Thêm 3 chặng đua bị hoãn huỷ, mùa giải F1 năm nay "vỡ trận"
Tính đến thời điểm này đã có tổng cộng 7 trên 22 chặng đua của mùa giải F1 năm nay nhận quyết định hoãn, hoặc huỷ do dịch Covid-19.

Nhấn để phóng to ảnh
Chặng đua tại Hà Lan và Tây Ban Nha đã bị hoãn, trong khi chặng Monaco bị huỷ bỏ do tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến ngày một căng thẳng.
Theo kế hoạch, chặng đua tại Hà Lan sẽ lần đầu tiên trở lại lịch thi đấu F1 kể từ năm 1985, dự kiến diễn ra ở Zandvoort từ ngày 1-3/5; chặng Tây Ban Nha diễn ra sau đó một tuần, và chặng Monaco Grand Prix sẽ diễn ra vào 21-24/5.
Tuy nhiên, dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra (Covid-19) đã khiến cả ba chặng này cũng phải hoãn. Thông báo chính thức cho biết, F1, Liên đoàn đua xe thể thao quốc tế (FIA) và đơn vị tổ chức ở các nước đã đưa ra quyết định này nhằm đảm bảo sức khoẻ và sự an toàn cho tất cả mọi người.
Các bên đang xem xét lịch mới cho các chặng ở Hà Lan và Tây Ban Nha. Trong khi đó, chặng Monaco năm nay đã bị huỷ bỏ hoàn toàn. Vậy là lần đầu tiên kể từ năm 1954, giải F1 sẽ không đua ở Monaco, một trong những chặng hấp dẫn nhất.
Thông cáo của Hiệp hội đua xe Automobile Club de Monaco giải thích: “Tình hình dịch bệnh toàn cầu hiện nay cùng diễn biến của nó rất khó lường. Không thể đánh giá hết những ảnh hưởng của nó tới mùa giải F1 2020 trong khi nhiều quốc gia trong đó có Công quốc Monaco đã áp dụng các biện pháp phong tỏa nên không thể tập hợp các đội đua, huy động lực lượng nhân viên, tình nguyện viên (ước tính lên tới 1.500 người) để có thể làm nên thành công của giải đua. Do đó, tình hình không còn phù hợp để tổ chức đua xe”.
Như vậy, tính đến nay, đã có 7 chặng đua F1 của mùa giải 2020 bị hoãn, huỷ, gồm: Australia, Bahrain, Việt Nam, Trung Quốc, Hà Lan, Tây Ban Nha và Monaco.
Thông báo chung, F1 và FIA hi vọng có thể bắt đầu mùa giải F1 năm nay sớm nhất là sau tháng 5.
Theo lịch, chặng tiếp theo chưa bị hoãn, huỷ là Azerbaijan, dự kiến diễn ra từ 5-7/6.
Nhật Minh/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chuẩn bị nguồn thực phẩm phục vụ thị trường dịp lễ 30/4 - 1/5
Dịp lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân cũng khá lớn. Để phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân, các siêu thị, cửa hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã sớm chuẩn bị đầy đủ các loại hàng hóa. Năm nay, nguồn thực phẩm khá dồi dào, giá cả cơ bản ổn định.

Giá lợn hơi giảm mạnh ở miền Bắc, chững lại tại miền Nam
Giá lợn hơi những ngày gần đây biến động trái chiều. Theo đó, tại miền Bắc giá lợn hơi giảm mạnh xuống còn từ 66 - 67.000 đồng/kg, trong khi miền Trung và miền Nam giữ mức 67- 76.000 đồng/kg.

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026
Chính phủ vừa tiếp tục trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%. Thời gian áp dụng từ ngày 1/7/2025 đến hết 31/12/2026.

Giá xăng tăng vọt, RON 95 vượt 19.000 đồng/lít
Giá xăng tại kỳ điều hành hôm nay (24/4) đảo chiều đi lên sau hai lần được điều chỉnh giảm. Giá xăng RON 95 tăng vượt mốc 19.000 đồng/lít.

Kích cầu tiêu dùng hàng hóa dịp lễ 30/4 - 1/5
Nhằm kích cầu mua sắm trong dịp lễ 30/4 - 1/5, hiện nay, nhiều hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá lớn.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam cao nhất 4 năm qua
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm trong tuần qua do đồng nội tệ yếu. Trong khi đó, giá gạo Việt Nam tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 năm nhờ nhu cầu mạnh mẽ và nguồn cung hạn chế.

Mất cân đối cơ cấu nguồn cung nhà ở
Thị trường bất động sản nhà ở trong quý đầu năm 2025 đang trong tình trạng mất cân đối. Phân khúc căn hộ cao cấp tiếp tục chiếm ưu thế, kéo theo mặt bằng giá nhà ở ngày càng tăng cao.

Giá xăng tiếp đà giảm, RON 95 xuống dưới 19.000 đồng/lít
Giá xăng tại kỳ điều hành hôm nay (17/4) tiếp tục đi xuống theo đà giảm từ tuần trước. Giá xăng RON 95 đã mất mốc 19.000 đồng/lít.

Siết chặt nguyên liệu đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu
Trước những biến động khó lường của thương mại toàn cầu, Bộ Công Thương vừa có công văn lưu ý các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu, tăng cường kiểm soát nguyên liệu đầu vào trong quá trình sản xuất.

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Thanh Hóa hiện có hơn 600 sản phẩm OCOP từ 3- 5 sao. Sau khi đạt chuẩn, các chủ thể sản xuất đã quan tâm đến việc nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ. Từ đó, giúp nâng cao giá trị kinh tế, đưa các sản phẩm OCOP của Thanh Hóa ngày càng vươn xa hơn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.