, Sở Nông nghiệp và Môi trường vừa phối hợp với Công ty Cổ phần Logistics Viettrans và Công ty TNHH thực phẩm PepsiCo Việt Nam tổ chức Hội thảo đầu bờ, đánh giá mô hình liên kết sản xuất giống khoai tây FL2215 chuyên phục vụ chế biến trên địa bàn Thanh Hóa

Cuộc thi báo cáo án hình sự bằng sơ đồ tư duy tại huyện Nông Cống
Tại huyện Nông Cống, cụm thi đua số 3, Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức cuộc thi “Báo cáo án bằng sơ đồ tư duy trong ngành Kiểm sát Nhân dân” năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.