Tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Hiện nay, việc tập trung triển khai các giải pháp, các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn là rất cần thiết để giúp doanh nghiệp vượt khó, phục hồi, ổn định sản xuất kinh doanh.
Có thể nói chưa có khi nào doanh nghiệp lại phải đối diện với nhiều khó khăn như hiện nay. Suy thoái kinh tế toàn cầu khiến cho tất cả các hoạt động từ sản xuất, xuất khẩu, thu hút đầu tư, thị trường bất động sản, đầu tư công… đều bị ảnh hưởng hoặc đình trệ, sụt giảm. Tại Thanh Hoá, 4 tháng năm 2023, số doanh nghiệp thành lập mới giảm 17,8% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp thông báo giải thể và chấm dứt hoạt động tăng trên 60%; doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh tăng 16,2% so với cùng kỳ. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Một số doanh nghiệp phải giảm giờ làm, giảm lương và cắt giảm nhân công lao động.

Trước thực tế này, từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh Thanh Hoá, các ngành, các địa phương, các tổ chức hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã liên tục tổ chức các hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chủ tịch UBND tỉnh đã trực tiếp đối thoại, lắng nghe và đưa ra các chỉ đạo giải quyết ngay những vướng mắc của doanh nghiệp, như: vấn đề về phòng cháy chữa cháy, bảm đảm vật liệu xây dựng để thi công các công trình dự án, bảo đảm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; việc triển khai các chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp, việc tiếp cận vốn ngân hàng… Bên cạnh đó, bám sát chủ đề năm 2023 là "Nâng cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết hiệu quả các khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững", tỉnh Thanh Hoá tiếp tục vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp của Trung ương. Ban hành các chính sách, nhiệm vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa năm 2023 như dành nguồn kinh phí hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa; hỗ trợ bồi dưỡng kiến thức về khởi sự doanh nghiệp và quản trị kinh doanh… Đồng thời, chỉ đạo các ngành chức năng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thực hiện tốt các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp. Với nhiều giải pháp vào cuộc quyết liệt, trong các chỉ số thành phần PCI năm 2022, tỉnh Thanh Hoá được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao, xếp thứ 2 cả nước về chỉ số thành phần về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.

Thanh Hoá đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm OCOP
Sau gần 7 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Thanh Hoá đã đánh giá, công nhận 631 sản phẩm. Không chỉ chinh phục thị trường trong nước, sản phẩm OCOP Thanh Hóa đã tiếp cận thành công nhiều thị trường nước ngoài.

Thúc đẩy tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
Từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục có các chỉ đạo về điều hành ổn định lãi suất, tăng trưởng tín dụng. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh vẫn gặp những khó khăn, thách thức, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tập trung các giải pháp khơi thông dòng chảy tín dụng, sẵn sàng đưa nguồn vốn vào khu vực sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Nhân rộng mô hình thâm canh, nâng cao hiệu quả trồng sắn nguyên liệu
Niên vụ 2024-2025, nông dân tỉnh Thanh Hóa trồng hơn 14 nghìn ha sắn nguyên liệu, năng suất bình quân đạt 17 tấn 1 ha, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Theo ngành nông nghiệp, để nâng cao năng suất hiệu quả trồng sắn, cần phải nhân rộng mô hình thâm canh tăng năng suất.

Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp
Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp. Xu hướng này trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, khi ngành rau quả Việt Nam duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ suốt cả năm.

Kỳ vọng phát triển ngành tôm trong năm 2025
Năm 2025, ngành tôm tiếp tục được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến môi trường, chi phí sản xuất và yêu cầu bền vững từ thị trường quốc tế.

Tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu các địa phương tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Giá vé máy bay dịp lễ 30/4 và 1/5 tăng từ 500.000 - 1 triệu đồng
Giá vé máy bay trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đã tăng từ 500.000 - 1 triệu đồng so với ngày thường. Do vậy, nhiều người dân đã chuyển hướng di chuyển bằng ô tô, tàu lửa và đặt tour theo nhóm để tiết kiệm chi phí.

Dự báo mới nhất về lãi suất, giá USD tại Việt Nam
Nhiều tổ chức tài chính quốc tế dự báo giá USD sẽ chạm mốc 26.000 đồng, lãi suất duy trì mức thấp trong ngắn hạn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Năm 2025: xuất khẩu tôm có thể đạt 4,3 - 4,5 tỷ USD
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích nuôi tôm nước lợ năm 2025 cả nước sẽ tăng lên 750.000 ha, sản lượng ước đạt 1,29 triệu tấn. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) dự báo năm 2025, xuất khẩu tôm có thể đạt 4,3 - 4,5 tỷ USD, tăng 10 - 15% so với năm 2024, nhờ sự phục hồi của thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản và nhu cầu gia tăng đối với sản phẩm chế biến sâu.

Kích cầu tiêu dùng, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Cùng với đầu tư và xuất khẩu, tiêu dùng là một trong ba động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Kích thích tiêu dùng sẽ góp phần hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số trong năm 2025. Do đó, tỉnh Thanh Hoá đang tập trung nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa, phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt trên 209 nghìn tỷ đồng trong năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.