Thú chơi cổ ngoạn
Sưu tầm, tìm lại giá trị của những món đồ xưa cũ từ lâu đã được những người đam mê xem đó là một thú chơi tao nhã. Người chơi có những giây phút lắng lòng khi được nâng niu, ngắm nhìn những món đồ tồn tại qua nhiều thế kỷ. Mỗi người tìm đến thú chơi này vì nhiều lý do khác nhau nhưng tất cả đều có điểm chung là nâng tầm giá trị hiện vật, phủi lớp bụi thời gian trên từng hiện vật để tìm về lịch sử.
Đối với thú chơi đồ cổ, ngoài sự am hiểu, thông tuệ các món đồ gắn liền với những giai đoạn lịch sử khác nhau, điều quan trọng là phải có tính hoài cổ, tri âm với những món đồ giá trị này. Từ đó mới có thể khám phá những thông điệp ẩn chứa bên trong. Người chơi đồ cổ trở thành những người truyền đạt, gắn kết văn hoá giữa xưa và nay. Cũng từ đó, những giá trị văn hoá từ ngàn xưa được gìn giữ, lưu truyền cho các thế hệ sau này.
Gần 30 năm rong ruổi sưu tầm đồ cổ, anh Nguyễn Hải Hưng ở thị trấn Vĩnh Lộc đang có trong tay tài sản giá trị nhất là hơn 50.000 cổ vật "siêu độc" đang được trưng bày tại nhà. Việc sưu tầm cổ vật với anh là niềm đam mê nhằm lưu giữ những giá trị văn hoá của người Việt cho thế hệ sau chiêm ngưỡng.
Tích tiểu thành đại, số cổ vật mà anh Hưng sưu tầm được qua mỗi ngày lại càng nhiều hơn, bao gồm hàng nghìn hiện vật quý với đầy đủ các triều đại, trong đó chiếm nhiều nhất là đồ gốm sứ thời phong kiến Việt Nam và Trung Quốc. Hiện nay, tất cả những cổ vật này được anh trưng bày trong 5 ngôi nhà dựng trên khuôn viên hơn 4.000m2, trong đó có 3 căn nhà cổ niên đại trên 100 năm tuổi có giá trị về lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật. Anh đặt tên cho bảo tàng nhỏ trên sườn núi Đún (Đốn Sơn, cạnh Đàn tế Nam Giao, cách Thành nhà Hồ khoảng 2,5 km về phía Đông Nam) là Lâm Sơn Trang. Ngày qua ngày, Lâm Sơn Trang luôn thu hút nhiều nhà khảo cổ học danh tiếng trong cả nước tới nghiên cứu và đây cũng là điểm đến của người dân, du khách thập phương, các em học sinh, sinh viên có sở thích khám phá và đam mê lịch sử.
Chị Nguyễn Thị Phương, huyện Yên Định, Thanh Hoá chia sẻ: "Đồ trưng bày ở Lâm Sơn Trang rất đẹp, khiến chúng ta nhớ lại những kỷ niệm ngày xưa. Đến đây, chúng tôi rất thích. Chúng tôi cũng rất ngưỡng mộ và cảm ơn gia chủ đã đầu tư công sức, thời gian để dựng nên không gian trưng bày ý nghĩa này".
Có niềm đam mê với việc sưu tập đồ cổ từ khi còn trẻ, nay đã ở tuổi bát tuần, trải qua biết bao thăng trầm của cuộc sống nhưng ông Lê Hạc ở Thành phố Thanh Hóa coi việc tìm lại hoài niệm từ những món đồ xưa cũ là niềm đam mê của cuộc đời ông.
Ông Lê Hạc, Thành phố Thanh Hóa
Được nhiều người biết tới với biệt danh "vua ấm" bởi trong bộ sưu tập của ông Hạc đã có gần 2.000 chiếc ấm thuộc các niên đại khác nhau, không chiếc nào giống chiếc nào, với đủ loại chất liệu như ấm sắt, ấm sành, ấm nhôm, ấm gỗ, ấm thuỷ tinh, ấm nhựa, ấm đồng… Những chiếc ấm không chỉ là đồ dùng để uống nước, uống trà thông thường mà đối với ông đó là một tác phẩm nghệ thuật.
Tất cả đều được ông xếp theo niên đại, theo hình dáng. Có những chiếc ấm đã qua tay nhiều đời chủ nhân, ở vào những thời khắc khác nhau. Nhưng dù ở bất kể thời nào thì đều giống nhau ở sự cẩn thận và nghiêm trang đối với thú vui tao nhã của thuật uống trà. Những chiếc ấm vẫn còn nguyên vẹn hình hài, nắp đậy lọt nhẹ nhàng vào gờ ấm kín khít, dẫu thành ấm đã đóng một lớp cao trà dày dặn, chứng cứ của biết bao lần thưởng trà của những tao nhân mặc khách. Từng món đồ nhuốm màu thời gian ấy đều được trân quý, lưu giữ cẩn thận.
Được biết đến là một người chơi đồ cổ có tiếng tại Thanh Hóa, ông Nguyễn Hữu Ngôn có trong tay một bộ sưu tập đồ cổ, đồ cũ khá đồ sộ, với một lượng lớn hiện vật khiến nhiều người mơ ước. Khác với những người chơi khác là tìm đến thú vui này chỉ duy nhất một loại hiện vật như đồ gốm hoặc đồng hồ hay đồ gỗ..., ông Ngôn thưởng thức đồ cổ, đồ xưa ở một góc nhìn đa chiều.
Ông có niềm đam mê tột độ với tất cả những món đồ xưa. Chính vì thế, không phân biệt đó là món đồ gì, thuộc chủng loại nào, nếu thích là ông sẽ tìm cách mang về. Để có được bộ sưu tập đồ sộ như hiện nay, ông đã bỏ ra rất nhiều công sức. Khi nghe ở đâu có câu lạc bộ cổ ngoạn, giao lưu đồ xưa, cũ là ông tìm đến. Những buổi giao lưu không chỉ giúp ông được chiêm ngưỡng những món đồ yêu thích mà còn được mở mang kiến thức, phục vụ cho việc nghiên cứu và tìm những cổ vật để bổ sung vào bộ sưu tập của mình.
Với những người chơi cổ ngoạn, việc trao đổi, giao lưu cổ vật lẫn nhau cũng là hình thức khá phổ biến. Đặc biệt, có những món đi theo bộ, nếu gom góp đủ cả bộ thì món hàng càng giá trị. Có nhiều món đồ mặc dù được săn lùng rất kỳ công nhưng chưa hẳn đã giá trị trong mắt người khác. Chính vì thế, hình thức giao lưu, trao đổi lẫn nhau không chỉ giúp người chơi có được món cổ vật mình yêu thích mà còn tạo mối quan hệ gắn bó giữa những người cùng đam mê.
Ngoài giá trị kinh tế thì lịch sử và văn hoá là hai giá trị cốt lõi của thú chơi cổ ngoạn. Người chơi, người sưu tầm cổ ngoạn không chỉ thoả mãn đam mê mà còn góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, gìn giữ những giá trị truyền thống của đất nước, dân tộc.
Hiên ngang đồi Quyết Thắng
Hàm Rồng - một thắng tích nổi tiếng, nơi đây sông núi ruộng đồng, xóm làng, phố xá hòa quyện đan xen, tạo thành cảnh quan kỳ vĩ rất sinh động với nhiều di tích lịch sử, văn hóa cách mạng còn sống mãi với thời gian. Trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, nổi bật là 2 chữ “Quyết thắng” trên ngọn núi Cánh Tiên lừng lững, hiên ngang, chứng kiến bao đổi thay của vùng đất Hạc thành.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Bình yên tại thiên đường nghỉ dưỡng Lamori
Trong mỗi chuyến hành trình đến với Xứ Thanh, du khách đều có những trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn chờ đón. Ngày hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị một điểm nghỉ dưỡng với vẻ huyền ảo đầy cuốn hút - đó chính là LAMORI Resort, tọa lạc tại xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân.
Tây Ninh - Điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất vùng Đông Nam Bộ
Trong những năm qua, Tây Ninh đang vươn mình mạnh mẽ thành điểm đến hấp dẫn của Đông Nam Bộ, với bức tranh du lịch đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên độc đáo.
Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh DDCI trong lĩnh vực Văn hóa - Thể thao - Du lịch
Chiều ngày 14/11, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị bàn giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI).
Thiêng liêng những kỉ vật đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc gửi tặng Bác Hồ
Cách đây 70 năm, trên chuyến tàu tập kết ra Bắc, đồng bào miền Nam đã gửi tặng Bác Hồ những kỉ vật thiêng liêng chứa dựng niềm kính yêu dành cho Người. Những món quà ý nghĩa ấy đã được Bác trân trọng, nâng niu và gìn giữ với tình cảm tha thiết “Miền Nam yêu quý luôn trong trái tim tôi”.
Hàng nghìn khách tham quan Bắc Bộ Phủ
Bắc Bộ Phủ với kiến trúc Pháp cổ cùng nhiều câu chuyện lịch sử đã thu hút hàng nghìn lượt khách đến xem trong lần đầu mở cửa.
Du lịch Ninh Bình cán đích sớm với trên 7,6 triệu lượt khách
Chỉ trong 10 tháng, tỉnh Ninh Bình đã đón trên 7,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 30,86% so với cùng kỳ và bằng 102,4% so với kế hoạch năm 2024.
Việt Nam đón trên 14,1 triệu lượt khách quốc tế 10 tháng đầu năm 2024
Theo số liệu mới đây nhất từ Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng đầu năm 2024, đã có hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế.
Thanh Hoá bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp các ngành có liên quan, chính quyền các địa phương và đội ngũ nghệ nhân dân gian, nhiều loại hình văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghệ thuật trình diễn dân gian của tỉnh đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Việc tôn vinh các di sản văn hóa phi vật thể còn mở ra cơ hội quảng bá văn hóa, du lịch cho các địa phương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.