Thanh Hoá tìm hướng phát triển cho du lịch cộng đồng
Thanh Hoá được đánh giá là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay, việc phát triển của loại hình du lịch cộng đồng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Nhận thức rõ những tiềm năng đang bị lãng phí, nhiều địa phương trong tỉnh đã nỗ lực tìm hướng phát triển cho loại hình du lịch này với mong muốn tạo sinh kế cũng như thay đổi tư duy làm kinh tế cho người dân địa phương.
Đây là lần đầu tiên những du khách tỉnh ngoài này biết đến Làng du lịch Yên Trung ở huyện Yên Định. Đối với họ, ngoài Pù Luông, Thanh Hoá gần như không có thêm cái tên nào ghi được dấu ấn trên bản đồ du lịch cộng đồng. Có thể thấy, vấn đề truyền thông đang là một trong những lý do khiến cho nhiều du khách chưa biết đến các điểm du lịch cộng đồng khác tại Thanh Hoá. Việc Công ty TNHH Dịch vụ khách sạn Anh Phát tổ chức chương trình famtrip, đưa du khách cùng các đơn vị lữ hành tham quan tại các hệ thống dịch vụ khách sạn - nhà hàng - Khu du lịch Anh Phát là cơ hội để du lịch cộng đồng tại Thanh Hoá được biết đến nhiều hơn.

Chị Đinh Thị Diệu Linh, du khách Hà Nội chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên tôi đến làng du lịch Yên Trung. Ở đây rất là yên bình, mang nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ xưa. Tôi nghĩ khách nước ngoài rất là thích".
Nhận thấy tiềm năng du lịch cộng đồng lâu nay là một thế mạnh chưa được khai thác triệt để, trong năm 2024, huyện Quan Hoá đã lập kế hoạch đầu tư bài bản, đồng bộ hơn, trong đó đặc biệt tập trung làm mới các hoạt động du lịch vốn có, phục dựng các lễ hội truyền thống, tạo thêm các hoạt động trải nghiệm mới cho du khách…

Bà Phạm Thị Lượng, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá
Bà Phạm Thị Lượng, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Huyện Quan Hóa xây dựng Đề án phát triển du lịch huyện Quan Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 20245; đề xuất chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với những khu vực có nhiềm tiềm năng dịch vụ du lịch; tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư để phát triển du lịch; tổ chức các ngày hội văn hoá thể thao du lịch định kỳ; kết nối du lịch với thị trường trong và ngoài tỉnh".
Thời gian qua, các địa phương đã bắt đầu quan tâm đầu tư, khai thác và phát triển tài nguyên du lịch, tạo động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho Nhân dân. Tư duy làm du lịch cũng đã hình thành và thay đổi nhận thức của nhiều người dân, đặc biệt là người dân khu vực miền núi. Với những lợi ích bước đầu mà du lịch mang lại giúp người dân mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, linh hoạt thay đổi cách thức tiếp cận thị trường để đón khách du lịch đến với quê hương của mình.

Bùi Văn Đại, Chủ cơ sở lưu trú Suối Mây Garden, xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Mặc dù số tiền đầu tư ban đầu khá lớn nhưng mình nghĩ sẽ ổn. Mình sẽ đóng góp cho sự phát triển quê hương để khi nhắc đến Thạch Lâm, người ta sẽ không còn nghĩ là vùng quê nghèo nữa, mà họ sẽ nhớ đến Thạch Lâm ở vị thế khác, là điểm du lịch. Mình tin mô hình du lịch của mình sẽ cùng mọi người phát triển".

Có thể thấy, để du lịch cộng đồng tạo sinh kế bền vững, ngoài cảnh quan thiên nhiên và giá trị văn hóa bản địa khác biệt, trước tiên, cần một cộng đồng đoàn kết, sẵn sàng chia sẻ lợi ích. Bên cạnh đó là sự song hành, chung tay, định hướng của các cấp, các ngành, sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp. Và chỉ khi, người dân thực sự được hưởng lợi từ sự phát triển du lịch của địa phương, lúc đó du lịch cộng đồng mới có thể phát triển bền vững.

Sầm Sơn - Vùng đất của thắng tích và di sản
Vùng đất Sầm Sơn, Thanh Hoá được thiên nhiên ưu đãi không gian vừa hùng vĩ, vừa nên thơ. Qua hàng nghìn năm phát triển, con người Sầm Sơn cũng đã kiến tạo nên những giá trị văn hoá lịch sử quý giá, được lưu giữ, trao truyền từ đời này qua đời khác. Tất cả đã và đang trở thành nguồn lực quan trọng để Sầm Sơn phát triển ngày càng văn minh, hiện đại nhưng vẫn lấp lánh những vẻ đẹp văn hoá truyền thống.

Điểm hẹn - Trạm 36 glamping
Từ bàn tay khéo léo sắp đặt của tự nhiên đã hình thành nên một dòng Mã giang độc đáo, cảnh sắc hữu tình. Và các thế hệ người dân xứ Thanh, bằng tài năng, sức sáng tạo của mình đã cùng dệt nên những sắc màu văn hóa, tâm linh, điểm tô thêm nét hấp dẫn cho dòng sông…

Trăn trở với nghề dệt truyền thống ở bản Thái
Do tác động của nhiều yếu tố, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trăn trở về điều này, gần đây, nghề dệt thổ cẩm ở bản Thái được khôi phục và phát triển, giúp cho đồng bào Thái có cơ hội tìm về văn hóa truyền thống của dân tộc.

Vang vọng Chí Linh Sơn
Lang Chánh là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên hoang sơ với đỉnh Pù Rinh hùng vĩ cùng dòng thác Ma Hao tuyệt đẹp, mà còn là vùng đất thiêng huyền thoại, gắn liền với câu chuyện lịch sử hào hùng, bi tráng về nghĩa quân Lam Sơn và người anh hùng dân tộc Lê Lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Minh xâm lược. Đây cũng là nơi quần cư, sinh sống của 3 dân tộc lớn: Thái, Mường và Kinh với những nét đẹp văn hóa riêng biệt. Chính nhờ những yếu tố nổi trội cả về thiên nhiên và con người, trong những năm qua, Lang Chánh đã và đang “chuyển mình” trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong hành trình khám phá xứ Thanh.

Chương trình nghệ thuật quần chúng và chiếu phim lưu động tại huyện Thường Xuân
Trung tâm xúc tiến Du lịch và Văn hóa, Điện ảnh Thanh Hóa vừa tổ chức Chương trình nghệ thuật quần chúng và chiếu phim lưu động chào mừng thành tựu 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025) tại huyện Thường Xuân.

Hải Tiến sẵn sàng cho mùa du lịch biển năm 2025
Để đón mùa cao điểm du lịch biển năm 2025, thời điểm này, trên địa bàn Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hoá, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ, các tổ chức đoàn thể đang khẩn trương hoàn tất các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, cảnh quan môi trường biển để phục vụ du khách.

Vang vọng Chí Linh Sơn
Huyện miền núi Lang Chánh không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên hoang sơ với đỉnh Pù Rinh hùng vĩ cùng dòng thác Ma Hao tuyệt đẹp, mà còn là vùng đất gắn liền với câu chuyện lịch sử hào hùng về người anh hùng dân tộc Lê Lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Minh xâm lược. Đây cũng là nơi quần cư, sinh sống của 3 dân tộc lớn: Thái, Mường và Kinh với những nét đẹp văn hóa riêng biệt. Chính nhờ những yếu tố nổi trội cả về thiên nhiên và con người, những năm qua, Lang Chánh đã và đang "chuyển mình" trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong hành trình khám phá xứ Thanh.

Phong Nha - Kẻ Bàng là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm
Tạp chí du lịch danh tiếng Wanderlust (Anh) đánh giá Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm tại Việt Nam.

Bông hoa của đại ngàn
Những năm gần đây, Thạch Lâm đã trở thành địa chỉ được ghi dấu trên bản đồ du lịch cộng đồng của tỉnh Thanh Hoá. Để có những đổi mới trong cách làm du lịch nhằm thu hút du khách, những người trẻ ở xã Thạch Lâm đóng vai trò tiên phong. Một trong số đó là cô gái Mường Bùi Thị Nga - người mang khát vọng khai phá tiềm năng du lịch cộng đồng, mở ra hướng đi mới cho người dân bản địa. Giữa núi rừng đại ngàn, Nga như bông hoa nhỏ, kiên cường mà rực rỡ vươn lên với khát vọng thoát nghèo.

Loạt video clip quảng bá du lịch Việt Nam nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh P4G
Nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác về Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ 4 được tổ chức tại Việt Nam, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch quốc gia Việt Nam) đã cho ra mắt 3 video clip quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch Việt Nam.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.