Thanh Hóa thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột quan trọng
Năm 2023 là năm Thanh Hóa tăng tốc thưc hiện chuyển đổi số và đạt được nhiều kết quả quan trọng trên cả 3 trụ cột chính là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu; hành động đồng bộ ở các cơ quan, địa phương và sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp và người dân là yếu tố cốt lõi bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.
Chính quyền số
Thanh Hóa là một trong những địa phương đầu tiên thực hiện việc kết nối, chia sẻ, trao đổi văn bản điện tử giữa chính quyền và doanh nghiệp. Đến nay, lãnh đạo, cán bộ các cấp từ tỉnh đến địa phương đã thay đổi nhận thức, thói quen làm việc từ hành chính, giấy tờ sang chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử.

Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh đã cung cấp 842 dịch vụ công trực tuyến một phần và 868 dịch vụ công trực tuyến toàn trình; tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia 1.710 dịch vụ công trực tuyến. Tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến giải quyết đúng và trước hạn hàng năm trung bình đạt khoảng 98%. Qua đó, giúp các cơ quan nhà nước công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính; đồng thời phục vụ người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Anh Lê Tiến Sơn, thôn Mai Trung, xã Định Hòa, huyện Yên Định cho biết: "Hôm nay tôi lên ủy ban xã để làm giấy khai sinh cho con, tôi thấy dịch vụ được làm trực tuyến rất tiện lợi, các thông tin đều được cập nhật hết ở trên mạng không phải sử dụng nhiều giấy tờ". Chị Nguyễn Thị Bốn, công chức UBND xã Hoằng Thái, huyện Hoằng Hóa cũng cho biết: "Từ khi chuyển sang môi trường điện tử thì công việc được xử lý nhanh hơn rất nhiều, lãnh đạo có thể ký bất kể thời gian nào. Sau khi lãnh đạo ký có thể chuyển văn phòng hoặc các công chức chuyên môn để chuyển trả cho công dân cũng như hệ thống phần mềm UBND huyện và các cấp rất có hiệu quả".
Bên cạnh đó, Thanh Hóa đã hoàn thành việc đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện năm 2022; đã ban hành Bộ tiêu chí và giao chỉ tiêu chuyển đổi số cấp xã đến năm 2025.

Điểm nhấn trong thực hiện chính quyền số của Thanh Hóa trong năm 2023 là đã hoàn thành việc kết nối chính thức giữa Cổng Dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa của tỉnh với cơ sở dữ liệu Quốc Gia về Dân cư từ ngày 20/02/2023; giúp cho người dân, tổ chức khi thực hiện các thủ tục hành chính được định danh và xác thực điện tử thông suốt; không phải khai báo thông tin ban đầu. Cổng Dữ liệu mở của tỉnh tại địa chỉ: https://opendata.thanhhoa.gov.vn đã được đưa vào triển khai, sử dụng với 15 nhóm dữ liệu của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Thanh Hóa cũng đã đưa vào ứng dụng công dân số "Thanh Hóa-S" là ứng dụng tương tác giữa chính quyền các cấp tỉnh Thanh Hoá với người dân, doanh nghiệp; góp phần hỗ trợ đắc lực cho quá trình xây dựng chính quyền số của Thanh Hóa.
Kinh tế số
Kinh tế số đã bước đầu đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Năm 2023, tỷ trọng đóng góp kinh tế số của tỉnh Thanh Hóa trong tổng quy mô nền kinh tế đạt 8,28%. Công tác tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số được quan tâm đẩy mạnh. Đến nay, có khoảng 3.500 doanh nghiệp đã tiếp cận và sử dụng các nền tảng số; đưa 152 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP và hơn 11.300 sản phẩm đặc trưng của các huyện lên các sàn thương mại điện tử; cung cấp hơn 537.800 tem truy xuất nguồn gốc và hỗ trợ trên 910.000 tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán các dịch vụ thiết yếu.

Việc phát triển kinh tế số đã thay đổi hoàn toàn nhận thức, cách làm truyền thống của doanh nghiệp, người dân, hộ gia đình về tiêu thụ sản phẩm trên không gian số, sàn thương mại điện tử, mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm đến khắp cả nước và quốc tế. Ông Đỗ Xuân Tùng, Giám đốc công ty may đo thiết kế thời trang Tự Lập cho biết: "Khi mà có facebook, mình có đăng ký tên tài khoản và bắt đầu quảng bá ở trên đấy, đồng thời quảng bá ở trên một số nền như khác như zalo hoặc trên google, mang lại hiệu quả cao".
Xã hội số
Trong xây dựng xã hội số, khi người dân đã hình thành kỹ năng số thì có thể truy cập và tương tác với các dịch vụ về tài chính, giáo dục, y tế, giao thông và nhiều tiện ích khác bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ đâu bằng công nghệ số. Để thúc đẩy phát triển xã hội số, Thanh Hóa đã thành lập gần 4.400 tổ công nghệ số cộng đồng tại tất cả các thôn, bản, khu phố với gần 14.700 thành viên tham gia.

Các thành viên của tổ công nghệ số cộng đồng được bồi dưỡng về kiến thức công nghệ thông tin, được tập huấn hướng dẫn cách truyền đạt đến bà con những kiến thức cơ bản về chuyển đổi số. Qua đó, dần hình thành và phát triển cộng đồng công dân số trên địa bàn. Bên cạnh đó, Thanh Hóa đã và đang nỗ lực chuyển đổi số trên các ngành, các lĩnh vực.

Hiện nay, ngành Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đang tập trung vào hai nội dung chủ đạo là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục để nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành và chuyển đổi số trong dạy và học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học - giúp thầy cô giáo giảng dạy hiệu quả và học sinh tiếp thu bài giảng được tốt hơn. Trong ngành y tế, việc thực hiện chuyển đổi số cũng đang được triển khai mạnh mẽ ở tất cả các đơn vị.
Đến nay, 100% cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn Thanh Hóa đã triển khai khám chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chíp. Tăng cường các hoạt động khám chữa bệnh từ xa, sử dụng bệnh án điện tử và thanh toán viện phí không dùng tiền mặt. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân. Chị Đỗ Thị Nghĩa, phường Phú Sơn, thành phố Thanh Hóa cho biết: "Nay tôi đưa con đến khám bệnh, được hướng dẫn sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip thay thẻ bảo hiểm y tế, tôi thấy rất nhanh gọn, thuận lợi hơn".

Tỉnh Thanh Hóa xác định chuyển đổi số sẽ là đòn bẩy, tạo cơ hội bứt phá để "đi tắt, đón đầu" trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Thực hiện chuyển đổi số toàn diện trên cả 3 trụ cột quan trọng: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số sẽ là nền tảng để Thanh Hóa đạt được mục tiêu đến năm 2025, thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.

Việt Nam đứng thứ 6 trên Bảng xếp hạng Chỉ số AI thế giới
Theo kết quả trong Bảng Chỉ số AI thế giới do Mạng lưới Nghiên cứu Thị trường Độc lập Toàn cầu vừa công bố, Việt Nam xếp hạng thứ 6 trên tổng số 40 quốc gia trên thế giới, đạt 59,2 điểm trên thang 100.

Ngành công thương tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trong năm 2025
Bộ Công thương vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị số 18 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025. Trong đó, trọng tâm là các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.

Hơn 81,5% người nhận lương hưu, trợ cấp qua tài khoản cá nhân
Tính đến kỳ chi trả tháng 7/2025, 81,5% người nhận lương hưu và trợ cấp Bảo hiểm xã hội hàng tháng trong cả nước đã nhận qua tài khoản cá nhân, tăng 6,5% so với cuối năm 2024.

Phát hiện vi phạm giao thông qua ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)
Cục Cảnh sát giao thông cho biết đang nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện vi phạm qua camera và gửi thông báo tới chủ phương tiện chỉ sau 2 giờ đồng hồ.

Việt Nam đặt mục tiêu phủ sóng 5G tới 90% dân số trong năm 2025
Các doanh nghiệp viễn thông đang đẩy nhanh tiến độ phát triển mạng 5G toàn quốc, hướng tới mục tiêu phủ sóng tới 90% dân số ngay trong năm 2025.

Ngành ngân hàng cần 750.000 nhân lực công nghệ vào năm 2026
Trong xu thế công nghệ mới, các ngân hàng sẽ cần thêm rất nhiều nhân lực để phát triển các công nghệ chiến lược liên quan đến hoạt động của lĩnh vực tài chính, ngân hàng, như fintech, tài sản số, blockchain, AI.

Tài sản số, tiền mã hóa sẽ được bảo vệ như tài sản thực
Mới đây, Luật Công nghiệp công nghệ số đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ 1/1/2026. Luật này đánh dấu lần đầu Việt Nam có khung pháp lý cho tài sản số.

Hàng triệu việc làm đang dần bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tái định hình thị trường lao động toàn cầu với tốc độ chưa từng thấy. Dự báo sẽ có hàng triệu việc làm dần bị thay thế bởi AI.

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sắp được hưởng những ưu đãi chưa từng có
Theo Luật Công nghiệp công nghệ số chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam sẽ được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp hữu cơ
Thời gian qua, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm sạch, hữu cơ đang được áp dụng rộng rãi. Hình thức này không chỉ đem lại sự chủ động cho doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân, mà còn giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng, từ đó nâng cao thu nhập mở ra hướng đi mới, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.