Thiếu vật liệu xây dựng, tiến độ các dự án hạ tầng bị ảnh hưởng
Theo phản ánh của các nhà thầu thi công và chủ đầu tư, hiện nay, tình trạng thiếu vật liệu xây dựng, nhất là cát, đất đắp, đá base, đang ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tiến độ thi công các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng. Có những nhà thầu phải thi công cầm chừng do không tìm được nguồn cung trong khu vực thi công dự án; hoặc phải tìm nguồn cung từ tỉnh ngoài khiến chi phí xây dựng tăng cao. Các đơn vị thi công đề nghị tỉnh Thanh Hoá sớm có các giải pháp giải quyết tình trạng thiếu vật liệu xây dựng, để đảm bảo tiến độ thi công cho các dự án.
Gói thầu xây lắp số 5 thuộc Dự án đường giao thông từ Khu công nghiệp Bỉm Sơn đến đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa đến 15/5/2025 phải hoàn thành và bàn giao. Hiện nay, gói thầu này còn khoảng gần 2km đang trong giai đoạn rải đá base. Tuy nhiên, đơn vị thi công rất vất vả trong việc đảm bảo nguồn cung vật liệu.

Ông Lê Văn Kết, Phó Giám đốc Công ty Xây dựng và Kinh doanh Trường Phúc
Ông Lê Văn Kết, Phó Giám đốc Công ty Xây dựng và Kinh doanh Trường Phúc cho biết: "Một ngày chúng tôi cần khoảng 2.000 khối đá base; nhưng bây giờ không đáp ứng được. Chúng tôi phải lấy ở tất cả các mỏ, cũng chỉ được khoảng 1.000 tấn, tức là được 50%".
Thiếu vật liệu xây dựng cũng khiến một số gói thầu thuộc Dự án Tuyến đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa phải thi công cầm chừng; hoặc làm tăng chi phí sản xuất, gây khó khăn cho các nhà thầu thi công.

Ông Nguyễn Văn Kiên, Phó Chỉ huy trưởng công trường, Tập đoàn Cường Thịnh Thi cho biết thêm: "Ở gói số 5 này, cát san lấp thì thiếu khoảng 20.000 khối, đất đắp thiếu khoảng 180.000 khối. Với việc thiếu vật liệu trầm trọng như thế này, chúng tôi cũng rất e ngại về tiến độ dự án".

Ông Đỗ Văn Vinh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Miền Trung
Ông Đỗ Văn Vinh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Miền Trung chia sẻ: "Tình trạng khan hiếm vật liệu cũng đẩy giá thành vật liệu lên rất cao, như đá dăm tăng đến hơn 20%; làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất".
Dự án Tuyến đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa đang được chủ đầu tư, là Sở Xây dựng, báo cáo UBND tỉnh xem xét điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, hoàn thành trong năm 2025. Nhưng Ban quản lý Dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hoá cho biết: nếu không tháo gỡ được vấn đề thiếu vật liệu xây dựng, nhất là cát và đất đắp nền, thì dự án này sẽ khó đảm bảo được tiến độ.


Ông Trần Đức Trọng, Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hoá
Ông Trần Đức Trọng, Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hoá cho biết: "Với tình hình khan hiếm vật liệu xây dựng như thế này thì khó có thể đảm bảo được tiến độ như đã dự kiến. Chúng tôi đã báo cáo với chủ đầu tư là Sở Xây dựng và UBND tỉnh hằng tuần, hàng tháng và đề xuất phải tăng công suất các mỏ thì mới đáp ứng được tiến độ dự án".
Khan hiếm vật liệu xây dựng không chỉ xảy ra với các công trình lớn, trọng điểm; mà còn là tình trạng chung của các dự án đầu tư xây dựng khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Ông Ngân Văn Hoà, Giám đốc Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Khó khăn lớn nhất là khan hiếm vật liệu xây dựng, nhất là mỏ cát. Trên địa bàn huyện chưa có 1 mỏ cát nào được đầu tư".

Các nhà thầu thi công đề nghị: để khắc phục tình trạng khan hiếm vật liệu xây dựng, như cát, đất đắp, các ngành chức năng cần tăng cường công tác khảo sát, công bố giá kịp thời, sát với tình hình thực tế tại từng thời điểm; ngăn chặn tình trạng đầu cơ, găm hàng đẩy giá. Đặc biệt, cần có cơ chế ưu tiên cung cấp vật liệu từ các mỏ địa phương cho các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh theo đúng trữ lượng và tiến độ yêu cầu. Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hoá tiếp tục nghiên cứu, đề xuất nâng công suất các mỏ để đáp ứng yêu cầu về vật liệu đối với các dự án hạ tầng, nhất là các dự án lớn, dự án trọng điểm.

Thu thuế từ kinh doanh thương mại điện tử đạt 34,5 nghìn tỷ đồng
Bộ Tài chính cho biết, 3 tháng đầu năm số thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.

Thanh Hóa đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế
Xác định tầm quan trọng của công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai đồng bộ công tác đối ngoại. Hoạt động này đã góp phần quảng bá thông tin về vùng đất, con người và sự phát triển của Thanh Hoá đến với bạn bè trong nước và quốc tế, đồng thời thu hút các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Huy động hơn 1.930 tỷ đồng phục vụ phát triển nông nghiệp
Trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Thanh Hóa đã huy động được hơn 1.933 tỷ đồng phục vụ phát triển nông nghiệp. Trong đó, hơn 717 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách Trung ương; 212 tỷ đồng nguồn vốn nước ngoài và hơn 1.004 tỷ đồng vốn đầu tư công từ ngân sách tỉnh.

Ngọc Lặc tích tụ, tập trung được 144 ha đất nông nghiệp tập trung
Trong 3 tháng đầu năm 2025, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tích tụ, tập trung được 144 ha để sản xuất nông nghiệp tập trung hướng công nghệ cao.

FTA Index năm 2024: Thanh Hoá đứng thứ 2 bảng xếp hạng
Mới đây, Bộ Công Thương đã công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA index) của các địa phương năm 2024. Trong đó Thanh Hoá đứng thứ 2 bảng xếp hạng về điểm số.

Quý 1 năm 2025, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt hơn 2.500 tỷ đồng
Quý 1 năm 2025, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 2.500 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ.

Vốn FDI vào Việt Nam tăng 34,7%
Đến hết tháng 3/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2024.

Thành lập Tổ công tác ứng phó chính sách thương mại mới của Mỹ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định thành lập Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Mỹ.

VASEP đề xuất giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ về 0%
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa gửi đề xuất tới Chính phủ và các bộ, ngành về việc giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ xuống 0% thay vì 3 - 10% như hiện nay.

Lao động nhiều ngành sẽ bị ảnh hưởng bởi thuế đối ứng của Hoa Kỳ
Cơ quan thống kê nhận định, việc Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46% đối với Việt Nam dự kiến từ ngày 9/4 sẽ khiến các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu: điện tử, dệt may, da giày… bị ảnh hưởng, kéo theo sự tác động tiêu cực về lao động.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.