Thực phẩm biến đổi gen từ góc nhìn khoa học
Kể từ khi các nhà khoa học bắt đầu thử nghiệm các loại giống cây trồng biến đổi gen (BĐG) vào những năm 1980, ý tưởng về việc đưa thêm các DNA đã trở thành một trong các chủ đề gây tranh cãi nhất, cho đến tận hôm nay.
Một số người cho rằng BĐG trên cây trồng và động vật là một thành tựu công nghệ đột phá của loài người. Nhưng với một số người BĐG là “ác mộng” của khoa học, tạo ra thực phẩm độc hại, tiềm ẩn nguy hại với sức khỏe con người và môi trường.
Tính an toàn của Thực phẩm Biến đổi gen có lẽ là một trong các chủ đề gây tranh cãi trên toàn cầu và là một chủ đề nóng được công chúng quan tâm trong thời gian gần đây. Thực tế nhiều khảo sát cho thấy, có một khoảng cách đáng kể giữa các khía cạnh khoa học của chủ đề này với quan điểm của công chúng. Dưới đây là nội dung phỏng vấn với Tiến sĩ - Bác sĩ Trương Hồng Sơn về những nhầm lẫn thường gặp về thực phẩm BĐG và sự thật dưới góc nhìn khoa học:
![]() |
Thứ nhất, biến đổi gen là một kỹ thuật mới và thực phẩm BĐG chỉ mới xuất hiện?
Trên thực tế, con người trong quá trình canh tác từ hàng nghìn năm nay đều cải tiến, lai tạo để tạo ra các tính trạng tốt cho cây trồng. Các tính trạng đó có thể cho sản phẩm có năng suất cao hơn, nhiều dinh dưỡng hơn, có mùi vị ngon hơn… Các phương pháp như lai giống tự nhiên, lai giống có chọn lọc, lai chéo, đột biến gen là một số kỹ thuật chúng ta thường nghe.
Sự tiến bộ của khoa học ngày càng giúp con người rút ngắn được thời gian lai tạo một giống mới và cho ra các tính trạng mong muốn một cách chuẩn xác hơn. Biến đổi gen được xem là kỹ thuật lai tạo tiến bộ nhất hiện nay khi nó cho phép con người có thể đưa vào chính xác và nhanh chóng các đặc tính mong muốn trên cây trồng (như chống chịu thuốc trừ cỏ hay kháng sâu). Được biết trong thời gian tới, các nhà khoa học có thể tiếp tục phát triển các kỹ thuật mới như chỉnh sửa gen, tắt gen…
Vì thế biến đổi gen là sự nâng cao của các kỹ thuật lai tạo giống hiện tại, đây là kỹ thuật mới nhưng không phải là dị biệt. Trên thực tế, thực phẩm chúng ta đang ăn hiện nay, gần như không có thực phẩm nào từ các giống cây nào là thuần chủng. Chúng đã được “biến đổi gen” bằng các kỹ thuật khác nhau để phù hợp hơn với điều kiện môi trường và nhu cầu của người tiêu dùng.
![]() |
Thực phẩm biến đổi gen là không an toàn?
Cho tới nay chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng minh được điều này. Ngược lại, thực phẩm biến đổi gen là thực phẩm được khảo nghiệm, nghiên cứu về tính an toàn nghiêm ngặt nhất trong tất cả các loại thực phẩm khác. Lịch sử hơn 30 năm nghiên cứu với khoảng 2000 đánh giá khoa học độc lập trên toàn cầu, cho tới nay thực phẩm biến đổi gen được khẳng định là an toàn tương đương như các loại thực phẩm thông thường khác.
Cộng đồng khoa học – y khoa quốc tế, trong đó có Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Nông lương của Liên Hơp Quốc (FAO), và Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (AMA) đã kiểm tra tính an toàn đối với sức khỏe và an toàn môi trường của cây trồng BĐG và kết luận những bằng chứng cho đến thời điểm này chứng minh thực phẩm này là an toàn cho con người và động vật.
Thực phẩm BĐG không giàu dinh dưỡng như thực phẩm thông thường?
Cần nhắc lại kỹ thuật biến đổi gen được thực hiện để tác động và tạo ra các tính trạng có lợi cho cây trồng, ví dụ giảm nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu, chống chịu thuốc trừ cỏ và từ đó tăng sản lượng cho cây trồng. Kỹ thuật biến đổi gen không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
Báo cáo của Học viện Quốc gia Hoa Kỳ về Khoa học, Kỹ thuật và Y học (The National Academies of Science, Engineering and Medicine- NAS) năm 2016 và nghiên cứu của Cơ quan An toàn Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) khẳng định: thực phẩm biến đổi gen có giá trị dinh dưỡng tương đương với thực phẩm cùng loại không bị biến đổi gen.
Thậm chí, thực phẩm biến đổi gen với các tính trạng đặc biệt còn cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng hơn so với thực phẩm cùng loại ví dụ như gạo vàng biến đổi gen…
Thực phẩm BĐG sẽ làm thay đổi hệ gen (DNA) của con người?
Đa số các thực phẩm chúng ta ăn ngày nay, cho dù là thực phẩm được nấu chín, hay chế biến sẵn, đều có chứa các gen (DNA). Các gen này khi đi vào hệ tiêu hóa sẽ bị phá vỡ thành các đoạn nhỏ hơn, sẽ được tiêu hóa giống như protein từ thịt, cá, và không gây ảnh hưởng gì lên hệ gen của con người cả. Con người thường xuyên ăn gen của các loại động thực vật khác.
Đa số các tế bào của loại động thực vật có có thể chứa khoảng 30.000 gen khác nhau, thực phẩm BĐG chỉ có thêm từ 1-10 gen nữa trong tế bào mà thôi. Và các gen trong thực phẩm BĐG cũng tương tự như trong thực phẩm không BĐG.
Lợi ích của thực phẩm biến đổi gen có đang bị phóng đại? Chúng ta vẫn có thể đảm bảo an ninh lương thực mà không cần thực phẩm biến đổi gen?
Không có một công cụ riêng lẻ nào có thể đảm bảo và giải quyết vấn đề an ninh lương thực – biến đổi gen cũng như vậy – đây chỉ là một trong các giải pháp mà các nhà khoa học đang tạo ra để giúp nông dân sản xuất được nhiều lương thực hơn trên diện tích canh tác sẵn có, hạn chế việc thất thoát lương thực do sâu hại và cỏ dại tấn công.
Chúng ta cần phải thừa nhận rằng, với sự xuất hiện của công nghệ này, 20 năm qua, ngành nông nghiệp đã có thêm gần 400 triệu tấn lương thực gia tăng được tạo ra trên toàn cầu. Người ta tính rằng, lượng gia tăng đó tương đương với việc mỗi người trên thế giới có thêm 99 hộp ngũ cốc, 125 phần đậu tương, 14 chai dầu ăn 500ml.
Tiến sĩ-Bác sĩ Trương Hồng Sơn
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư, nâng cao hiệu quả điều trị
Ung thư là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, số ca mắc mới và tử vong do ung thư không ngừng gia tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Song, một điểm sáng trong cuộc chiến chống ung thư chính là việc sàng lọc và phát hiện sớm có nhiều khả năng điều trị thành công cao hơn, giảm tỉ lệ tử vong, bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ người bệnh.

Tổ chức tốt cấp cứu, khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Y tế các bộ, ngành về việc bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Nguy hại từ trào lưu uống nước chanh liều cao
Thời gian gần đây, trào lưu uống nước cốt chanh liều cao vào buổi sáng khi bụng đói để thanh lọc cơ thể, thải độc và chữa bệnh đang lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội và nhiều người làm theo. Nhiều video, hình ảnh, bình luận chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, hướng dẫn mọi người cách uống nước cốt chanh, uống thật nhiều, uống liều cao với niềm tin có thể "tiêu tan" mọi loại bệnh. Liệu trào lưu này có thực sự tốt cho sức khỏe? Và để làm rõ vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Quang Trung, Phó Trưởng Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá.

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX ngày 28/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.

Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được
Tuần lễ Tiêm chủng thế giới năm nay diễn ra từ ngày 24/4 đến 30/4/2025 với khẩu hiệu "Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được". Mục tiêu hướng đến việc ngày càng nhiều trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và cộng đồng được bảo vệ khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.

Yêu cầu rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc tại các bệnh viện
Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu các bệnh viện rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có các sản phẩm không phải là thuốc để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý theo quy định.

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng
Tình hình nóng gay gắt với nền nhiệt cao khiến cho các loại thực phẩm rất dễ bị hư hỏng, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho học sinh. Vì vậy, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cải tạo cơ sở vật chất, điều chỉnh lịch bán trú để phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ
Hiện đang là thời gian cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng và các bệnh về tiêu hoá… Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè, không để lây lan, bùng phát trong nhà trường.

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Để tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, trên cơ sở đề xuất nhu cầu vaccine, phạm vi triển khai chiến dịch vaccine phòng, chống dịch sởi của các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Theo đó, tiếp tục mở rộng đối tượng, tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng.

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực
Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), nền tảng TikTok cùng Hệ sinh thái Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm cùng nhau xây dựng mạng lưới thông tin y tế chuẩn khoa học, đáng tin cậy và dễ tiếp cận vì sức khỏe cộng đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.