Thanh Hóa đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Xác định việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo niềm tin với người tiêu dùng, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh... trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc dán tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm khi đưa ra thị trường.
Những năm qua Công ty TNHH thực phẩm và thương mại dịch vụ Lê Gia, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa đã luôn quan tâm việc đổi mới công nghệ, thay đổi phương pháp muối mắm truyền thống, nâng cao năng suất chất lượng, sức cạnh tranh trên thị trường. Để tạo ra sản phẩm có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguyên liệu được chọn lọc kỹ, lên men tự nhiên trong thùng gỗ, khiến mắm có mùi thơm dịu tự nhiên. Bên cạnh đó, Công ty đã sử dụng mã tem, mã vạch trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm để người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng sản phẩm. Nhờ đó, sản phẩm mắm của công ty không chỉ có mặt tại các siêu thị lớn ở cả trong và ngoài tỉnh mà còn xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Mỹ, Hồng Koong, Đài Loan. Hiện Công ty có gần 50 nhóm sản phẩm, trong đó có mắm tôm, mắm tép đạt sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia; nước mắm đạt OCOP 4 sao. Trung bình hàng năm, Công ty có khả năng cung cấp ra thị trường khoảng hơn 2 triệu lít nước mắm, 500 tấn mắm tôm, mắm tép…
Ông Lê Anh, Giám đốc Công Ty TNHH thực phẩm và thương mại dịch vụ Lê Gia, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Các sản phẩm mắm và nước mắm Lê Gia được sản xuất tự nhiên theo phương pháp truyền thống. Các bao bì tem nhãn được quản lý chất lượng ISO. Chúng tôi hiểu rằng, việc truy xuất là bắt buộc đối với những người sản xuất thực phẩm. Ngoài việc quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc có vai trò quan trọng, tất cả các sản phẩm của chúng tôi đều có mã QR, có mã số lô sản xuất, khi có bất kỳ sự cố nào, chúng tôi có thể truy xuất nguồn gốc, địa chỉ bán".
Chị Lê Thị Xuyên, Công nhân Công Ty TNHH thực phẩm và thương mại dịch vụ Lê Gia, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Bản thân luôn tuân thủ quy định, quy trình sản xuất, từ khâu chế biết, đến thành sản phẩm".
Ngày 07/4/2020 Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 1221 về việc "Phê duyệt Kế hoạch triển khai, áp dụng và quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025". Theo đó, phấn đấu đến năm 2025, 100% sản phẩm chủ lực của tỉnh, sản phẩm OCOP của tỉnh truy xuất được nguồn gốc sản phẩm; tối thiểu 30% doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng mã số - mã vạch trên địa bàn tỉnh có hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế về truy xuất nguồn gốc; xây dựng được cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh kết nối với cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm quốc gia và phần mềm kết nối cung cầu nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh hoạt động hiệu quả và ổn định.
Để hỗ trợ các đơn vị doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ứng dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở Khoa học công nghệ tỉnh đã phối hợp với Sở nông nghiệp hướng dẫn và hỗ trợ chủ thể chuẩn hóa quy trình sản xuất, minh bạch thông tin, mã hóa, dán tem QR Code truy xuất nguồn gốc, thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm, uy tín doanh nghiệp, phục vụ hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức tập huấn nhằm nâng cao nhận thức của người dân về hiệu quả của truy xuất nguồn gốc. Qua đó, tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kết nối cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, giúp nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về truy xuất nguồn gốc, cạnh tranh lành mạnh, chia sẻ và liên kết hợp tác đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng gần 600 cơ sở sản xuất, kinh doanh với hơn 800 sản phẩn OCOP đã dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho sản phẩm hàng hóa của mình. Từ mã QR có trên bao bì sản phẩm, người tiêu dùng có thể dùng điện thoại thông minh truy xuất rất nhiều thông tin (ngày, tháng sản xuất, hạn sử dụng và nguồn gốc mặt hàng...), từ đó thêm yên tâm về chất lượng sản phẩm mà mình lựa chọn.
Ông Nguyễn Mạnh Hợp, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở khoa học và công nghệ tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Trong thời gian tới, tiếp tục thực hiện Quyết định số 1221 ngày 4/1/2021; lồng ghép chương trình đề án của tỉnh để bổ sung nguồn lực, kinh phí cho hoạt động truy xuất nguồn gốc. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định về truy xuất nguồn gốc cho các tổ chức doanh nghiệp và người tiêu dùng".
Việc xây dựng, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc không chỉ giúp người tiêu dùng tiếp cận thông tin sản phẩm một cách đầy đủ, hệ thống mà còn giúp cơ quan quản lý nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về giải pháp chống gian lận thương mại và phục vụ công tác xây dựng các chính sách điều tiết thị trường. Đồng thời, giúp doanh nghiệp, hợp tác xã... sản xuất, kinh doanh xây dựng cơ sở pháp lý cho sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải hành khách
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, điều hành, theo dõi phương tiện, lái xe khi tham gia vận tải cũng như việc phục vụ hành khách. Qua đó, góp phần nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng.
Tuổi trẻ Thanh Hóa xung kích trong chuyển đổi số
Tích cực, chủ động, sáng tạo và nhạy bén với khoa học - công nghệ, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Thanh Hóa tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chương trình về chuyển đổi số ở nông thôn. Qua đó, từng bước chuyển đổi số toàn diện, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Những năm gần đây nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới, đầu tư nhiều giải pháp công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để góp phần làm thay đổi phương thức quản lý, điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm mang lại nhiều tiện ích.
Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP Thanh Hóa
Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng trong tỉnh, các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được duy trì và phát triển, đồng thời đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024
Tại Hội nghị ASOCIO Digital Summit 2024 diễn ra tại Nhật Bản, Giải thưởng ASOCIO DX Award 2024 đã được trao cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy chuyển đổi số. Việt Nam có 9 đơn vị được vinh danh tại Giải thưởng này.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
Tại Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc, Hà Nội vừa diễn ra Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024. Chương trình được tổ chức với với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu". Đây là điểm đến cho các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn và công nghệ, thu hút sự quan tâm lớn từ giới đầu tư và các tổ chức quốc tế.
10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được nhận Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2024
Tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng. Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng được trao hằng năm cho tối đa 10 cá nhân là những tài năng trẻ không quá 35 tuổi.
Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0
Bộ Khoa học & Công nghệ vừa phê duyệt chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam", nhằm phát triển công nghệ xanh, sạch, tuần hoàn; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thu hồi, tận dụng, lưu trữ carbon...
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.