Thị trấn Thường Xuân - 30 năm xây dựng và phát triển
(TTV) - Trải qua bao thăng trầm suốt chặng đường 30 năm hình thành và phát triển, thị trấn Thường Xuân hôm nay vững vàng đi lên trong tiến trình đổi mới, hội nhập. Thành tựu đáng tự hào ấy của quân và dân thị trấn là tiền đề vững chắc để thế hệ trẻ kế thừa, phát huy, đồng lòng chung sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp
Sinh ra và lớn lên ở Thường Xuân, đã bước sang cái tuổi xưa nay hiếm, bác Lê Duy Tân khu phố 2 đã được chứng kiến sự đổi thay của Thị trấn qua 30 năm hình thành và phát triển mà theo như nhận xét của Bác đó là sự chuyển mình rất rõ nét.
Cách đây 30 năm, vào ngày 03.06.1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 99-HĐBT thành lập thị trấn Thường Xuân trên cơ sở sáp một số thôn của 2 thuộc xã Ngọc Phụng và Xuân Dương có tổng diện tích khoảng hơn 253 ha với hơn 3.202 nhân khẩu.
![]() |
||
![]() |
![]() |
|
Thị trấn được xác định là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của huyện Thường Xuân. Sự kiện này tạo đà cho thị trấn vươn lên phát triển, đồng thời cũng đặt ra cho đảng bộ và chính quyền địa phương nhiều khó khăn, thách thức mới. Trong đó khó khăn lớn nhất là nền kinh tế của địa phương và kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn thấp kém; giao thông đi lại cách trở; cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục, đào tạo, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân chưa đáp ứng; kinh tế phát triển chậm, phương thức sản xuất giản đơn, mang nặng tính tự cung tự cấp, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị của địa phương nói chung vừa yếu, vừa thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới...
Trước tình hình đó, Đảng bộ, chính quyền thị trấn tập trung lãnh đạo, điều hành thực hiện các chương trình kinh tế lớn, trong đó đặc biệt chú trọng đẩy mạnh tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Nhờ vậy, giai đoạn 7 năm đầu( 1988- 1995) các ngành kinh tế nông- lâm và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đượ mở rộng cả về quy mô và hiệu quả; đến cuối năm 1995, thị trấn còn 30 hộ đói và 329 hộ nghoè, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 700 nghìn đồng năm 1988 lên 2.800 nghìn đồng năm 1995; hệ thống điện, đường, trường, trạm hình thành và hoàn thiện; đời sống nhân dân ổn định; cơ cấu kinh tế chuyển dần theo chiều hướng tích cực.
Bức tranh kinh tế - xã hội của thị trấn hồi phục và khởi sắc; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững, bước đầu đã xây dựng được một số cơ sở kinh tế - xã hội phục vụ cho sự nghiệp đổi mới trong thời gian tiếp theo; đời sống của nhân dân ngày càng cải thiện, nhất là đối với gia đình chính sách, hộ nghèo, được cấp uỷ chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm.
![]() |
Trong suốt chặng đường 30 năm hình thành và phát triển, được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến tỉnh, huyện, cùng với tinh thần tự lực tự cường, cán bộ và nhân dân thị trấn Thường Xuân đã đoàn kết phấn đấu xây dựng thị trấn phát triển cả về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh. Theo đó, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Diện mạo, hạ tầng thị trấn ngày càng thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại; kinh tế tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng; tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm, giai đoạn 2010 - 2015 đạt gần 12,3%; thu nhập bình quân đầu người hơn 31.44 triệu đồng, tăng gần 10 triệu đồng so với năm 2010 và vượt rất xa so với những ngày đầu thành lập; tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2017 còn 6,0%; cả 3 cấp học đều đạt chuẩn giai đoạn 1.
![]() |
Công tác xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị từ thị trấn đến các tổ dân phố thường xuyên được củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ chức đảng và quản lý chất lượng đảng viên.
Đến nay, Đảng bộ thị trấn Thường Xuân có 436 đảng viên, sinh hoạt tại 8 chi bộ trực thuộc. Nhiều năm liền Đảng bộ thị trấn được công nhận Đảng bộ “Trong sạch vững mạnh”. Đảng bộ thị trấn luôn tập trung quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Đảng; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh... tạo những chuyển biến mới trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ; hoạt động của chính quyền, mặt trận và các hội đoàn thể nhân dân không ngừng được nâng lên, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh vững chắc trên địa bàn.
Trong thời gian tới, thị trấn tập trung chăm lo công tác xây dựng đảng bộ trong sạch vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, phát huy mạnh mẽ tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; thực hiện đạt hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước để đề ra những quyết sách phù hợp, gắn phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng - an ninh; chăm lo xây dựng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của địa phương trong tình hình mới./.
Đài TT Thường Xuân
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Sản phẩm OCOP Thanh Hóa tiêu thụ mạnh trong dịp nghỉ lễ
Theo thống kê sơ bộ của Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, dịp nghỉ lễ 30/4- 1/5 năm nay, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh tăng từ 50 - 60% trở lên so với ngày thường. Nhu cầu sử dụng của người dân tăng cao cộng với lượng khách du lịch đến Thanh Hóa nhiều đã góp phần thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm OCOP.

Huyện Yên Định có gần 2.000 ha cây ăn quả
Những năm qua, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã quy hoạch vùng sản xuất tập trung, phát triển cây ăn quả quy mô lớn, góp phần khai thác tiềm năng đất đai, từng bước nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Đến nay, toàn huyện có gần 2.000ha cây ăn quả, chủ yếu là bưởi, cam, dưa vàng, ổi...

Huyện Hoằng Hóa phát triển ngành nghề nông thôn
Những năm qua, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm phát triển các làng nghề và ngành nghề truyền thống. Qua đó, giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người dân, góp phần cùng các địa phương hoàn thành tiêu chí nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Thanh Hóa phát triển nông nghiệp thông minh
Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nông nghiệp thông minh. Qua đó, hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao.

Thu hút dòng vốn FDI chất lượng vào Việt Nam
Việt Nam được nhận định là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trên toàn cầu. Tuy nhiên, trong bối cảnh thương mại toàn cầu khó đoán định, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam cần chủ động tái cấu trúc cách tiếp cận dòng vốn FDI tập trung vào chất lượng, hàm lượng công nghệ cao để trở thành trung tâm sản xuất, trung chuyển mới tại khu vực.

Đẩy nhanh tiến độ thi công trạm bơm Hoằng Khánh
Được xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ trước, trạm bơm Hoằng Khánh, Hoằng Hoá có nhiệm vụ lấy nước từ sông Mã tưới cho 18.490 ha thuộc 2 huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc. Trạm bơm đã được phê duyệt nâng cấp từ tháng 12/2024. Đến đầu tháng 5/2025, Tổng Công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, đơn vị thi công chính đã hoàn thành khoảng hơn 40% khối lượng công việc so với giá trị hợp đồng.

Doanh nghiệp Thanh Hóa thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
Biến động kinh tế toàn cầu và những khó khăn từ nội tại đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp. Trong khó khăn, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang duy trì và thúc đẩy sản xuất, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

ADB: kinh tế Việt Nam duy trì triển vọng tăng trưởng ổn định
Đánh giá cao những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhận định: nền kinh tế sẽ duy trì triển vọng tăng trưởng ổn định và bền vững nếu các nỗ lực cải cách thể chế toàn diện thời gian qua được triển khai nhanh chóng và hiệu quả.

Thanh Hoá: 4 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trên 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái
4 tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tỉnh Thanh Hoá tăng trên 13,7% so với cùng kỳ năm trước phản ánh sự phục hồi và phát triển ổn định của ngành sản xuất công nghiệp địa phương.

4 tháng, Thanh Hóa thu ngân sách hơn 16 nghìn tỷ đồng
Trong 4 tháng đầu năm 2025, tỉnh Thanh Hóa thu ngân sách đạt trên 16.300 tỷ đồng, bằng 84,7% cùng kỳ và bằng 35,8% dự toán.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.