Thạch Thành nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP
(TTV) - Thạch Thành là huyện vùng cao, có nhiều tiềm năng, lợi thế về sản xuất nông nghiệp, hình thành nhiều đặc sản nổi tiếng. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển các sản phẩm OCOP. Việc xây dựng sản phẩm OCOP đã được đưa vào nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện,và là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Thạch Thành ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai.
Với nỗ lực và cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thạch Thành, đến nay, nhiều sản phẩm nông nghiệp của Thạch Thành đã được chứng nhận OCOP cấp tỉnh, đang phát huy và khẳng định thương hiệu trên thị trường.



Mật ong Hưởng Hoa là một trong những sản phẩm OCOP được chứng nhận sớm nhất của Thạch Thành. Năm 2018, anh Nguyễn Văn Hưởng, xã Thành Hưng, thành lập HTX ong mật Hưởng Hoa. Sau 3 năm, HTX có gần 20 thành viên, với ngành nghề chính là nuôi ong lấy mật, bán ong giống và kinh doanh mật ong.

Nhờ việc sản xuất tương đối ổn định,HTX đã góp phần quan trọng giải quyết công ăn việc làm, tìm đầu ra cho người nuôi ong trong huyện. Quan trọng nhất là, với một quy trình sản xuất khép kín, đảm bảo theo tiêu chuẩn VietGap, Hợp tác xã đã đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm mật ong không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng, mà còn đặc biệt tốt cho sức khỏe.

Để sản phẩm trở nên thuần khiết tự nhiên, không hóa chất, không phẩm màu, không chất bảo quản, HTX phải tuân thủ quy trình kiểm soát khép kín đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Anh Nguyễn Văn Hưởng đã đầu tư cơ sở vật chất đồng bộ, gồm nhà xưởng, máy móc xử lý mật ong. Đây là công nghệ xử lý từ mật ong thô trở thành mật ong tinh nguyên chất. Hệ thống bao gồm máy ủ diệt nấm khử vi sinh, hệ thống lọc thô, lọc mịn và siêu mịn, hệ thống chiết rót chống tạo bọt, máy đóng nắp chai, khúc xạ kế dùng đo hàm lượng nước trong mật ong.Nhờ quy trình sản xuất an toàn, sản phẩm mật ong Hưởng Hoa đã được chứng nhận VietGap, chứng nhận OCOP. Không chỉ phục vụ khách hàng Thanh Hóa, mật ong Hưởng Hoa đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng.
Một sản phẩm khác của Thạch Thành đã được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh là miến dong Thành Minh. Xã Thành Minh có nghề trồng và sản xuất miến dong từ lâu đời.Cuối năm 2020, Hợp tác xã miến dong Thành Minh được thành lập.Hiện nay,vùng nguyên liệu trồng cây dong riềng ở xã Thành Minh tăng lên trên 10 ha. Quy trình sản xuất miến dong Thành Minh được đảm bảo về an toàn thực phẩm, hương vị thơm ngon, đặc trưng. Sợi miến dai giòn, không bị nhũn nát khi chế biến, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng. Với việc đầu tư máy móc, cơ sở vất chất hiện đại, quy mô sản xuất miến dong Thành Minh ngày càng được mở rộng, chất lượng được nâng cao.

Với việc được chứng nhận OCOP,miến dong Thành Minh ngày càng khẳng định được thương hiệu. Ngoài các huyện thị trong tỉnh, hiện nay, san phẩm này đã và đang được đón nhận tại nhiều tỉnh, thành trong nước như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An….
Ngoài 2 sản phẩm trên, hiện nay, nhiều sản phẩm khác của Thạch Thành đã được chứng nhận OCOP cấp tỉnh như: Tinh dầu sả Chanh của Cty TNHH Sản xuất thương mại tinh dầu Minh Hồng; Sản phẩm Cam Hùng HảiCty TNHH Hùng Hải;sản phẩm Ổi Lê Thành Tâm của HTX Ổi Xã Thành Tâm.
6 tháng đầu năm 2022, ngoài miến dong Thành Minh, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Thạch Thành đã trình Hội đồng cấp tỉnh tổ chức đánh giá cho 2 sản phẩm là Bánh lá Lan Như – Cổ Tế và Thịt trâu gác bếp 36 Sinh Mai. Làng Cổ Tế, xã Thạch Long, huyện Thạch Thành nổi tiếng với nghề làm bánh lá truyền thống. Đây là loại bánh được làm từ các nguyên liệu giản đơn như gạo tẻ, thịt lợn, mộc nhĩ… nhưng lại có hương vị thơm ngon đậm đà. Bánh lá xuất hiện tại nhiều làng quê của xứ Thanh với tên gọi khác là bánh răng bừa, song bánh lá Cổ Tế có hương vị đặc trưng khó lẫn, nhờ được làm từ gạo Xi 23, cho chất lượng vỏ bánh dẻo, mềm mà không nát.



Gia đình bà Lê Thị Lan, tại thôn 2, xã Cổ Tế đã sản xuất bánh lá qua nhiều thế hệ. Cách đây 10 năm nay, nắm bắt xu thế của thị trường, bà bắt đầu làm bánh để bán. 3-4 năm gần đây, bà quyết định mở rộng quy mô sản xuất, tập trung xây dựng thương hiệu bánh lá Lan Như - Cổ Tế. Hiện nay, mỗi ngày, tổ hợp tác của bà xuất ra thị trường 1500-2000 bánh. Thương hiệu bánh lá Lan Như- Cổ Tế đang hoàn thiện những khâu cuối cùng để được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh.
Trong quá trình nỗ lực sản xuất bánh lá theo tiêu chuẩn OCOP, khâu chế biến chuyên nghiệp hóa, chất lượng bánh ngày càng được nâng cao. Nhờ đó, bánh lá Lan Như – Cổ Tế giờ đây không chỉ bán cho bà con địa phương mà đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành, trở thành món quà biếu tặng giản dị nhưng ý nghĩa. Những chiếc bánh cũng dần theo chân khách du lịch, đưa hương vị xứ Thanh đến nhiều vùng miền trong cả nước.
Năm 2022, UBND huyện Thạch Thành sẽ tập trung hướng dẫn các chủ thể xây dựng các sản phẩm có lợi thế trở thành sản phẩm OCOP, trong số đó có sản phẩm cam Vy Giang và tinh dầu sả Thạch Quảng.

Cam Vy Giang là thương hiệu của Công ty TNHH Một thanh viên Vy Giang. Công ty bắt tay đầu tư nông trại Tuấn Vy tại Thạch Thành từ năm 2018. Hiện nay, quy mô trang trại khoảng 30 ha, riêng diện tích Cam chiếm trên 24ha. Giống cam chủ yếu được Công ty đưa vào sản xuất là cam Vinh, giống Xã Đoài muộn. Loại cam này chín sau các loại cam Vinh khác, thu hoạch vào tầm tháng 10.
Ngoài ra, còn 2 giống cam được Công ty trồng là cam V2 và cam Đường Canh. Hiện nay, công ty định hướng xây dựng cam Vinh giống xã Đoài muộn thành sản phẩm OCOP. Để làm được điều đó, Công ty tập trung xây dựng quy trình sản xuất hiện đại, nhằm cho ra sản phẩm không chỉ thơm ngon mà còn đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.



Ngoài cam Vy Giang, Thạch Thành cũng đang tập trung xây dựng thương hiệu OCOP cho sản phẩm tinh dầu dược liệu của xã Thạch Quảng. Hợp tác xã tinh dầu dược liệu Lưu Đông, xã Thạch Quảng ra đời năm 2021, hiện sản xuất 4 loại tinh dầu sả chủ lực, bao gồm: tinh dầu sả Việt Nam, tinh dầu sả Ấn Độ, tinh dầu sả Srilanka và tinh dầu sả Giava. Hiện nay, HTX có 7 thành viên chính thức và hơn 40 hộ liên kết; đã xây dựng được vùng nguyên liệu khoảng 120ha, đồng thời đầu tư hơn 1 tỷ đồng mua sắm máy móc, xây dựng nhà xưởng. Một tấn sả nguyên liệu, có thể cho ra khoảng 3-3,5 kg tinh dầu. Mỗi năm, trung bình HTX sản xuất được khoảng 2 tấn tinh dầu sả.
Có thể nói, việc nỗ lực xây dựng thương hiệu OCOP của Thạch Thành đã đem lại hiệu quả thấy rõ trong sản xuất, góp phần xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân, đồng thời quảng bá hình ảnh của vùng đất Thạch Thành đến du khách trong và ngoài tỉnh.

Phát triển nông nghiệp thông minh
Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp Thanh Hóa đang khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nông nghiệp thông minh. Qua đó hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao.

Xây dựng sản phẩm OCOP, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Đến thời điểm này, Thanh Hóa đã có hơn 300 sản phẩm OCOP. Chương trình OCOP đã góp phần nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng của Thanh Hóa; đồng thời góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

Căng thẳng Nagorno-Karabakh: Pháp - Armenia tăng cường hợp tác quân sự
Trong chuyến thăm tới Armenia, Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna ngày 3/10 thông báo, Pháp sẽ chuyển giao các thiết bị quân sự cho Armenia -để nâng cao năng lực phòng thủ của Armenia trước nguy cơ leo thang căng thẳng với Azerbaijan và dòng người tỵ nạn từ Nagorno-Karabakh.

Hỗ trợ kết nối, hợp tác phát triển doanh nghiệp, doanh nhân trẻ xứ Thanh
Với tinh thần “Tiên phong đổi mới - Kiến tạo giá trị”, nhiệm kỳ 2018 - 2023, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Thanh Hoá đã tích cực, sáng tạo trong hoạt động, triển khai nhiều chương trình đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp hội viên nâng cao năng lực quản lý điều hành và dẫn dắt, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại địa phương. Qua đó thực sự trở thành mái nhà chung kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp, doanh nhân trẻ phát triển sản xuất kinh doanh.

Tăng cường giao lưu, kết nối doanh nghiệp khu vực miền núi
Nhằm tăng cường xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư kinh doanh giữa các doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Thanh Hóa (VCCI Thanh Hóa) vừa phối hợp cùng Hội doanh nghiệp huyện Lang Chánh tổ chức giao lưu, kết nối, chia sẻ cơ hội đầu tư, kinh doanh với các doanh nghiệp khu vực miền núi phía Tây của tỉnh.

Infographic | Định hướng các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa năm 2024
Trên cơ sở những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2023, tỉnh Thanh Hóa định hướng các mục tiêu, chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Cụ thể như sau:

Phát triển thương mại dịch vụ gắn với xây dựng nông thôn mới
Những năm qua các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã triển khai nhiều kế hoạch để xây dựng nông thôn mới, trong đó phát triển thương mại - dịch vụ là một trong những lĩnh vực được quan tâm và chỉ đạo sát sao. Không chỉ đem lại hiệu quả về kinh tế, thương mại - dịch vụ phát triển còn góp phần nâng cao đời sống cũng như đáp ứng nhu cầu mua bán của người dân nông thôn.

Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt cao
9 tháng năm 2023, cả nước đã giải ngân gần 16 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 9 tháng trong 5 năm gần đây.

Ngành Nông nghiệp Việt Nam phấn đấu xuất khẩu đạt 54 tỷ USD
Trong 9 tháng năm 2023, Nông nghiệp cả nước tăng trưởng cao trên nhiều lĩnh vực, trong đó nổi bật là xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Trong 3 tháng cuối năm, ngành Nông nghiệp cả nước đang tập trung các giải pháp nhằm phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 54 tỷ USD trong năm 2023.

Tháng 9 năm 2023: Thu ngân sách cả nước giảm hơn 52 nghìn tỷ đồng
Theo Bộ Tài chính, trong tháng 9 năm 2023, thu ngân sách nhà nước ước đạt trên 89 nghìn tỷ đồng, giảm hơn 52 nghìn tỷ đồng so mức thu bình quân 8 tháng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.