Thành phố Thanh Hóa triển khai phương pháp dạy học STEM vào bậc học mầm non
Trẻ ở độ tuổi mầm non thường có sự hiếu kỳ, say mê tìm tòi và nghiên cứu thế giới xung quanh. Stem là phương pháp giáo dục chủ yếu dựa trên phương pháp dạy học tích hợp, tạo cơ hội cho học sinh huy động, tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để phát triển phẩm chất, năng lực và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Từ tháng 12 năm 2023, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thanh Hóa đã bắt đầu triển khai phương pháp dạy học STEM vào bậc học mầm non cho các cở sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố.
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa trển khai phương pháp dạy học STEM vào bậc học mầm non, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thanh Hóa đã tổ chức tập huấn cho các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố. Tại đây, các giáo viên được dự phần thực hành ứng dụng giáo dục STEM trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Các hoạt động giáo dục tích hợp theo tiếp cận STEM với môi trường giáo dục phong phú, sáng tạo từ các nguyên vật liệu sẵn có giúp trẻ lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng đa dạng, cung cấp nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm học tập, phát triển tư duy phản biện và sáng tạo.
Cô Lê Thị Nga, Giáo viên trường mầm non Tân Sơn, thành phố Thanh Hóa cho biết: "Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên đặt nền móng trong quá trình phát triển của trẻ. Vậy nên, để cho STEM đến với các bạn cũng như các cô giáo, chúng tôi lên kế hoạch cụ thể từ chủ đề, nội dung cũng như mức độ muốn đạt được ở trẻ. Thông qua giáo dục STEM, cô chỉ là người hướng dẫn, gợi mở, bản thân các con sẽ là người tự khám phá, tìm hiểu và tự giải quyết vấn đề".
Bước đầu đưa phương pháp giáo dục STEM vào chương trình dạy hoc, cô và trò trường mầm non Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa rất hào hứng. Nếu như trước kia việc trang trí lớp học, giáo viên mất nhiều thời gian, công sức và kinh phí mua nguyên liệu để hoàn thành thì giờ đây công việc này lại khá đơn giản. Các góc chơi trong lớp được các cô giáo khéo tay trang trí theo hướng mở, là nơi sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng ngăn nắp để trẻ tự tìm, tự lấy, tự cất, tự trang trí bằng chính bàn tay và các sản phẩm của mình. Việc làm này vừa giáo dục ý thức, nền nếp gọn gàng, ngăn nắp, vừa tạo sự say mê, hứng thú cho trẻ mà lại đỡ tốn kém. Mỗi góc chơi đều được bố trí khoa học, thuận tiện cho trẻ hoạt động.
Cô Lê Thị Lan, Giáo viên trường mầm non Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa cho biết thêm: "Lợi ích của phương pháp STEM thứ nhất là công nghệ thông tin áp dụng vào giờ học rất tốt cho trẻ, thứ hai là trẻ được trải nghiệm từ những nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo nên những bức tranh rất đẹp".
Khơi dậy niềm yêu thích của trẻ, là tiền đề thuận lợi cho các bậc học sau. Mỗi đứa trẻ sẽ có tài năng, sở thích và cách tiếp nhận kiến thức khác nhau; bố mẹ, thầy cô giáo chính là người "phát hiện" ra sự khác biệt đó và tạo môi trường, điều kiện cho các em bộc lộ khả năng của mình. Nếu trước đây các trường định hướng giáo dục tập trung nhiều vào truyền tải lý thuyết, chưa chú trọng thực hành nhiều, thì giáo dục STEM hướng tới giúp nhà trường tích hợp giữa học và hành.
Cô Bùi Thị Xuân, Phó Hiệu trưởng trường mầm non Thanh Xuân Nam, thành phố Thanh Hóa chia sẻ: "Trong thời gian tới, nhà trường có kế hoạch tập huấn cho các cô về chương trình cũng như phương pháp STEM, đưa vào từng nhóm lớp theo từng độ tuổi để cho các cô triển khai, và các cô trao đổi với phụ huynh về lợi ích phương pháp STEM mang lại cho con em của mình".
Bà Thiều Thị Duyên, Phó trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thanh Hóa cho biết: "Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thanh Hóa đã khẩn trương triển khai chương trình STEM để các nhà trường có thể tiếp cận. Sau này, nếu như tiết học nào phù hợp thì sẽ tổ chức các hoạt động STEM trong các lớp đảm bảo đủ điều kiện".
Những lợi ích mà STEM mang lại cho trẻ ở các trường mầm non thực sự giúp trẻ được "chơi thông minh" và "học vui vẻ" và trưởng thành. Do vậy giáo dục STEM đang trở thành phương pháp giáo dục được quan tâm hàng đầu của các nhà trường và phụ huynh, bởi độ tuổi này chính là "giai đoạn vàng" để đặt những nền tảng cần thiết cho trẻ phát triển toàn diện.
Lễ ra quân các đội tuyển dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2024- 2025
Sáng ngày 19/12, trường THPT Chuyên Lam Sơn đã tổ chức Lễ ra quân các đội tuyển dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2024 - 2025.
Đại học Phenikaa đặt mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo
Trong tầm nhìn chiến lược của mình, trường Đại học Phenikaa đặt mục tiêu lọt vào top 100 trường đại học tốt nhất châu Á vào năm 2035. Để làm được điều này, nhà trường tập trung vào công tác đào tạo, nghiên cứu nhằm tạo ra môi trường thực hành tốt nhất cho các sinh viên khi đang theo học tại đây.
Thi viết thư UPU - bồi đắp giá trị nhân văn trong tâm hồn
Cuộc thi viết thư Quốc tế UPU được Liên minh Bưu chính thế giới phối hợp với UNESCO tổ chức thường niên dành cho thiếu niên trên toàn Thế giới từ 1971 đến nay, được phát động lần đầu tiên tại tỉnh Thanh Hóa vào năm 1990. Qua 34 năm tổ chức, với nhiều đề tài viết thư phong phú, phù hợp với lứa tuổi học sinh, cuộc thi đã có sức lan toả mạnh mẽ, tạo thành một đợt sinh hoạt văn hoá, giáo dục đạo đức, lối sống ý nghĩa trong các trường học trên địa bàn tỉnh.
Phenikaa giành giải Nhì tại cuộc thi Olympic Vật lý toàn quốc 2024
Tại cuộc thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc lần thứ XXVI, diễn ra tại Đại học Thái Nguyên, đội tuyển trường Đại học Phenikaa đã giành Giải Nhì toàn đoàn.
Từ năm 2025 sẽ có thêm tiêu chí xếp loại hạnh kiểm học sinh
Nghị định số 151/2024 của Chính phủ quy định: Từ ngày 1/1/2025, nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh.
Trường Đại học Hồng Đức trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ năm 2024
Sáng ngày 15/12, Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ năm 2024 cho 349 nghiên cứu sinh và học viên tốt nghiệp năm 2024.
Huyện Quảng Xương gặp mặt động viên các học sinh đội tuyển tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2024 – 2025
Chiều 13/12, huyện Quảng Xương tổ chức buổi gặp mặt các đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hóa lớp 9, năm học 2024 - 2025.
6/6 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Olympic Khoa học trẻ quốc tế 2024
Thông tin từ đoàn học sinh Việt Nam tham dự Olympic khoa học trẻ quốc tế lần thứ 21 năm 2024 (IJSO 2024) tại Rumania cho biết, cả 6 học sinh Việt Nam đều đoạt giải với 5 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.
Cơ sở vật chất hiện đại – nền tảng nâng cao chất lượng đào tạo
Trong cuộc cách mạng giáo dục hiện đại, việc đầu tư cho cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ là yếu tố quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học. Đây cũng là lý do để trường đại học Phenikaa, Hà Nội nỗ lực đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, tạo môi trường học tập và nghiên cứu tuyệt vời, truyền cảm hứng cho các bạn sinh viên.
Tỉnh Thanh Hóa nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Năm 2024, ngành Giáo dục Thanh Hóa tiếp tục nỗ lực giữ vững vị trí trong tốp đầu cả nước về giáo dục mũi nhọn và nâng cao chất lượng đại trà, hoàn thành vượt chỉ tiêu đến năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.