ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Thanh Hóa - Điện Biên, từ mạch nguồn lịch sử

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung, chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 nói riêng, Thanh Hóa là tỉnh có đóng góp lớn về sức người, sức của, như sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó, tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó". Sự gắn bó đặc biệt từ mạch nguồn lịch sử, suốt bao năm qua đã và đang được hai tỉnh Thanh Hóa - Điện Biên trân trọng, giữ gìn và vun đắp.

Cẩm Tú - Văn Lộc

17/01/2024 20:19

Bước sang tuổi 91, thời gian đã khiến cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Vơn, ở thôn Xa Thư, xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa quên đi nhiều điều, nhưng ký ức về những ngày ăn núi ngủ rừng, cùng đồng đội kéo pháo lên Điện Biên... thì vẫn còn nguyên vẹn. Chưa đầy 20 tuổi, ông và bao bạn bè cùng trang lứa ở quê nhà đã hăng hái lên đường tham gia chiến dịch. Với ông, Điện Biên luôn là một phần thiêng liêng, máu thịt. 

Thanh Hóa - Điện Biên, từ mạch nguồn lịch sử- Ảnh 1.

Cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Vơn Thôn Xa Thư, xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Điện Biên xung quanh là các dãy núi cao, quân địch đóng quân dưới thấp, nên những khi đi xuống khe suối là bị chúng tôi bắn, sau quân địch không bao giờ dám đến đó lấy nước nữa".

Chỉ tính riêng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Thanh Hóa đã huy động hơn 178 ngàn dân công hỏa tuyến, chiếm 30% người trong độ tuổi lao động lúc bấy giờ, hơn 3.500 xe đạp thồ, hơn 1100 thuyền và rất nhiều phương tiện khác phục vụ chiến dịch. Hàng nghìn người con Thanh Hóa đã anh dũng chiến đấu trong các đơn vị bộ đội chủ lực, nhiều người đã ngã xuống cho Tổ quốc "đơm hoa độc lập, kết quả tự do". Hiện nay, tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Điện Biên có hơn 800 phần mộ liệt sĩ là con em quê Thanh Hóa. Các anh hùng liệt sĩ đã hóa thân vào hồn thiêng sông núi, trở thành một phần máu thịt của núi rừng Tây Bắc. Trong những năm qua, hai tỉnh đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, kết nối, giao lưu văn hóa, xúc tiến phát triển du lịch, thương mại dịch vụ. Nhiều địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng đã có những hoạt động thiết thực tăng cường mối đoàn kết, gắn bó với các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Nằm giữa trung tâm thành phố Thanh Hóa, Điện Biên là phường lớn, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của thành phố. Nơi đây có những con đường, tuyến phố, những công trình, trường học... vinh dự mang tên Điện Biên, mang tên những người anh hùng gắn chiến thắng Điện Biên Phủ.

Thanh Hóa - Điện Biên, từ mạch nguồn lịch sử- Ảnh 2.

Ông Lưu Ngọc Thành Bí thư Chi bộ phố Đông Lân, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Tôi rất xúc động khi nghe lời kêu gọi của Mặt trận Tổ quốc về vấn đề quyên góp để xây nhà tình nghĩa. Và phố chúng tôi là một trong những phố quyên góp vượt mức dự trù".

Thanh Hóa - Điện Biên, từ mạch nguồn lịch sử- Ảnh 3.

Bà Lê Thị Quỳnh Thơ Chủ tịch UBND phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Bà Lê Thị Quỳnh Thơ Chủ tịch UBND phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Điện Biên rất vinh dự là phường duy nhất của tỉnh mang tên chiến dịch của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, Điện Biên đang tiếp tục phấn đấu hơn nữa để đạt được mục tiêu xây dựng phường anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới".

Cùng với tinh thần Điện Biên, địa danh Điện Biên, những năm gần đây, hoa ban - loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc cũng được du nhập, trồng nhiều trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Năm 2022, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đã trao tặng cho thành phố Thanh Hóa 600 cây hoa ban, trồng tại Công viên Bố Vệ. Trên các tuyến đường lớn của thành phố, hàng nghìn cây hoa ban cũng đã vươn cao, khoe sắc mỗi độ xuân về. Mỗi một tên đất, tên người, mỗi dấu ấn, nét đẹp của Điện Biên trên quê hương Thanh Hóa đều khiến mỗi người con quê Thanh càng thêm yêu, thêm trân trọng, tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc.

Nguồn: Bản tin Thời sự tối ngày 17/01/2024

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Người Việt tìm kiếm nơi lưu trú tại nước ngoài dịp lễ dài 30/4 – 1/5 tăng 46%

Người Việt tìm kiếm nơi lưu trú tại nước ngoài dịp lễ dài 30/4 – 1/5 tăng 46%

08:12 , 20/04/2025

Theo ghi nhận từ nền tảng du lịch trực tuyến Agoda, lượt tìm kiếm chỗ ở tại nước ngoài tăng vọt, từ 26% lên đến 46% so với cùng kỳ năm trước. Điểm thú vị là Top những điểm đến được du khách Việt tìm kiếm nhiều nhất trong dịp lễ này đều nằm trong khu vực châu Á như: Bangkok, Singapore, Tokyo, Seoul, Kuala Lumpur, Bali, Osaka, Thượng Hải...

Tác phẩm "Cu li không bao giờ khóc" giành giải Phim hay nhất tại liên hoan phim châu Á lần thứ 22

Tác phẩm "Cu li không bao giờ khóc" giành giải Phim hay nhất tại liên hoan phim châu Á lần thứ 22

08:35 , 19/04/2025

Tác phẩm điện ảnh "Cu li không bao giờ khóc" của đạo diễn Phạm Ngọc Lân đã xuất sắc giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22 (Asian Film Festival-AFF22), diễn ra tại thủ đô Rome, Italy.

Hải Tiến – Điểm đến an toàn, hấp dẫn hè 2025

Hải Tiến – Điểm đến an toàn, hấp dẫn hè 2025

08:25 , 19/04/2025

Nằm trên bờ biển dài 12,5 km, sau 13 năm đi vào hoạt động, khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa ngày càng toả lên "gam màu tươi sáng" trong bức tranh du lịch muôn màu của xứ Thanh. Đặc biệt, từ khi hạ tầng du lịch được đầu tư nâng cấp, Hải tiến đã thực sự trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn mỗi khi hè về.

Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2025 sẽ khai mạc tối ngày 19/4

Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2025 sẽ khai mạc tối ngày 19/4

20:47 , 18/04/2025

Tối ngày 19/4, tại huyện Hoằng Hóa sẽ diễn ra khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2025 với chủ đề "Hải Tiến – Khát vọng toả sáng"; đây cũng là sự kiện mở màn cho mùa du lịch biển Hải Tiến nói riêng và Thanh Hoá nói chung, nhằm quảng bá, thu hút du khách đến với Thanh Hóa trong mùa hè năm nay.

Khai mạc Lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá

Khai mạc Lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá

20:37 , 18/04/2025

Nhân kỷ niệm 703 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu (23/3 năm Nhâm Tuất 1322 - 23/3 năm Ất Tỵ 2025), sáng 18/4, tại xã Thiệu Trung, Ủy ban nhân dân huyện Thiệu Hoá đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu năm 2025. Dự lễ có đại diện lãnh đạo Sở Văn hoá – Thể thao và du lịch, đại diện Hội đồng dòng họ Lê Việt Nam.

Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An diễn ra từ ngày 25/4 - 1/5

Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An diễn ra từ ngày 25/4 - 1/5

09:17 , 18/04/2025

Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An năm 2025 sẽ diễn ra tại Công viên Hội An trong 7 ngày liên tục, từ tối ngày 25/4 - 1/5 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phong phú, hấp dẫn.

Huyện Thiệu Hoá chuẩn bị tổ chức lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu

Huyện Thiệu Hoá chuẩn bị tổ chức lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu

20:08 , 17/04/2025

Mặc dù ngày 18/4, Lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu năm 2025 mới chính thức khai mạc, nhưng trong ngày 17/4, nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc bắt đầu diễn ra, thu hút đông đảo người dân và khách thập phương.

Sầm Sơn - Vùng đất của thắng tích và di sản

Sầm Sơn - Vùng đất của thắng tích và di sản

20:05 , 17/04/2025

Vùng đất Sầm Sơn, Thanh Hoá được thiên nhiên ưu đãi không gian vừa hùng vĩ, vừa nên thơ. Qua hàng nghìn năm phát triển, con người Sầm Sơn cũng đã kiến tạo nên những giá trị văn hoá lịch sử quý giá, được lưu giữ, trao truyền từ đời này qua đời khác. Tất cả đã và đang trở thành nguồn lực quan trọng để Sầm Sơn phát triển ngày càng văn minh, hiện đại nhưng vẫn lấp lánh những vẻ đẹp văn hoá truyền thống.

Điểm hẹn - Trạm 36 glamping

Điểm hẹn - Trạm 36 glamping

16:18 , 17/04/2025

Từ bàn tay khéo léo sắp đặt của tự nhiên đã hình thành nên một dòng Mã giang độc đáo, cảnh sắc hữu tình. Và các thế hệ người dân xứ Thanh, bằng tài năng, sức sáng tạo của mình đã cùng dệt nên những sắc màu văn hóa, tâm linh, điểm tô thêm nét hấp dẫn cho dòng sông…

Trăn trở với nghề dệt truyền thống ở bản Thái

Trăn trở với nghề dệt truyền thống ở bản Thái

07:55 , 17/04/2025

Do tác động của nhiều yếu tố, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trăn trở về điều này, gần đây, nghề dệt thổ cẩm ở bản Thái được khôi phục và phát triển, giúp cho đồng bào Thái có cơ hội tìm về văn hóa truyền thống của dân tộc.