ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Thúc đẩy xuất khẩu sang Nhật Bản ngay trong dịch Covid-19

Hội nghị giao thương trực tuyến đầu tiên trong lĩnh vực sản phẩm tiêu dùng của Việt Nam – Nhật Bản đã được tổ chức sáng nay 30/6.

30/06/2020 14:26

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm tiêu dùng sang thị trường Nhật Bản trong và sau dịch Covid-19, sáng nay (30/6), Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Vụ Thị trường Châu Á – Châu Phi, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản và Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch ASEAN, Nhật Bản (AJC) tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm tiêu dùng Việt Nam - Nhật Bản.

Gần 40 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm tiêu dùng các loại của Việt Nam và 55 cơ quan, doanh nghiệp nhập khẩu Nhật Bản đã đăng ký tham gia hội nghị. Các doanh nghiệp Việt Nam đến từ 8 tỉnh thành của Việt Nam gồm Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng, Long An và Quảng Ngãi.

Tăng cường thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm tiêu dùng sang thị trường Nhật Bản trong và sau dịch Covid-19. (Ảnh minh họa: KT)
Tăng cường thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm tiêu dùng sang thị trường Nhật Bản trong và sau dịch Covid-19. (Ảnh minh họa: KT)

Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ quảng bá, giới thiệu và chào bán tới các nhà phân phối, nhập khẩu Nhật Bản các sản phẩm đa dạng gồm: các loại rau quả (quả vải, thanh long, chuối, chanh, dừa, bưởi, sầu riêng…), sản phẩm từ hạt mắc ca, gia vị (ớt, gừng, tỏi…), thực phẩm khô (mì, miến…), bánh kẹo, đồ uống (sữa đậu nành, cà phê, nước ép trái cây, chè, nước yến...); thủy sản khô, đông lạnh và đóng hộp; tinh bột sắn, sản phẩm từ gỗ, hàng dệt may, các sản phẩm nhựa gia dụng và phục vụ ngành công nghiệp bao bì, găng tay cao su, sản phẩm phòng dịch và y tế (bio cellulose, mặt nạ phòng dịch, khẩu trang vải và khẩu trang y tế, bộ đồ bảo hộ)…

Tại hội nghị, chuyên gia Nhật Bản cập nhật tới các doanh nghiệp tham gia những hướng dẫn quan trọng về các thủ tục, quy định nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng vào Nhật Bản. Đây là hội nghị giao thương trực tuyến đầu tiên trong lĩnh vực sản phẩm tiêu dùng của Việt Nam được tổ chức với thị trường Nhật Bản.

Thông qua hội nghị giao thương này, doanh nghiệp Việt Nam và các nhà nhập khẩu Nhật Bản sẽ hiểu rõ hơn nhu cầu, năng lực của nhau, tiến tới thỏa thuận các cơ hội hợp tác xúc tiến thương mại vì lợi ích của doanh nghiệp đôi bên, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp an toàn vượt qua đại dịch, chuẩn bị sẵn lực lượng ứng phó nhanh với các diễn biến thương mại, diễn biến thị trường sau khi dịch Covid-19 kết thúc, góp phần tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản.

Thời gian qua, do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Nhật Bản, công tác xúc tiến thương mại Việt Nam – Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại nhưng Cục Xúc tiến thương mại và Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã nỗ lực hết sức để Hội nghị diễn ra, tạo dịp thiết thực cho doanh nghiệp sản phẩm tiêu dùng Việt Nam duy trì tiếp xúc, trao đổi các cơ hội kinh doanh tiềm năng với các đối tác Nhật Bản.

Trong những năm qua, Nhật Bản luôn là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Nhật Bản hiện là thị trường xuất nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam. 5 tháng đầu năm nay, theo thống kê của Hải quan Việt Nam, bất chấp dịch Covid-19, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Nhật Bản vẫn đạt 15,6 tỉ đôla Mỹ, tăng nhẹ 2,2% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật Bản đạt 7,83 tỷ USD; nhập khẩu đạt 7,77 tỷ USD. Nhật Bản cũng đứng top 4 trong số 96 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam với số vốn đầu tư đăng ký đạt 1,27 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm nay.

Cơ cấu hàng hóa của hai nước Việt Nam – Nhật Bản mang tính bổ sung, không cạnh tranh. Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu lớn nông, lâm, thủy sản, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng các loại… trong khi Việt Nam lại có lợi thế cạnh tranh lớn về các sản phẩm này. Mới đây, hơn 2 tấn vải thiều Việt Nam đã được chính thức nhập khẩu vào Nhật Bản và được người tiêu dùng tại Nhật Bản đón nhận, tiêu thụ nhanh chóng tại hệ thống siêu thị ở Tokyo, Osaka và được đánh giá cao về chất lượng.

Việt Nam và Nhật Bản đang là thành viên của ba Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương gồm: Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJFTA); Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tạo rất nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho mở rộng hợp tác giao thương giữa hai quốc gia trên nhiều lĩnh vực và đặc biệt là những triển vọng hợp tác cùng gia nhập  chuỗi cung ứng của khu vực và thế giới.

Đến nay, Việt Nam đã chứng tỏ được với quốc tế về sự thành công trong việc kiểm soát, ngăn chặn lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng. Nhiều chuyên gia dự báo, sau khi khống chế được dịch Covid-19, nhu cầu sản phẩm tiêu dùng như nông, lâm, thủy hải sản, đồ gia dụng… tại thị trường Nhật Bản sẽ tăng cao. Vì vậy, ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm tiêu dùng Việt Nam cần tích cực thúc đẩy xúc tiến thương mại sang thị trường Nhật Bản.

Bùi Hùng/VOV-Tokyo

 

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thanh Hóa phát triển được 79 chuỗi liên kết tiêu thụ rau, quả an toàn

Thanh Hóa phát triển được 79 chuỗi liên kết tiêu thụ rau, quả an toàn

08:01 , 25/05/2025

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 14.000 ha chuyên canh rau, quả an toàn.

Phòng chống nắng nóng cho đàn vật nuôi

Phòng chống nắng nóng cho đàn vật nuôi

07:56 , 25/05/2025

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, mùa hè năm 2025 tại khu vực Bắc Trung Bộ, trong đó có Thanh Hóa có khả năng xảy ra nhiều đợt năng nóng kéo dài, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp. Đây là điều kiện bất lợi làm giảm sức đề kháng, vật nuôi có thể bị chết do cảm nắng, cảm nóng, gây thiệt hại về kinh tế cho sản xuất chăn nuôi.

Nâng cao trình độ ngoại ngữ, chìa khóa hội nhập quốc tế

Nâng cao trình độ ngoại ngữ, chìa khóa hội nhập quốc tế

18:08 , 24/05/2025

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngoại ngữ đã trở thành chiếc cầu nối quan trọng, giúp mỗi cá nhân tiếp cận tri thức, nắm bắt cơ hội để hội nhập quốc tế.

Tháng 5/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh tiếp tục tăng trưởng

Tháng 5/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh tiếp tục tăng trưởng

18:05 , 24/05/2025

Theo báo cáo của Sở Công Thương, trong tháng 5/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh tiếp tục tăng trưởng. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa trong tháng ước đạt 661,093 triệu USD, tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 24% so với cùng kỳ năm 2024.

Mỗi năm, Việt Nam chi 200-300 triệu USD nhập gà đông lạnh

Mỗi năm, Việt Nam chi 200-300 triệu USD nhập gà đông lạnh

07:45 , 24/05/2025

Nhu cầu tiêu thụ thịt gà của Việt Nam tăng liên tục từ năm 2022 trở lại đây do tác động của dịch tả lợn châu Phi tới đàn lợn khiến giá thịt lợn tăng mạnh, làm thịt gà trở nên cạnh tranh hơn.

Hàng hóa qua cảng biển giữ đà tăng trưởng mạnh

Hàng hóa qua cảng biển giữ đà tăng trưởng mạnh

07:02 , 24/05/2025

Theo Cục Hàng hải và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, 5 tháng đầu năm nay, lượng hàng hóa thông quan tại các cảng biển đạt trên 370 triệu tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc cấp thêm mã vùng trồng cho sầu riêng Việt Nam

Trung Quốc cấp thêm mã vùng trồng cho sầu riêng Việt Nam

06:30 , 24/05/2025

Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam. Thông tin này được công bố trong thời điểm mùa vụ sầu riêng tại Tây Nguyên đang cận kề, mở ra kỳ vọng lớn cho mục tiêu xuất khẩu 3,5 tỉ USD trong năm 2025.

Giá gạo  xuất khẩu giảm mạnh

Giá gạo xuất khẩu giảm mạnh

06:10 , 24/05/2025

Dù lượng gạo xuất khẩu tăng, nhưng giá gạo của Việt Nam đã giảm 19,8% so với cùng kỳ năm 2024.

Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

06:00 , 24/05/2025

Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025. Đồng thời, coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, đánh giá cán bộ, nếu không hoàn thành thì phải kiểm điểm, xử lý.

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng tuần hoàn, hữu cơ, sinh thái

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng tuần hoàn, hữu cơ, sinh thái

21:20 , 23/05/2025

Sáng 23/5, tại huyện Nga Sơn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề "Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng tuần hoàn, hữu cơ, sinh thái trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa".