ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Thanh Hóa: Số người nhập viện do rắn cắn tăng

(TTV) - Thời gian gần đây, Bệnh viên Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận một số bệnh nhân bị rắn cắn. Từ tháng 4 đến tháng 11, là mùa sinh sôi, phát triển và kiếm ăn của các loại rắn, cũng là thời điểm số bệnh nhân bị rắn cắn có xu hướng tăng.

13/09/2020 08:36

 

Khoa Hồi sức tích cực 1, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận 8 trường hợp bị rắn cắn. Nhiều bệnh nhân trong tình trạng bị hoại tử vết thương, liệt tay chân, thậm chí liệt hô hấp.

Bệnh nhân này bị rắn bò vào nhà cắn trong lúc ngủ. Do không biết bị rắn cắn nên đến khi bệnh nhân bị sốt, khó thở mới được đưa đến bệnh viện. Khi nhập viện, bệnh nhân đã rơi vào tình trạng nguy cấp, phải lọc máu, bị liệt 40% cơ thể.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Dũng - Trưởng Khoa Hồi sức Tích cực 1, Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa: Rắn cắn thì có 3 tình huống chính, đó là liệt cơ, rối loạn đông máu và sưng nề. Khi bị rắn cắn, bênh nhân bắt buộc phải đến bệnh viện. Đặc biệt là liệt cơ, nếu không thông khí nhân tạo chắc chắn bệnh nhân tử vong
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Dũng - Trưởng Khoa Hồi sức Tích cực 1, Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa: Rắn cắn thì có 3 tình huống chính, đó là liệt cơ, rối loạn đông máu và sưng nề. Khi bị rắn cắn, bệnh nhân bắt buộc phải đến bệnh viện. Đặc biệt là liệt cơ, nếu không thông khí nhân tạo chắc chắn bệnh nhân tử vong

Theo thống kê, hiện nay nước ta có khoảng 64 loài rắn độc. Nếu bị rắn cắn, người dân cần xác định được đó là rắn có nọc độc hay không có nọc độc. Nếu là rắn độc cắn thì thường có các biểu hiện như: đau buốt, sưng tấy đỏ và bầm tím, lan ra xung quanh vết rắn cắn; buồn nôn, tiêu chảy, sưng môi, lưỡi và nướu. Bệnh nhân khó thở, chóng mặt hoặc ngất xỉu và nhịp tim không đều.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi bị rắn cắn, điều đầu tiên đó là phải bình tĩnh, hạn chế vận động. Bởi vì càng vận động nhiều thì độc càng vào người nhanh. Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như trường hợp rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu chậm sau 24-48 giờ, kết quả điều trị rất kém hoặc không hiệu quả.

Theo Bản tin THNM/TTV


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành

18:36 , 16/05/2025

Thông tin về hàng chục nghìn ca mắc COVID-19 tại nhiều quốc gia những ngày gần đây khiến không ít người dân lo ngại. Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành.

Gia tăng ca mắc tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Gia tăng ca mắc tay chân miệng ở trẻ nhỏ

07:40 , 16/05/2025

Bộ Y tế cho biết chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận gần 15.000 ca mắc tay chân miệng. Đáng chú ý, số ca tăng mạnh từ tháng 3 và tháng 4, cao gấp đôi hai tháng trước cộng lại.

Thống nhất, đồng bộ trong quản lý dữ liệu y tế

Thống nhất, đồng bộ trong quản lý dữ liệu y tế

07:04 , 16/05/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102 quy định quản lý dữ liệu y tế. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng đối với quản lý dữ liệu y tế, tạo sự thống nhất, đồng bộ các nội dung về tạo lập, thu thập, kết nối, chia sẻ, sử dụng và quản lý dữ liệu y tế.

Khởi động chiến dịch ngân hàng D3K2 cho trẻ em Thanh Hoá

Khởi động chiến dịch ngân hàng D3K2 cho trẻ em Thanh Hoá

20:05 , 15/05/2025

Sáng ngày 15/5, Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Trung tâm công tác xã hội - Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ khởi động chiến dịch ngân hàng D3K2 và ký kết thoả thuận hỗ trợ vitamin D3K2 cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá.

Không để dịch sởi bùng phát trong trường học

Không để dịch sởi bùng phát trong trường học

19:58 , 15/05/2025

Tại Thanh Hóa, số ca mắc sởi vẫn tiếp tục gia tăng. Nhiều trường hợp diễn biến nặng, biến chứng. Để bảo vệ sức khỏe cho học sinh và cán bộ, giáo viên, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch. Mục tiêu là không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trong nhà trường, đảm bảo cho trẻ được học tập trong môi trường an toàn.

27 tỉnh, thành ghi nhận ca mắc Covid-19

27 tỉnh, thành ghi nhận ca mắc Covid-19

16:02 , 15/05/2025

Theo tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc COVID-19 tại 27 tỉnh, thành phố, không có trường hợp tử vong.

Tăng cường đảm bảo an ninh cho người bệnh và nhân viên y tế

Tăng cường đảm bảo an ninh cho người bệnh và nhân viên y tế

08:21 , 14/05/2025

Bộ Y tế vừa có văn yêu cầu các Sở Y tế, bệnh viện khẩn trương rà soát, củng cố, tổ chức và triển khai đầy đủ các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự trong khám chữa bệnh, chủ động xây dựng phương án phòng ngừa, ứng phó với các tình huống gây rối, hành hung nhân viên y tế.

Yêu cầu tuân thủ quy định về đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục

Yêu cầu tuân thủ quy định về đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục

16:07 , 13/05/2025

Bộ Y tế vừa có văn bản về đảm bảo chất lượng, tuân thủ các quy định về đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho cán bộ y tế gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bệnh viện, Viện, Trường thuộc Bộ Y tế; Y tế các Bộ, ngành.

Siết chặt quản lý thực phẩm chức năng, bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả

Siết chặt quản lý thực phẩm chức năng, bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả

16:07 , 13/05/2025

Trước thực trạng thực phẩm chức năng giả tràn lan, Bộ Y tế đang siết chặt quản lý, sửa đổi chính sách và tăng cường hậu kiểm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết

Tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết

09:01 , 13/05/2025

Bộ Y tế vừa có văn bản về việc tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết gửi UBND các tỉnh, thành phố. Theo Bộ Y tế, việc chủ động triển khai các biện pháp phòng chống trước mùa dịch rất quan trọng.