Tạo dựng hành lang pháp lý bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân
Trong những năm qua, các thế lực thù địch luôn ráo riết thực hiện chiến lược "diễn biến hóa bình" với tính chất ngày càng gay gắt, quyết liệt. Chúng thường xuyên nhắm vào vấn đề dân chủ, xuyên tạc rằng ở nước Việt Nam chỉ có dân chủ hình thức, người dân bị tước mọi quyền lên tiếng và tham gia vào những công việc, quyết sách chung của đất nước; không được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng. Trên thực tế, quyền làm chủ của Nhân dân đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta khẳng định từ rất sớm trong quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo, trong Hiến pháp và Pháp luật.
Hiến pháp Việt Nam - văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao nhất - qua các thời kỳ luôn khẳng định "Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân".
Cụ thể hóa quan điểm này, ngày 18/2/1998, Bộ Chính trị (khóa VIII) ban hành Chỉ thị số 30 "Về xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở" - coi đây là một khâu quan trọng và cấp bách để phát huy quyền làm chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất.
Ngày 20/4/2007, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 34 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
Đặc biệt, ngày 10/11/2022, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV đã thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Với 6 chương, 91 điều, Luật đã thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung của Pháp lệnh 34 cho phù hợp với thực tiễn đời sống, từ đó khẳng định mạnh mẽ trên thực tế quyền con người, quyền công dân, chủ quyền của nhân dân theo nguyên tắc hiến định: "Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân".
Ông Dương Đình Vân, Bí thư chi bộ, trưởng thôn Thanh Bình, xã Thúy Sơn, huyện Ngọc Lặc cho biết: "Từ 1/7/2023 Luật Dân chủ cơ sở ra đời, chúng tôi đã phổ biến cho người dân, được Nhân dân hết sức đồng tình ủng hộ. Vì qua Luật dân chủ cơ sở, vai trò của người dân được nâng lên. Tất cả các vấn đề của thôn, làng, xã được tham gia, đóng góp ý kiến. Mong là sắp tới được tham gia nhiều lớp tập huấn về Luật để phổ biến, tuyên truyền cho bà con tốt hơn".
Sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương cùng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ đã chứng minh dân chủ ở Việt Nam không phải là khẩu hiệu. Đảng và Nhà nước đã cung cấp cho Nhân dân đầy đủ các công cụ pháp lý để thực hiện và giám sát việc thực hiện quyền làm chủ của mình.
Sẽ không thế lực nào có thể phủ nhận giá trị của dân chủ tại Việt Nam nếu nhìn vào những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị thời gian qua, đặc biệt là trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Năm 2017, xã Thúy Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa chính thức bước ra khỏi danh sách xã đặc biệt khó khăn. Con đường trở thành xã nông thôn mới đầy chông gai khi xã có xuất phát điểm quá thấp, người dân sinh sống chủ yếu dựa vào nghề rừng và nông nghiệp, tư duy còn lạc hậu. Nhưng chỉ 5 năm sau, Thúy Sơn đạt chuẩn nông thôn mới. Kết quả này có đóng góp không nhỏ từ người dân với hơn 365 tỷ đồng để bê tông hóa đường nông thôn, tu sửa hệ thống kênh mương nội đồng, xây dựng thiết chế văn hóa…Chìa khóa dẫn đến thành công chính là làm tốt dân chủ trên mọi mặt để dân hiểu, dân đồng tình và tham gia đóng góp tích cực.
Ông Phạm Văn Biên, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Thúy Sơn, huyện Ngọc Lặc cho biết: "Tất cả việc huy động đóng góp của Nhân dân ở các công trình trên địa bàn xã thời gian qua đều được khái toán, sau đó báo cáo Nhân dân rất cụ thể, chi tiết, họp dân và bàn dân, dân biểu quyết thì mới thực hiện. Dân cũng cử đại diện để tham gia giám sát quá trình thực hiện". Dân chủ trong thực tiễn cuộc sống không chỉ đem lại lợi ích chung cho địa phương, mà bản thân mỗi người dân, mỗi gia đình đều trở thành chủ thể thụ hưởng thành quả. Gia đình ông Phạm Văn Dũng ở thôn Thúy Sơn là một ví dụ. Trước đây, mặc dù có quyết tâm, ý chí làm giàu, nhưng gia đình ông luôn loay hoay, chưa tìm được cách làm phù hợp. Lắng nghe nguyện vọng gia đình với tinh thần cầu thị, cấp ủy chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cấp đất, tập huấn kiến thức, tư vấn định hướng.
Giờ đây, ông Dũng đã có trang trại vườn rừng quy mô 12 ha, kết hợp trồng cây ăn quả với chăn nuôi dê, bò thịt và bò sinh sản, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ông Phạm Văn Dũng, thôn Phú Sơn, xã Thúy Sơn, huyện Ngọc Lặc chia sẻ: "Rất cảm ơn Chi bộ thôn, lãnh đạo mở nhiều lớp tập huấn, cho tham quan các mô hình ở trong huyện và ngoài huyện nên kinh tế gia đình đến nay đã tạm ổn, rồi đồng bào cư dân quanh đây là hỗ trợ lẫn nhau để mở rộng nữa, vươn tới điểm cao nhất là không còn ai đói nghèo".
Dân chủ còn thể hiện ở việc người dân được trao quyền tham gia giám sát thông qua tổ chức Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng. 5 năm qua, Ban Thanh tra Nhân dân các cấp tại Thanh Hóa đã giám sát hơn 2.200 vụ. Qua giám sát kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết hơn 1.700 vụ việc. Ban Giám sát đầu tư cộng đồng giám sát hơn 4.100 công trình, dự án trên địa bàn xã, phường, thị trấn, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý hơn 1.600 công trình có vi phạm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích cộng đồng khu dân cư.
Ngoài ra, người dân có thể đóng góp ý kiến, phản biện các vấn đề đời sống, xã hội, đề xuất kiến nghị, giải quyết khiếu nại đến các cấp có thẩm quyền dưới nhiều hình thức như tham gia đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội hoặc các buổi tiếp xúc cử tri; gửi đơn kiến nghị về các cơ quan chức năng; liên lạc qua điện thoại đường dây nóng…
Đối với những hành vi vi phạm dân chủ ở cơ sở, Luật cũng quy định cụ thể cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật tùy theo tính chất, mức độ vi phạm. Kết hợp cùng nhiều Bộ Luật hiện hành, quyền làm chủ của Nhân dân là tuyệt đối không thể xâm phạm.
Tuy nhiên, để các văn bản pháp lý thật sự phát huy hiệu quả, mỗi người dân cần hiểu rõ, nắm kỹ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để áp dụng đúng đắn, tránh bị đối tượng xấu lợi dụng, xúi giục, kích động mà thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng núp dưới danh nghĩa đòi dân chủ và công bằng.
Huyện Mường Lát nỗ lực giảm nghèo
Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước được thực hiện trên phạm vi cả nước, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng miền núi, bãi ngang ven biển và hải đảo. Tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, hơn 3 năm qua, chương trình đã được triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, giữ vững quốc phòng an ninh trên địa bàn.
Bá Thước chung tay xây dựng nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở
Theo kết quả rà soát của huyện Bá Thước, hiện nay trên địa bàn huyện còn 4.116 hộ khó khăn cần hỗ trợ về nhà ở, trong đó có 2.718 hộ cần hỗ trợ xây mới, 1.398 hộ cần hỗ trợ sửa chữa. Trong những năm qua, nguồn kinh phí hỗ trợ các hộ nghèo xây mới sửa chữa nhà ở chủ yếu từ chương trình mục tiêu quốc gia. Nguồn lực hạn chế, tiến độ thực hiện còn chậm, do đó với việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị 22 về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 - 2025 chính là động lực quan trọng, tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện Bá Thước cùng chung tay vì mục tiêu an cư, lạc nghiệp cho các hộ còn khó khăn về nhà ở.
Phát huy vai trò của Câu lạc bộ lý luận trẻ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Sau 1 thời gian được thành lập và đi vào hoạt động, mô hình Câu lạc bộ lý luận trẻ trên địa bàn tỉnh đã và đang góp phần phát huy vai trò của tuổi trẻ trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
Việt Nam thực hiện mạnh mẽ các cam kết quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Trong khuôn khổ khóa họp thường kỳ lần thứ 57 vừa diễn ra vào tháng 9 vừa qua, Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua kết quả rà soát định kỳ phổ quát UPR đối với Việt Nam, ghi nhận những tiến bộ về mọi mặt của Việt Nam về hoàn thiện thể chế, pháp luật cũng như những hành động cụ thể, nhất quán từ cấp Trung ương đến cấp địa phương về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Trong đó, bảo vệ nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương, trao cho họ cơ hội được phát triển bình đẳng được đánh giá là kết quả nổi bật nhất của Việt Nam trong thực hiện các cam kết và khuyến nghị được Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc cũng như các tổ chức quốc tế đưa ra tại các Phiên đối thoại trước đó.
Thanh Hóa: Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa hiện đang phối hợp với Huyện ủy, Thành ủy và Thị ủy các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo năm 2024 cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo cơ sở.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
Thực hiện Kết luận 624 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt nhiều kết quả tích cực.
Công tác Dân vận - Cầu nối vững chắc giữa Nhân dân với Đảng
Ngày 15/10, kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng. Trải qua 94 năm, công tác Dân vận trong từng giai đoạn cách mạng có những yêu cầu, nội dung khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, tạo thành sức mạnh to lớn để bảo vệ và phát triển đất nước. Tại tỉnh Thanh Hóa, Ban Dân vận Tỉnh ủy luôn đóng vai trò quan trọng trong công tác vận động quần chúng, tập trung hướng mạnh về cơ sở, nắm bắt và giải quyết kịp thời, có hiệu quả những kiến nghị, vấn đề bức xúc chính đáng của Nhân dân.
Người "vác tù và hàng tổng"
Được ví như "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã phát huy tinh thần, trách nhiệm, uy tín của người đảng viên, gương mẫu, đi đầu, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần đắc lực trong việc phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín luôn bền bỉ cống hiến bằng tinh thần vì nước, vì dân.
Thanh Hóa nỗ lực nâng cao số lượng, chất lượng nguồn đảng viên là học sinh
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng đến công tác phát triển Đảng trong học sinh tại các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các trường cao đẳng nghề có hệ giáo dục thường xuyên. Bên cạnh việc nâng cao số lượng, Đảng bộ,Chi bộ các nhà trường còn tập trung nâng cao chất lượng nguồn học sinh, đảm bảo vững vàng về bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực học tập, rèn luyện tốt, xứng đáng đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhận diện "Cách mạng màu" và những nguy cơ tiềm ẩn đối với Việt Nam hiện nay
"Cách mạng màu", hay còn gọi "cách mạng nhung", "cách mạng đường phố" là thuật ngữ xuất hiện nhiều vào cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 và vẫn tiếp tục âm ỉ thâm nhập và lan rộng tại nhiều quốc gia, khu vực; gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề. Tại Việt Nam, "Cách mạng màu" cũng đã từng nhiều lần manh nha xuất hiện. Bài học về "Cách mạng màu" vẫn chưa bao giờ là cũ, luôn phải được ghi nhớ, khắc sâu; để kịp thời có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, không để có cơ hội thâm nhập và bùng phát.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.