Tín hiệu tích cực từ đơn hàng xuất khẩu ngành dệt may
Dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự linh hoạt trong việc kết nối, tìm kiếm đơn hàng của các doanh nghiệp dệt may, quý 1 năm 2024 ngành may Thanh Hóa ghi nhận những tín hiệu tích cực từ các đơn hàng xuất khẩu.
Những tháng đầu năm 2024, Công ty Sakurai Việt Nam tại Khu Công nghiệp Lễ Môn, thành phố Thanh Hóa đã có thêm nhiều khách hàng mới, đơn hàng mới xuất khẩu sang các thị trường lớn như: Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc…Hiện, sản phẩm may mặc của công ty đã xuất khẩu đi hơn 20 quốc gia trên thế giới. Trong quý 1/2024, công ty sản xuất được gần 19 triệu sản phẩm.

Ông Kimura Masanori, Trợ lý Phó Tổng giám đốc Công ty Sakurai Việt Nam
Ông Kimura Masanori, Trợ lý Phó Tổng giám đốc Công ty Sakurai Việt Nam cho biết: "Phải nói là thời gian qua ngành dệt may gặp rất nhiều khó khăn và không có cách nào khác là chúng ta phải nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, việc sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường là hướng đi bền vững. Hiện công ty chúng tôi đã có đơn hàng đảm bảo cho 12 nghìn công nhân sản xuất đến hết năm 2024, chúng tôi còn mở rộng và đưa vào hoạt động thêm nhà máy tại Khu công nghiệp Hoằng Long, huyện Hoằng Hóa để đảm bảo các đơn hàng cho các đối tác".
Nếu như trước đây, công ty TNHH may Vạn Lợi, huyện Nông Cống chỉ chuyên sản xuất hàng Âu, Mỹ thì những tháng đầu năm 2024 này 100% hàng hóa của công ty đều được xuất khẩu đi Nhật Bản. Hiện, mỗi ngày hơn 700 công nhân của công ty sản xuất được hơn 8.400 sản phẩm quần áo sơ mi và vest.

Ông Nguyễn Văn Nam, Giám đốc Công ty TNHH May xuất nhập khẩu Vạn Lợi, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Mỗi khách hàng có yêu cầu khác nhau, khách hàng Nhật thì lưu trình một sản phẩm thông qua kiểm trên chuyền, kiểm 1, kiểm 2 của nhà máy, rồi qua kiểm 4 của đối tác, như vậy 1 sản phẩm bên mình qua 4 công đoạn kiểm tra và 100% các sản phẩm đều phải kiểm tra hết".
Theo báo cáo của Sở Công thương tỉnh Thanh Hóa, lũy kế xuất khẩu quý 1 năm 2024 ước đạt 1.575,5 triệu USD tăng 60,5% so với cùng kỳ và bằng 26,3% so với kế hoạch năm. Đáng chú ý, trong quý 1, ngành may mặc xuất khẩu đạt 91 triệu 387 nghìn sản phẩm, tăng 17,8% so với cùng kỳ; Từ con số trên cho thấy xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2024 của ngành may mặc có nhiều dấu hiệu phục hồi so với cùng kỳ. Điều đó để thấy rằng trong bối cảnh thương mại toàn cầu suy giảm, bên cạnh các thị trường truyền thống, nhiều doanh nghiệp may xuất khẩu của tỉnh đã linh hoạt chuyển sang các thị trường có sự phục hồi tốt như Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, hay các thị trường mới, còn nhiều dư địa, như châu Phi, Nam Mỹ, Đông Âu, Bắc Âu,.. Đây cũng là chiến lược xúc tiến của ngành công thương và nhiều doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong năm nay.

Ông Phạm Duy Giáp, Giám đốc Chi nhánh May Delta Hậu Lộc 1, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Năm 2024, ngoài 1 số thị trường truyền thống như Mỹ EU, chúng tôi quan tâm nhiều hơn đến thị trường Hàn, Nhật, thị trường tiềm năng còn dự địa để phát triển. Chúng tôi đặt ra 1 số yêu cầu với bộ phận phát triển, kinh doanh liên tục tìm kiếm thực hiện yêu cầu của đối tác để mở rộng thêm thị phần tại thị trường Hàn Quốc. Dù còn khó khăn nhưng năm 2024 chúng tôi mạnh dạn đặt mục tiêu tăng trưởng 20%".
Ông Trần Công Tuệ, Giám đốc Công Ty TNHH Sản xuất DV &TM Trường Phát, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Năm 2024 lượng hàng chúng tôi sẽ dự kiến tăng trưởng từ 30-40 và nó phụ thuộc vào số lượng công nhân tuyển thêm, chúng tôi đang xây dựng nhà máy mới tại Minh Nghĩa, Nông Cống, sản lượng dự kiến 5 triệu sản phẩm, hết quý 2 chúng tôi tuyển 500 công nhân và quý 4 chúng tôi sẽ full năng lực ở nhà máy đó".

Thanh Hóa hiện có hơn 300 doanh nghiệp sản xuất trong ngành may mặc. Dù thị trường những tháng đầu năm có tín hiệu khả quan, tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn phía trước đối hoạt động xuất khẩu, do đó các doanh nghiệp phải thường xuyên bám sát diễn biến của thị trường, có các giải pháp ứng phó linh hoạt để duy trì, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng hành cùng doanh nghiệp, ngành Công thương đang triển khai các giải pháp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại đã ký kết để khai thác mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nguyễn Xuân Thắng, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập khẩu, Sở Công thương tỉnh Thanh Hóa
Nguyễn Xuân Thắng, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập khẩu, Sở Công thương tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Sở Công thương là cơ quan thường trực của ban chỉ đạo phát triển kinh tế quốc tế, sẽ tham mưu cho UBND tỉnh cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tuyên truyền hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp qua thương vụ Việt Nam, tại các nước và hỗ trợ doanh nghiệp để phát triển thương mại điện tử cho đơn vị mình".

Có thể thấy, đứng trước nhiều khó khăn, thách thức nhưng các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu tỉnh Thanh Hóa đã nhạy bén trong việc giữ chân khách hàng cũ, tìm kiếm, khai thác thêm nhiều thị trường mới để xuất khẩu, ổn định sản xuất kinh doanh. Đây chính là tiền đề để ngành may mặc Thanh Hóa hoàn thành mục tiêu sản xuất khoảng 530 triệu sản phẩm trong năm 2024.

Doanh nghiệp nhôm, thép trước rủi ro “gánh” thuế
Việc Mỹ áp thuế 25% đối với nhôm và thép nhập khẩu, đang tác động đến các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động xuất khẩu sang Mỹ. Điều này, làm tăng thêm gánh nặng thuế, nhưng cũng tạo áp lực để doanh nghiệp phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Vốn FDI tăng mạnh thúc đẩy nhu cầu thuê đất khu công nghiệp
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong tháng 1 cả nước thu hút được khoảng 4,3 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư nước ngoài, tăng gần 47% so với cùng kỳ năm 2024. Vốn FDI tăng mạnh là yếu tố thúc đẩy nhu cầu thuê đất và các sản phẩm tại các khu công nghiệp.

Phấn đấu giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt 100 triệu USD
Những năm qua, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường phối hợp, quản lý, cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC cho rừng trồng. Đây là hướng đi bền vững để gỗ Thanh Hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch vào thị trường quốc tế.

Phát triển ổn định vùng kinh doanh rừng gỗ lớn 56.000 ha
Thực hiện mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Thanh hóa phát triển ổn định vùng kinh doanh gỗ lớn quy mô khoảng 56.000 ha, đáp ứng nhu cầu gỗ lớn phục vụ chế biến sâu và xuất khẩu, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành chức năng và UBND các huyện triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp từ quy hoạch đến tổ chức trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến lâm sản. Tuyên truyền vận động Nhân dân huy động mọi nguồn lực xã hội cho công tác phát triển kinh doanh rừng gỗ lớn.

Nhiều thách thức của ngành ngân hàng trong năm 2025
Năm 2025, với những diễn biến khó lường từ bên ngoài, cộng với những yếu tố nội tại, ngành ngân hàng phải đối mặt với 3 thách thức không dễ dàng hóa giải, đó là: lãi suất, thanh khoản và nợ xấu...

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành công điện số 16 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. Mục tiêu là giải ngân vốn đầu tư công cao nhất (trên 95%).

Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá thăm và làm việc với doanh nghiệp hội viên
Chiều ngày 19/2, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã tổ chức chương trình thăm và làm việc với doanh nghiệp hội viên. Hiệp hội đã đến thăm và làm việc với 2 doanh nghiệp hội viên là Công ty cổ phần Thương mại xây dựng Thái Long và công ty TNHH Tuấn Hùng, hoạt động tại cụm công nghiệp Đông Tiến, thị trấn Rừng Thông.

Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Kết quả khảo sát các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản cho thấy, nhiều doanh nghiệp tiếp tục kỳ vọng vào kết quả kinh doanh năm 2025 khả quan.

Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Mặc dù kinh tế toàn cầu còn nhiều thách thức, Việt Nam vẫn có cơ hội tăng trưởng cao, nếu cải cách hiệu quả và đầu tư vào các động lực tăng trưởng mới.

Ngành dệt may Thanh Hóa trước biến động thương mại toàn cầu
Căng thẳng thương mại toàn cầu đang có những tác động khác nhau đến nhiều ngành hàng xuất khẩu. Trong đó, dệt may là lĩnh vực được đánh giá là có cả cơ hội và thách thức từ sự biến động của thị trường thế giới. Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang chủ động bám sát diễn biến trong, ngoài nước, xây dựng các kịch bản tăng trưởng và giải pháp ứng phó tình huống để có phản ứng kịp thời trước những biến động của thương mại thế giới.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.