Thanh Hoá còn hơn 1000 giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ
Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hoá còn 1.004 cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ chưa đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 2,34%. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS theo quy định tại Nghị định 71 ngày 30/6/2020 của Chính phủ, thời gian qua, ngành giáo dục Thanh Hoá đã tích cực vận động giáo viên tham gia đào tạo nâng chuẩn. Tuy nhiên, cho đến nay, công tác này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Nhiều năm qua, cô Phạm Thị Lan ở Trường THCS thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước liên tục nộp đơn đăng ký tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn. Tuy nhiên, do không có lớp đào tạo, nên hiện cô vẫn duy trì trình độ cao đẳng, trong khi đó, theo quy định, cô phải có trình độ đại học.
Cô giáo Phạm Thị Lan, Trường THCS thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Hiện tại, tôi đang bằng cao đẳng. Tôi dạy môn công nghệ là môn đặc thù. Trong tỉnh không đủ giáo viên để mở lớp này, tôi đã có hồ sơ gửi đi để tham gia từ năm 2015 cho đến giờ thì Sở Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa mở được lớp cho chúng tôi tham gia để học lên chuẩn".

Tương tự, nhiều giáo viên đặc thù ở Bá Thước cũng gặp khó khăn khi đăng ký đào tạo nâng trình độ chuẩn nhiều năm rồi mà vẫn chưa có lớp.
Thầy giáo Hà Văn Đương, Trường THCS Thành Lâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Tôi cũng đăng ký nhiều lần rồi nhưng do số lượng học viên ít nên không mở được lớp. Năm nay có chương trình đăng ký thì tôi vẫn tiếp tục đăng ký để nâng chuẩn cho bản thân".
Theo Luật Giáo dục 2019, giáo viên mầm non chuẩn trình độ đào tạo phải là cao đẳng; giáo viên tiểu học, THCS, THPT chuẩn trình độ đào tạo là đại học. Điều này đồng nghĩa rất nhiều giáo viên dù đạt chuẩn theo quy định cũ nhưng không đáp ứng quy định về chuẩn trình độ đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019 nên phải học để nâng chuẩn.
Hiện việc vận động giáo viên đăng ký tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là: một số môn có số lượng giáo viên đăng ký ít, cơ sở đào tạo trong tỉnh không mở được ngành đào tạo; một số giáo viên có dự định nghỉ hưu trước tuổi nên không đăng ký học; một số khác là do sức khoẻ cá nhân.

Cô giáo Lê Thị Phượng, Hiệu trưởng Trường Mầm non Khuyến Nông, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Nhà trường triển khai đến 2 cô là cô Nguyễn Thị Hằng và cô Lê Thị Hạn và 2 cô đã đăng ký để đi học nhưng sau đó 1 cô bị tai nạn gãy chân, một cô sức khoẻ yếu nên không đi học được".
Cô giáo Lê Thị Cẩm Tú, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngọc Khê 2, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Hiện nay nhà trường có 4 cao đẳng. Trong 4 cô giáo cao đẳng thì có 1 cô quá tuổi, không trong độ tuổi đi học. Còn 3 cô còn lại trong độ tuổi phải đi học. Tuy nhiên, có những điều kiện cá nhân, khó có thể đi học trong năm 2024-2025. Khó khăn lớn nhất hiện nay của các cô là sức khoẻ và điều kiện gia đình. Chậm nhất 2027 các cô sẽ đi học, tôi nghĩ nó vẫn đang kịp với xu thế của việc nâng chuẩn".
Tỉnh Thanh Hoá còn 180 cán bộ, giáo viên thuộc đối tượng phải đào tạo nâng trình độ chuẩn theo Nghị định 71 của Chính phủ về quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 79 người đăng ký đào tạo theo kế hoạch năm 2025 của UBND tỉnh. Nếu không có những giải pháp đồng bộ và quyết liệt, thì Thanh Hoá sẽ rất khó hoàn thành mục tiêu 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn vào năm 2030.

Thanh Hóa có gần 42 nghìn học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ chính thức diễn ra. Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Thanh Hóa đã có gần 42 nghìn thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi quan trọng này.

Thanh Hóa có gần 42.000 học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ chính thức diễn ra. Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Thanh Hóa đã có gần 42.000 thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi quan trọng này.

Đề xuất tiếp tục giao chỉ tiêu giáo viên hợp đồng theo Nghị định 111 trong năm học 2025 - 2026
Trước băn khoăn của các giáo viên hợp đồng theo Nghị định 111 của Chính phủ về công việc trong thời gian tới, khi mà hợp đồng đã sắp hết hạn, Sở Nội vụ Thanh Hóa cho biết cơ quan này đã có tờ trình đề xuất Uỷ ban Nhân dân tỉnh tiếp tục giao số lượng hợp đồng giáo viên cho các cấp năm học 2025-2026, đảm bảo nhân lực cho năm học mới.

Khẩn trương xây dựng phương án thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đầu cấp
Ngày 8/5, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 58 về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông năm 2025.

Trang bị kỹ năng sống an toàn cho trẻ mầm non
Lứa tuổi mầm non là giai đoạn đầu đời quan trọng, cũng là lúc các trẻ bắt đầu tiếp xúc với thế giới xung quanh. Những bài học thiết thực và sinh động về kỹ năng an toàn đang được lồng ghép vào các hoạt động dạy học tại các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giúp trẻ biết cách bảo vệ bản thân và phòng tránh được các tình huống nguy hiểm.

Nghiên cứu bỏ hình thức kỷ luật cảnh cáo trước toàn trường, đuổi học đối với học sinh
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh nhằm bảo đảm yêu cầu phù hợp với các loại hình cấp học, lứa tuổi học sinh.

Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ huyện Hoằng Hóa năm 2025
Sáng ngày 9/5, Hội đồng Đội huyện Hoằng Hóa đã tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ huyện Hoằng Hóa năm 2025.

Khánh thành, bàn giao công trình Trường Tiểu học Hải Lĩnh, thị xã Nghi Sơn
Sáng ngày 9/5, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Nam Thanh Hoá và UBND phường Hải Lĩnh, thị xã Nghi Sơn đã phối hợp tổ chức lễ khánh thành, bàn giao công trình an sinh xã hội Trường Tiểu học Hải Lĩnh.

Công điện về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông 2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Công điện số 58/CĐ-TTg ngày 08/5/2025 về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông năm 2025.

Thống nhất dạy 2 buổi/ngày miễn phí từ năm học 2025 - 2026
Theo Thông báo của Văn phòng Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, THCS tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên. Chủ trương cần có lộ trình thực hiện từng bước, trong đó cần kết hợp Nhà nước đầu tư là chính và khuyến khích xã hội hóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.