Thanh Hóa chuyển đổi số rõ nét, thực chất
Xác định chuyển đổi số là xu hướng tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện, bền vững trong kỷ nguyên số, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để chỉ đạo quyết liệt, sát sao với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị. Khép lại năm 2023, Thanh Hóa đã gặt hái được nhiều trái ngọt từ công cuộc chuyển đổi số còn lắm chông gai này, khi hạ tầng số ngày càng hoàn thiện, dữ liệu số được liên thông, khai thác đảm bảo an toàn, hiệu quả, tạo nền móng cho việc phát triển các trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Tháng 2/2023, Thanh Hóa chính thức kết nối thành công Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa của tỉnh với cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư. Từ đây, mọi người dân hoặc tổ chức khi thực hiện các thủ tục hành chính đều được định danh và xác thực điện tử thông suốt, không phải khai báo thông tin ban đầu nhiều lần như trước, góp phần nâng tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn và đúng hạn đạt 98,22%.

Tiếp đó, từ ngày 1/6/2023, 100% kết quả hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh đã được cung cấp đồng thời cả bản giấy và bản điện tử, tạo thuận tiện cho cả chính quyền và người dân trong thực hiện, lưu trữ hồ sơ. Một nền hành chính hiện đại, vì Nhân dân phục vụ đã hình thành rõ nét, hiệu quả, và thực chất. Ông Trương Văn Thi, phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn cho biết: "Tôi được cán bộ tư pháp của bộ phận một cửa hướng dẫn đăng ký tài khoản và dịch vụ công quốc gia trực tuyến, tôi thấy rất tiện ích, tránh được sự phiền hà và tránh được mất thời gian".

Tại chợ Điện Biên, thành phố Thanh Hóa, mỗi gian hàng đều cho phép người dân thanh toán bằng 2 hình thức: tiền mặt và chuyển khoản qua mã QR code. Các cửa hàng tạp hóa tại nhiều địa phương cũng đã áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, tạo thuận lợi cho cả người bán lẫn người mua hàng. Đến cuối năm 2023, tỷ trọng đóng góp kinh tế số trong tổng quy mô nền kinh tế của Thanh Hóa đạt 8,28%.

Bà Nguyễn Thị Trâm, tiểu thương chợ Điện Biên, thành phố Thanh Hóa cho biết: "Trước đây hay bị nhầm lẫn, đưa trước, đưa sau hay chưa đưa, giờ có phương thức thanh toán bằng quẹt thẻ nhanh hơn, chính xác hơn và thuận tiện hơn rất nhiều". Ông Nguyễn Hữu Minh, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại tinh dầu Minh Hồng, tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết: "Thời điểm này các trang thương mại điện tử là một lựa chọn khá tốt đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp. Thứ nhất là sẽ giúp cho thương hiệu được lan tỏa nhanh hơn, thứ hai là giúp sản phẩm được người tiêu dùng biết tới dễ hơn và thứ ba là góp phần giúp cho doanh nghiệp định là đối tượng khách hàng".

Khi thói quen tiếp xúc với chính quyền và giao dịch thiết yếu thay đổi từ trực tiếp sang trực tuyến, cũng là lúc người dân tự đổi thay chính mình và dần trở thành công dân số. Hiện đã có 3,4 triệu người dân tỉnh Thanh Hóa sở hữu thẻ căn cước công dân gắn chip; trong đó có 1,6 triệu người đã được kích hoạt tài khoản định danh điện tử, nắm giữ "tấm vé thông hành" để tiếp cận dễ dàng với những dịch vụ xã hội số cơ bản như khám chữa bệnh, tìm hiểu, tra cứu thông tin về văn hóa, du lịch…
Năm 2023 cũng là năm đầu tiên tỉnh Thanh Hóa công bố bảng xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, đồng thời cũng là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước ban hành bộ tiêu chí chuyển đổi số cấp xã đến năm 2025. Đây được xem như những tấm gương phản chiếu, đánh giá khách quan sự nỗ lực, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số của cơ sở.

Bước sang năm 2024, chuyển đổi số tại Thanh Hóa vẫn là con đường gian nan với nhiều khó khăn đến từ điều kiện kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, đặc thù địa lý, nguồn nhân lực số. Tuy nhiên, quan điểm nhất quán của tỉnh Thanh Hóa là không điều chỉnh chỉ tiêu, mục tiêu, mà cần thay đổi tư duy, cách tiếp cận nhiệm vụ để thực hiện thành công các chỉ tiêu, mục tiêu đó.

Ông Đỗ Hữu Quyết, Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Thanh Hóa.
Nói về các giải pháp thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2024, ông Đỗ Hữu Quyết, Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Thứ nhất, chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho mọi người hiểu được, thấy được vai trò của chuyển đổi số mang lại trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thứ hai, chúng ta phải tiếp tục tham mưu tổ chức thực hiện nâng cao tỷ lệ giao dịch trực tuyến toàn trình, cũng như việc thanh toán không dùng tiền mặt để phục vụ người dân và doanh nghiệp một cách công khai minh bạch và kịp thời. Thứ ba, chúng ta phải tham mưu tổ chức xây dựng được cái cơ sở dữ liệu chuyên ngành để mà thực hiện kết nối liên thông rồi là chia sẻ tiên liệu phục vụ tốt công tác lãnh đạo cũng như phục vụ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh".
Bộ ba đột phá chiến lược gồm: thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực tiếp tục là đòn bẩy để Thanh Hóa đi xa, tiến chắc trong tiến trình chuyển đổi số, dần hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025, Thanh Hóa nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.

Biệt phái 15 công chức, viên chức, người lao động lên 2 xã vùng cao
Chủ tịch UBND tỉnh quyết định biệt phái 15 công chức, viên chức, người lao động thuộc các sở, ngành đến công tác tại UBND xã Mường Lát và UBND xã Pù Nhi trong thời gian 6 tháng.

Điều chỉnh kế hoạch bay để ứng phó mưa lớn tại Bắc Bộ
Cục hàng không Việt Nam vừa có Công điện gửi các đơn vị có liên quan trong ngành hàng không chủ động ứng phó và giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa gây ra đối với hoạt động hàng không.

Nhiều hành vi vi phạm Luật giao thông vẫn diễn ra phổ biến
Sau hơn nửa năm Nghị định 168/2024 có hiệu lực và đi vào cuộc sống đã góp phần chấn chỉnh, nâng cao ý thức tự giác chấp hành quy định của người dân. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn nhiều hành vi vi phạm đang diễn ra phổ biến gây mất an toàn giao thông.

Cần có giải pháp chuyển đổi hoạt động sản xuất cho doanh nghiệp nhằm tránh ô nhiễm môi trường
Được chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2008, dự án Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi và xây dựng trang trại chăn nuôi tổng hợp của Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Phú Lộc tại xã Hoa Lộc đến nay vẫn chưa thể triển khai. Nguyên nhân là do khoảng cách của dự án rất gần với khu dân cư, có nguy cơ ô nhiễm môi trường. Vì vậy, chuyển đổi mục đích sử dụng đất là việc làm cần thiết để tránh tình trạng dự án treo kéo dài nhiều năm, lãng phí tài nguyên đất.

Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia thực hiện tốt nhất mục tiêu về thúc đẩy bình đẳng giới
Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 quốc gia thực hiện tốt nhất mục tiêu số 5 về thúc đẩy bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái trong các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Kiểm tra rà soát hệ thống hạ tầng giao thông
Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam và Sở Xây dựng các địa phương khẩn trương vào cuộc, rà soát hệ thống hạ tầng giao thông trên toàn quốc.

Lưu giữ kí ức bằng công nghệ
Có những ký ức ngủ yên trong bức ảnh cũ. Có những gương mặt liệt sĩ đã nhòa dần theo năm tháng. Nhưng thời gian qua, một người trẻ ở Thanh Hóa đang âm thầm phục dựng những ký ức ấy - bằng công nghệ, sự kiên nhẫn và lòng tri ân. Đó là anh Hoàng Tùng Linh, một nhiếp ảnh gia tự do ở xã Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Mái ấm nghĩa tình - Tri ân người có công
Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, có những con người đã thầm lặng hy sinh để Tổ quốc được nở hoa độc lập, kết trái tự do, Nhân dân được sống trong hòa bình, hạnh phúc. Những năm qua, Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng. Thực hiện Quyết định số 21 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở cho người có công và thân nhân liệt sĩ, đến nay, 100% hộ gia đình thuộc diện hỗ trợ tại Thanh Hóa đã hoàn thành xây dựng và chuyển vào sinh sống trong những căn nhà mới.

Đảm bảo điều kiện cho cán bộ ở xa yên tâm công tác
Sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, nhiều cán bộ, công chức tại Thanh Hóa được điều động từ tỉnh và huyện về xã, từ xã này sang xã khác, trong đó không ít người phải đi làm cách nhà hàng chục km. Trước thực tế đó, các địa phương - đặc biệt là ở miền núi, biên giới đã chủ động rà soát, đảm bảo điều kiện ăn, ở, làm việc cho cán bộ, giúp họ yên tâm công tác lâu dài tại cơ sở.

Lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện
Những năm qua, phong trào hiến máu tình nguyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thu được nhiều kết quả nổi bật, lượng máu thu được và số lượng tình nguyện viên tham gia hiến máu tăng dần mỗi năm. Một trong những hoạt động hiến máu tình nguyện được Thanh Hóa duy trì, triển khai quy mô lớn là chương trình hiến máu tình nguyện Hành trình đỏ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.