Thu trên 2 tỷ đồng từ mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn
Chăn nuôi bò, lợn, giun quế, kết hợp với trồng cây ăn quả tạo chu kỳ khép kín trong sản xuất nhằm giảm chi phí, bảo vệ môi trường, tạo sản phẩm an toàn. Đây là cách mà ông Đỗ Văn Hoan, xã Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã quyết tâm lựa chọn để phát triển kinh tế trang trại của mình. Mỗi năm, mô hình sản xuất tuần hoàn, khép kín của ông có doanh thu trên 2 tỷ đồng.
Năm 2018, khi xã Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy có chủ trương tích tụ ruộng đất, gia đình ông Đỗ Văn Hoan, quyết định thuê 5 ha đất của một số hộ dân trong thôn để làm trang trại tổng hợp. Thông qua Hội Nông dân tín chấp, ông Hoan đã vay vốn ngân hàng để xây chuồng trại nuôi lợn theo hình thức liên kết với quy mô 1.000 con/lứa. Đồng thời, xây khu chuồng trại nuôi hơn 50 con bò thịt. Quy trình chăn nuôi lợn, bò được thực hiện theo hướng an toàn sinh học.
Nhằm giúp phân giải các chất hữu cơ từ chăn nuôi, an toàn với môi trường, ông Hoan đã tìm hiểu và tiến hành nuôi giun quế với diện tích 1.000 m2. Giun to, ông dùng làm thức ăn cho ba ba, gà, ngan giúp giảm chi phí thức ăn đầu vào, giun nhỏ bán giống cho các hộ có nhu cầu trong và ngoài huyện. Trung bình mỗi năm, gia đình ông cung cấp từ 1 đến 2 tấn giống ra thị trường.
Nguồn phân giun quế ông Hoan lại sử dụng làm nguồn phân bón cho diện tích cây ăn quả, diện tích trồng cỏ. Số còn lại ông đầu tư hệ thống máy ép phân giun quế thành dạng viên để bán cho các hộ có nhu cầu bón cho cây trồng.
Ông Đỗ Văn Hoan, Thôn Trung Hà, xã Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Mô hình sản xuất tuần hoàn, khép kín vừa làm sạch môi trường vừa giúp gia đình tôi cung cấp ra thị trường thực phẩm sạch".
Cùng với việc phát triển các mô hình chăn nuôi, ông Hoan đã trồng hơn 2.000 cây mít Thái, dừa xiêm, cam và trồng cỏ làm thức ăn nuôi bò. Nguồn phân giun quế, ông lại sử dụng bón cho các loại cây trồng. Đặc biệt, các phụ phẩm từ trái cây như mít, chuối... ông đều tận dụng làm nguồn thức ăn cho trâu, bò... Nhờ sản xuất theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, khép kín, trang trại của gia đình ông Hoan đã tạo ra các sản phẩm an toàn, được thị trường đón nhận. Trung bình mỗi năm, gia đình ông Hoan xuất chuồng gần 3.000 con lợn thịt, 50 con bò, hàng chục tấn hoa quả các loại và bán 15 tấn phân trùn quế, trừ chi phí cho lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng/năm.
Ông Cao Ngọc Đệ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn rất hiệu quả, không phải bỏ một cái gì. Đây là mô hình điểm của xã. So với mô hình khác, mô hình này kết hợp các yếu tố trong sản xuất, quay vòng tròn khép kín và nó tận dụng được tất cả các sản phẩm của nông dân trong quá trình sản xuất ".
Với những giá trị đem lại cho người dân về mặt kinh tế, môi trường, mô hình chăn nuôi trồng trọt theo hướng nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn khép kín mà ông Hoan ở Xã Cẩm Tân huyện Cẩm Thuỷ đang triển khai chính là xu thế kinh tế xanh và bền vững. Tương lai, huyện Cẩm Thuỷ cần có thêm những chính sách khuyến khích đủ mạnh để trợ lực phát triển mô hình kinh tế này.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo đạt 7%
Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,8 - 7%. Đây là nhận định của Đoàn Tham vấn và Giám sát kinh tế vĩ mô Việt Nam của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF.
Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết Thanh Hóa triển khai nhiệm vụ năm 2025
Sáng 29/11, Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết Thanh Hóa đã tổ chức tổng kết công tác đại lý năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá thăm, kết nối hội viên tháng 11/2024
Chiều 29/11, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã tổ chức chương trình thăm kết nối hội viên tháng 11/2024.
Phát triển sản phẩm OCOP khu vực miền núi Thanh Hoá
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, đến nay khu vực 11 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá đã có 122 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao, 4 sao. Việc quan tâm phát triển sản phẩm OCOP đã mở ra hướng đi mới trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao.
75% trang trại lợn quy mô lớn sản xuất theo quy trình VietGap
Với mục tiêu phát triển chăn nuôi bền vững, chăn nuôi gắn với an toàn dịch bệnh để cung ứng ra thị trường sản phẩm thịt lợn đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm, những năm gần đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi lợn theo quy trình VietGap, đem lại giá trị kinh tế cao.
1.218 tỷ đồng cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
11 tháng năm 2024, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn với lãi suất ưu đãi theo 5 lĩnh vực ưu tiên trên địa bàn tỉnh với tổng dư nợ đạt 1.218 tỷ đồng.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2024 đạt 33,44 tỷ USD, đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/11/2024 đạt hơn 681 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Nuôi gà sinh sản bằng công nghệ tự động hóa
Nhạy bén, nắm bắt thời cơ trong phát triển chăn nuôi, đầu năm 2023, ông Nguyễn Xuân Minh, ở phường Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa đã chủ động ứng dụng công nghệ tự động hóa vào sản xuất chăn nuôi gà đẻ trứng. Từ đó, giảm sức lao động, hạn chế dịch bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng, đem lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Công điện của Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Xã Hoằng Phụ dẫn đầu huyện Hoằng Hoá về xây dựng sản phẩm OCOP
Những năm qua, cùng với việc tập trung khai thác thế mạnh kinh tế biển, phát triển các ngành nghề khai thác, chế biến hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá, xã Hoằng Phụ huyện Hoằng Hóa cũng chú trọng đến việc phát triển sản phẩm OCOP, qua đó góp phần xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm và hiệu quả kinh tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.