Thanh Hoá quan tâm phát triển doanh nghiệp công nghệ số
Việc phát triển doanh nghiệp công nghệ số có vai trò quan trọng, là động lực để thúc đẩy chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế xã hội của địa phương. Xác định rõ điều này, tỉnh Thanh Hoá đang tập trung nhiều giải pháp để đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp công nghệ số. Mục tiêu của tỉnh là đến năm 2025, có ít nhất 100 doanh nghiệp công nghệ số.
Thanh Hoá quan tâm phát triển doanh nghiệp công nghệ số
Qua rà soát, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có 92 doanh nghiệp sản xuất phần mềm, phân phối sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin. Trong đó nhiều doanh nghiệp đã cung cấp những dịch vụ, giải pháp công nghệ thông tin có hàm lượng chất xám cao, tiêu biểu như VNPT Thanh Hoá, Mobifone, Viettel, Công ty cổ phần Thương mại công nghệ G8… Nắm bắt xu hướng phát triển của cuộc cách mạng 4.0 và mục tiêu trở thành doanh nghiệp công nghệ số, hiện nay các doanh nghiệp này đều đang chú trọng đầu tư, nâng cấp hạ tầng công nghệ, mở rộng nghiên cứu phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin trọng điểm phục vụ xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh. Ông Nguyễn Thái Sơn - Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh VNPT Thanh Hoá cho biết: "VNPT đang thực hiện trên 2 vai trò, là doanh nghiệp số thì bản thân chúng tôi cũng phải chuyển số nội bộ trước, cùng các giải pháp về chuyển đổi số thì VNPT đến nay cơ bản làm chủ nền tảng trí tuệ nhân tạo AI, dữ liệu lớn big Data, hạ tầng cloud, đảm bảo bảo mật thông tin".

Để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số, tỉnh Thanh Hoá đã ban hành kế hoạch số 77 về việc phát triển doanh nghiệp công nghệ số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và giai đoạn 2026 – 2030. Trong đó, đưa ra nhiều nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp công nghệ số như: tư vấn, hỗ trợ việc đăng ký và thành lập doanh nghiệp công nghệ số mới; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ số về thủ tục gia nhập thị trường. Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin; Hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ số công bố danh mục sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin, tiếp cận thị trường…

Tuy nhiên, việc phát triển doanh nghiệp công nghệ số cũng đòi hỏi rất nhiều nguồn lực về vốn, trình độ nhân lực và về tư duy đổi mới của doanh nghiệp để tiếp cận những xu hướng công nghệ mới. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Thế Anh - Trưởng Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông, Trường ĐH Hồng Đức cho biết vấn đề quan trọng là phải chuẩn bị cẩn thận nguồn nhân lực, các doanh nghiệp phải nhận thức sớm vấn đề này, và đặt hàng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao có khả năng xây dựng phát triển làm chủ nền tảng công nghệ lõi, làm chủ công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0.

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang triển khai đề án phát triển khu công nghệ thông tin tập trung và phát triển một số sản phẩm công nghệ thông tin mũi nhọn. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ số về tìm hiểu, đầu tư vào tỉnh. Đây sẽ là những điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số, tạo ra động lực đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, đưa Thanh Hoá trở thành một trong những trung tâm chuyển đổi số của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước.

Vietnam Airlines và VNPT sẽ triển khai dịch vụ Internet trên tàu bay
Vietnam Airlines và Tập đoàn VNPT đã ký kết hợp đồng triển khai dịch vụ Internet trên tàu bay cho đội bay Airbus A350. Đây là bước tiến quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số và nâng cao chất lượng phục vụ ành khách của hãng hàng không quốc gia.

Sao Khuê 2025: Vinh danh 198 nền tảng, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc
Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam vừa tổ chức lễ vinh danh và trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 – một giải thưởng uy tín dành cho các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc nhất.

Thiếu cán bộ chuyên trách chuyển đổi số cấp xã
Xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số đang là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay; nhất là khi Trung ương đang chủ trương sắp xếp, tổ chức mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Tuy nhiên, việc thiếu cán bộ chuyên trách về chuyển đổi số đã khiến các địa phương, đặc biệt là cấp xã gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính quyền số.

Trung tâm dữ liệu quốc gia sẽ hoạt động vào ngày 19/8
Tại thông báo kết luận Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 vừa được Văn phòng Chính phủ truyền đạt, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Công an triển khai các giải pháp để đưa Trung tâm dữ liệu quốc gia đi vào hoạt động vào ngày 19/8/2025.

Cơ hội đáp ứng nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn
Trước làn sóng đầu tư công nghiệp bán dẫn đổ vào Việt Nam, Chính phủ đặt mục tiêu đào tạo 50 nghìn kỹ sư vi mạch từ nay đến năm 2030. Hàng loạt trường đại học mở ngành mới, nhiều chính sách ưu đãi được triển khai, thu hút sinh viên. Đây được xem là cơ hội vàng cho cả người học lẫn cơ sở đào tạo.

Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 71 sửa đổi, bổ sung, cập nhật chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Zalo – kênh kết nối thông tin hiệu quả tại cộng đồng dân cư
Hiện nay hầu hết các thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có các nhóm Zalo chung. Với khả năng kết nối nhanh, dễ dàng, Zalo đã được xem như một kênh trao đổi, tương tác thông tin hiệu quả giữa chính quyền với Nhân dân và giữa người dân trong cộng đồng dân cư.

Thông tin cá nhân, tài liệu doanh nghiệp Việt bị rao bán rộng rãi trên mạng
Báo cáo về tình hình nguy cơ an toàn thông tin tại Việt Nam năm 2024 do Công ty An ninh mạng Viettel công bố ngày 1/4 cho thấy số cuộc tấn công mạng, lộ dữ liệu, lỗ hổng bảo mật tiếp tục tăng.

Gần 17 tỷ lượt giao dịch không sử dụng tiền mặt đã được thực hiện tại Việt Nam trong năm 2024
Theo báo cáo tại hội nghị do Hiệp hội Ngân hàng vừa tổ chức: tính đến cuối năm 2024, Việt Nam đã có hơn 200 triệu tài khoản thanh toán cá nhân, tăng hơn 50% về số lượng so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy sự bùng nổ mạnh mẽ của loại hình thanh toán này.

Người bán hàng trực tuyến Việt Nam ứng dụng AI nhiều nhất Đông Nam Á
Báo cáo “Thu hẹp khoảng cách AI: Nhận thức và xu hướng ứng dụng AI của người bán hàng trực tuyến ở Đông Nam Á” do nền tảng Lazada vừa công bố cho thấy: Việt Nam và Indonesia dẫn đầu về mức độ ứng dụng AI trong thương mại điện tử ở Đông Nam Á.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.