Tăng tốc, bứt phá để tăng trưởng kinh tế ngay từ đầu năm 2025
Với khát vọng bứt phá mạnh mẽ, năm 2025, tỉnh Thanh Hoá đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ rất cao trong phát triển kinh tế xã hội, phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 11% trở lên. Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra, ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm, các ngành, các địa phương, đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt.
Là lĩnh vực giữ vai trò động lực chính cho tăng trưởng của tỉnh, năm 2025, ngành công thương Thanh Hoá phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 12% so với năm 2024; giá trị gia tăng công nghiệp đạt 18%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 209.000 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu đạt 8 tỷ USD.

Ngay từ đầu năm, ngành công thương đã tập trung xây dựng kế hoạch, đề ra các nhóm giải pháp cụ thể, hướng trọng tâm vào 3 nhiệm vụ chính là: sản xuất công nghiệp, phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu.
Ông Nguyễn Duy Thành, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Chúng tôi đang sản xuất mức cao nhất, đạt 7.200 tấn mía cây/ngày, chế luyện 400 tấn đường thô, cho sản lượng đạt 1 ngày khoảng 1.100 tấn. Ban lãnh đạo công ty quyết tâm động viên cán bộ nhân viên phát huy nội lực, đa dạng hoá sản phẩm, chất lượng sản phẩm ngày càng cao cũng như hiệu suất đạt được phải tốt nhất".

Ông Lê Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Thanh Hoá
Ông Lê Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Chúng tôi tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc đôn đốc dự án đi vào hoạt động đúng tiến độ đồng thời tạo mặt bằng sạch thu hút nhà đầu tư mới, phối hợp tổ chức các hội thảo, xúc tiến thương mại, tuyên truyền phổ biến Hiệp định thương mại thế hệ mới cho các doanh nghiệp, đồng thời phối hợp với các thương vụ ở nước ngoài để hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu".
Để giữ vững đà tăng trưởng hai con số, tỉnh Thanh Hoá đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; tháo gỡ các "điểm nghẽn" về cơ chế, chính sách. Trong đó, tập trung phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch, gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Tăng cường chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, cũng như đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình trọng điểm, tạo đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu phấn đấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3% trở lên; công nghiệp - xây dựng tăng 15% trở lên; tổng huy động vốn đầu tư phát triển đạt từ 140 nghìn tỷ đồng trở lên; thu ngân sách đạt gần 45 nghìn tỷ đồng.

Ông Trịnh Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Năm 2025, thị xã Nghi Sơn đặt mục tiêu tăng trưởng từ 19% trở nên chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ rất nặng nề, do đó ngay từ những ngày đầu tháng, đầu năm mới chúng tôi đã tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất thu hút đầu tư; tăng cường chỉ đạo thu ngân sách, bên cạnh đó phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tư thực hiện thủ tục hành chính nhanh gọn nhất".
Ông Lê Quang Trung, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Huyện đã động viên các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp thực hiện tốt công việc ngay từ đầu năm để đảm bảo sản lượng, duy trì tốc độ sản xuất phát triển tốt; các chỉ tiêu kinh tế được tập trung phát triển mạnh, đặc biệt tập trung cải cách hành chính, thu hút đầu tư vào trên địa bàn huyện có trọng tâm, trọng điểm, tạo công ăn việc làm cho người dân".

Liên tục đạt mức tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm, đặc biệt, năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hóa đạt 12,16%, vượt kế hoạch và đứng thứ hai cả nước (sau tỉnh Bắc Giang tăng trưởng 13,85%). Điều này tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, sự điều hành của chính quyền, sự nỗ lực, cố gắng trong tổ chức thực hiện của các sở ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp; sự đồng thuận, đoàn kết, ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân.

Những kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, cùng sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn với phương châm hành động "Đoàn kết - Trách nhiệm - Sáng tạo hiệu quả - Tăng tốc về đích" sẽ là nền tảng vững chắc để tỉnh Thanh Hóa thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Nâng cao chất lượng các tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm
Tỉnh Thanh Hoá hiện có 370 chợ đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm, chiếm 95% tổng số chợ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, là tỉnh có số lượng chợ được công bố hợp chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm cao nhất trong cả nước. Hiện nay, các địa phương, đơn vị đang tập trung thực hiện các giải pháp nhằm duy trì và nâng cao tiêu chí của các chợ.

Toàn tỉnh tạo việc làm mới cho 14.700 lao động
Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn tỉnh Thanh Hoá đã tạo việc làm mới cho 14.700 lao động, bằng 25,3% kế hoạch, tăng 1,4% so với cùng kỳ.

Quý I năm 2025, Thanh Hoá có 579 doanh nghiệp thành lập mới
Quý I năm 2025, toàn tỉnh Thanh Hoá có 579 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2024. Với kết quả này, Thanh Hoá đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và thứ 6 cả nước về số doanh nghiệp thành lập mới.

Hơn 103 triệu khách hàng đã được đối chiếu sinh trắc học
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, tính đến nay, đã có hơn 103 triệu lượt hồ sơ khách hàng được đối chiếu sinh trắc học qua căn cước công dân gắn chip hoặc ứng dụng VNeID.

Tăng cường thương mại Việt Nam – Mỹ
Trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu, nhiều doanh nghiệp Mỹ vẫn tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam. Điều đó cho thấy lòng tin mạnh mẽ vào tương lai của Việt Nam và cam kết của các thành viên Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN về mở rộng thương mại và đầu tư tại thị trường Việt Nam đầy năng động.

Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số lĩnh vực chất lượng, chế biến và phát triển thị trường
Sáng 21/03, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường Thanh Hóa phối hợp với UBND thành phố Thanh Hóa tổ chức hội nghị tập huấn kiến thức về chuyển đổi số lĩnh vực chất lượng, chế biến và phát triển thị trường, hướng dẫn quy trình quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm nông lâm thủy sản trên sàn thương mại điện tử.

Vai trò động lực của kinh tế tư nhân
Trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, khu vực kinh tế tư nhân trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế và ngày càng thể hiện là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Tại Thanh Hóa, kinh tế tư nhân mà nòng cốt là doanh nghiệp tư nhân đang ngày càng được khẳng định và có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế.

Cảnh báo rủi ro đầu tư vàng
Giá vàng trong nước liên tục tăng mạnh trong những ngày gần đây. Các chuyên gia cảnh báo nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng, tránh tâm lý chạy theo đám đông để hạn chế nguy cơ thua lỗ.

Thanh Hoá có 631 sản phẩm OCOP
Sau gần 7 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Thanh Hoá đã đánh giá, công nhận 631 sản phẩm OCOP. Việc triển khai chương trình đã tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, cùng với những thay đổi tích cực cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và người nông dân của tỉnh.

Phát huy vai trò cây chủ lực trong phát triển kinh tế tại huyện Mường Lát
Từ khi vào vụ thu hoạch, mỗi ngày có hàng trăm người dân của huyện Mường Lát có mặt trên các triền đồi để thu hoạch sắn. Không khí thu hoạch và vận chuyển đều diễn ra khẩn trương, kịp thời cung cấp cho các đơn vị thu mua, chế biến.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.